Chủ tịch CLB Bayern Munich, Karl HeinzRmeige từng chỉ trích cựu Tổng giám đốc Juventus, Luciano Moggi là mafia.
Tuyệt chiêu vụ Di Stefano
Real Madrid đang bị điều tra về nguồn tiền dùng để mua Gareth Bale với giá kỷ lục thế giới (100 triệu euro). Điều này cũng xảy ra tương tự như khi Real mua Cristiano Ronaldo năm 2009 (94 triệu euro).
Mỗi lần Real lập kỷ lục chuyển nhượng của chính mình trong mùa giải hoặc kỷ lục của thế giới (trước đây là Luis Figo, Zinedine Zidane, Ronaldo, Kaka…) thì y như rằng các cuộc điều tra lại nổ ra vì tại sao một CLB nợ hơn 300 triệu euro lại có khả năng chi tiền khủng mua siêu sao?
Đích thị, Real Madrid là một CLB có nội lực bí ẩn ghê gớm mà giới trong nghề hay gọi đùa là theo kiểu mafia! Thật vậy, hơn nửa thế kỷ trước, siêu sao Alfredo Di Stefano đã được Barcelona mua từ một CLB Nam Mỹ, nhưng khi đến phi trường tại Tây Ban Nha thì Di Stefano lại trở thành người của Real. Không là mafia thì còn là gì nữa (!).
Không sợ vỡ nợ
Mãi đến gần đây, mới có một vị Thủ tướng Tây Ban Nha ủng hộ Barcelona, còn trước đó toàn bộ đều yêu mến Real. Trên sân Bernabeu, Chủ tịch Florentino Perez thường xuyên ngồi cạnh những nhân vật tai to mặt lớn của chính quyền cùng những doanh nhân cỡ bự tại xứ đấu bò.
Tài ngoại giao của Perez, tiếng tăm của Real và sự hậu thuẫn của Hoàng gia TBN có tác dụng rất rõ rệt: Mỗi khi Real cần là họ sẽ có tiền mua siêu sao. Mùa hè vừa qua, chúng ta đã thấy cú chuyển nhượng kinh thiên động địa của “Kền kền trắng” mang tên Gareth Bale.
Gần 1 tỷ euro để mua Figo, Zidane, Ronaldo, Beckham, Robinho, Owen, Kaka, C.Ronaldo, Benzema, Alonso, Bale, Isco, Illarramendi… lấy ở đâu ra? Chẳng phải từ túi tiền riêng của Perez (đời nào doanh nhân này dại thế!) mà từ các ngân hàng lớn tại đất nước nằm trên bán đảo Iberia này.
Nhiều đội bóng khác mượn tiền khó, riêng Real mượn rất dễ, thậm chí kẻ cho mượn còn lấy làm “vinh dự” vì được cho “Đội bóng số 1 thế kỷ XX” mượn hàng chục triệu euro. Barca cũng là đội lớn, nhưng thuộc vùng đất đòi tự trị Catalonia, tất nhiên nghịch ý chính quyền. Barca muốn mua siêu sao khó hơn Real nhiều và chắc chắn không thể mua hàng loạt vì không có nguồn?
Và, Barca cũng không được bán một mảnh đất giá trị thấp với giá hơn 400 triệu USD để giảm nợ, như Real đã làm cách đây 8 năm.
Đó là lý do Real dù nợ nhiều đến đâu cũng không sợ… vỡ nợ (!).
Nhiều chiêu trò Mafia
Real và Barca tiếp tục tận dụng triệt để vai trò ông lớn khi thành công với vụ bản quyền truyền hình trị giá 110 triệu bảng. Doanh thu của 2 đội này gấp 6 lần 18 CLB còn lại của La Liga, riêng số tiền thu về từ bản quyền truyền hình gấp 4 lần. Cá lớn nuốt cá bé, Real và Barca lý luận: La Liga chỉ đáng xem khi có mặt 1 trong 2 đội này trong các cuộc tranh tài.
Các đội bóng lớn cũng như các doanh nghiệp lớn, hoạt động dựa trên quy luật chung của thương trường: Không có ai có nguồn vốn quá lớn, chỉ có nguồn vốn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động, phần vốn còn lại là vay mượn. Đồng tiền được luân chuyển liên tục, nguồn vốn cũng vậy, đó là nguyên tắc cơ bản về hoạt động kinh tế. Mỗi khi các ngân hàng cho một đội bóng vay số tiền lớn, hẳn họ phải tìm hiểu kỹ xem con nợ có khả năng chi trả hay không, tài sản thế chấp gồm những gì.
Không thể có chuyện làm bừa, làm ẩu mà cả bên cho mượn lẫn bên được mượn đều có nguy cơ phá sản cao.
Giáo sư Keith Hammer thuộc Trường Đại học kinh tế Liverpool (Anh) phân tích: “CLB bóng đá thực chất cũng là một doanh nghiệp hoạt động có kiểm soát chặt chẽ. Không thể có chuyện một ông chủ đội bóng tự tung tự tác dẫn đến phá sản một đội bóng, nhất là đội lớn.
Hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế lẫn nhau, các thành viên trong Ban giám đốc sẽ kiểm soát nhau, giữ cho đội bóng bình ổn tối đa trong khả năng cho phép. Làm ăn lớn cần vốn lớn, nợ nhiều là tất yếu. Phá sản chỉ xảy ra khi hàng loạt ngân hàng, đội bóng cùng sụp một lúc”.
Real còn sống khỏe nhờ sự hậu thuẫn đến mức vô lý của chính quyền như chuyện Hội đồng thành phố Madrid mua lại sân tập Ciudad được hơn 300 triệu USD (giá bán cao gấp… 5.000 lần giá mua) năm 2001. Hoặc chuyện Perez bị đồn có quan hệ với một loạt tay anh chị trong thế giới ngầm tại Tây Ban Nha, để khi không nói chuyện bằng miệng được với một đối tác nào đó thì sẽ dùng đến “tay chân”, nói chung là giá nào cũng phải thành công (!).
Đó chính là lý do vì sao Real (CLB kiếm tiền giỏi nhất thế giới, kinh doanh giỏi nhất) lại bị xem là đội bóng “mafia”.
Thực chất, cả Juve lẫn Bayern đều thường xuyên bị gọi là mafia vì những trò tiểu xảo trong chuyển nhượng và tài chính. Tuy vậy, nếu xét “trình mafia” có lẽ cả hai đều không thể bì với Florentino Perez và Real Madrid.
Tuyệt chiêu vụ Di Stefano
Real Madrid đang bị điều tra về nguồn tiền dùng để mua Gareth Bale với giá kỷ lục thế giới (100 triệu euro). Điều này cũng xảy ra tương tự như khi Real mua Cristiano Ronaldo năm 2009 (94 triệu euro).
Mỗi lần Real lập kỷ lục chuyển nhượng của chính mình trong mùa giải hoặc kỷ lục của thế giới (trước đây là Luis Figo, Zinedine Zidane, Ronaldo, Kaka…) thì y như rằng các cuộc điều tra lại nổ ra vì tại sao một CLB nợ hơn 