• Zalo

Rớt nước mắt chờ thưởng Tết

Thời sựThứ Tư, 30/01/2013 06:04:00 +07:00Google News

(VTC News) - Năm hết Tết đến, người lao động ngoài tiền lương tháng, còn mong vào tiền thưởng, nhưng mọi chuyện không như ý muốn.

(VTC News) - Năm hết Tết đến, người lao động làm việc ngoài tiền lương tháng, còn mong vào tiền thưởng, nhưng mọi chuyện không như ý muốn.

Không như những năm trước, năm 2012 do tình hình kinh tế thế giới và Việt

Nam
có nhiều biến đổi, theo chiều hướng xấu khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, phá sản. Kéo theo đó là những hệ lụy cho công nhân - những người trực tiếp hay gián tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa.

Làm 6 năm, thưởng 1 tháng

Anh Nguyễn Thanh Tân (SN1970, quê Thừa Thiên Huế) là lao động chính trong gia đình. Anh Tân làm công nhân cho một công ty giày tư nhân đóng trên địa bàn quận Bình Tân (TP.HCM)đã được 6 năm nay.

Do thời điểm cuối năm, lượng hàng cam kết với đối tác cần làm gấp nên công ty tăng cường làm thêm vào ban đêm. Anh Tân được xếp vào ca từ 10h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Do công ty không cấp chế độ ăn đêm nên anh phải nấu cơm ở nhà rồi mang đến công ty. Theo anh Tân, một phần ăn đỡ ngán, phần tiết kiệm được đồng nào đỡ đồng nấy.

Hỏi về tiền thưởng Tết Nguyên đán sắp tới, giọng anh Tân trầm xuống: “Tôi làm ở công ty đã được 6 năm rồi nhưng năm nay nghe thông báo thưởng Tết chỉ được vỏn vẹn 1 tháng lương. Điều này khiến tôi buồn nhưng biết làm sao khi tất cđều khó khăn". 

Thu nhập của anh cộng lại tất cả các khoản được trên dưới 3 triệu đồng/tháng. Hiện anh Tân đang cùng vợ mới sinh con thuê nhà trọ trên đường Tên Lửa (Q.Bình Tân) với giá 1,5 triệu đồng/ tháng, chưa kể các chi phí khác. 

Chồng làm đêm, vợ ở nhà chăm con mới sanh. Tết nay vợ chồng anh chị Tân không về quê mà ở lại TPHCM để giảm bớt chi phí chi tiêu, trả nợ nần.
Ảnh: Phan Cường 

Vợ anh, chị Trần Thị Mỹ Hạnh làm công nhân ở Công ty Pou Yuen gần đó. Chị Hạnh được nghỉ thai sản 4 tháng nhưng do cần tiền chị bàn với chồng gửi con ở nhà nhờ người hàng xóm chăm sóc để rảnh tay đi làm thêm.

“Tiền nhà trọ năm 2013 chủ nhà tăng thêm 100 ngàn đồng/tháng. Tiền nước, tiền điện cũng tăng lên khiến chúng tôi lo lắng nhiều. Tiền sữa uống, tã lót, vật dụng cho bé cũng tốn kém đáng kể. Chưa nói những lúc bé bệnh, hai vợ chồng xin nhau nghỉ phép luân phiên để chăm bé”. – chị Hạnh tâm sự.

Để hạn chế tiền bạc tốn kém, năm nay vợ chồng anh Tân quyết định không về quê ăn Tết. Lý do anh chị Tân đưa ra là số tiền chi cho xe cộ rất nhiều, cộng với tâm lý đã về quê thì phải có tiền tiêu xài, ăn chơi, lì xì trong ba bữa Tết, chứ về mà trong túi không có gì thì biết nói chuyện với ai.

Nợ lương kéo dài, nói  gì đến thưởng

Trường hợp vợ chồng anh Tân nói trên cũng còn may mắn khi công việc ổn định, có tiền thưởng Tết, dù không nhiều. Trong khi, hàng chục lao động trên huyện Hóc Môn lại đang lao đao.

Trước khi ngừng hoạt động, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đại Thắng Lợi VNC (tại địa chỉ số 5/19 ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn,TPHCM) viết cam kết trả hết lương nợ cho gần 40 lao động. Tuy nhiên, nhiều lần hẹn trả nợ nhưng khi công ty đóng cửa, giám đốc dây dưa trả nợ do chưa có nguồn thu.

Trước đó, vào những ngày cuối tháng 12/2012, gần trăm công nhân và người nhà kéo đến “bao vây” quanh công ty để đòi nợ lương. H thay phiên nhau ăn nằm ngủ nghỉ tại chỗ, suốt đêm đến sáng để đòi nợ, lo sợ công ty tẩu tán tài sản.

Chị Phạm Thị Hồng (SN 1987, ngụ Q.Gò Vấp) với ánh mắt quầng thâm, gương mặt hốc hác do thiếu ngủ, buồn bã nói: “Chắc năm nay tôi ở nhà, không biết đi đâu vì trong túi không có tiền lấy đâu mà tiêu xài”. 

 Mong muốn cuối năm có tiền lương thưởng để ăn Tết cổ truyền nhưng nhiều công nhân đã thất vọng do công ty phá sản, giám đốc dây dưa trả nợ lương. 
Ảnh: Hạnh Phương

Bi đát nhất là anh Lê Hoài Di (ngụ Hóc Môn) nhà nghèo, vợ con nheo nhóc, anh lại là lao động chính trong gia đình. Tiền lương dành dụm không dám tiêu xài nhưng vì tin tưởng chủ nên anh đã lấy số tiền 9 triệu đồng cho ông giám đốc mượn. Hai bên có viết giấy vay nợ, có mộc đỏ và chữ ký của giám đốc công ty, ngày hẹn trả ngày 20 rồi đến ngày 24, 27/12/2012 nhưng mọi chuyện lại kéo dài khiến anh thất vọng.

Bé Huỳnh Bích Phượng (SN 2000, ngụ Hóc Môn) - lao động nhỏ tuổi nhất trong nhóm cũng có mặt trong những buổi “nằm đường” để chờ lương. Em cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em nghỉ học sớm, xin vào làm việc tại công ty Đại Thắng Lợi được 2 tháng. Em làm từ sáng sớm đến 8 giờ tối mới nghỉ việc. Dự định cuối năm có tiền lương, thưởng phụ giúp gia đình, nhưng sự việc xảy ra khiến em lo âu, buồn bã. 

Trong số gần 40 người làm công nhân tại công ty Đại Thắng Lợi, đa phần là người dân tỉnh lẻ như Quảng Nam, Kiên Giang, Bình Thuận…  Có được việc làm thì trông mong vào đồng tiền lương ít ỏi để trả tiền nhà trọ, chi tiêu cá nhân, chuẩn bị cho việc ăn Tết Qúy Tỵ thế nhưng với “sự cố” xảy ra khiến họ thật sự hụt hẫng. Choáng váng hơn khi họ không có một tấm giấy lận lưng như hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, y tế…

Dù mới đây, công ty đã trả nợ lương cho công nhân. Vậy nhưng họ lại đang thất nghiệp. "Lo cho tiêu, trang trải cuộc sống chưa đủ, nói gì đến một cái tết ngọt ngào", nhiều công nhân chia sẻ.

Tính đến cuối năm 2012, toàn TP Hải Phòng có trên 800 doanh nghiệp (DN) phải ngừng hoạt động, trên 1000 DN tạm đóng mã số thuế, số lao động mất việc tăng, với gần 9.000 lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp thuộc các ngành da giầy, may mặc, đóng tàu, điện tử, sản xuất thép, vật liệu xây dựng ... tăng 172% so với năm 2011.Chính vì vậy, năm nay nhiều người lao độngở Hải Phòng không được thưởng tết.

*Tại Đà Nẵng, tuy tiền thưởng Tết ổn định, nhưng chênh lệch giữa công nhân và quản lý vẫn ở mức cao. Và mức thưởng vẫn chưa đảm bảo khiến đời sống người công nhân gặp không ít khó khăn, nhất là vào dịp Tết. Chị Trần Thị Hà (quê Quảng Nam), công nhân nhà máy  tại khu công nghiệp Hòa Khánh cho biết: “Thưởng Tết năm nay cũng như năm ngoái là một tháng lương. Tuy nhiên, thu nhập trong năm 2011 cao hơn, nên thưởng Tết năm 2012 nhiều hơn.  Nếu so ra số tiền 2 triệu đồng thưởng Tết chỉ bằng 2/3 so với năm ngoái, nên trước giá cả tăng cao như hiện nay khiến chi tiêu gặp khó khăn hơn, nhất là trong và sau Tết. Nhưng tụi em cũng không lấy làm buồn lắm, vì cũng còn có thưởng Tết, chứ như công nhân phía nam, chỉ có vài trăm nghìn, thậm chí là không có cả thưởng Tết, hoặc thưởng bằnì lao động sản phẩm.

M.Khang-B.Lân

Phan Cường

Bình luận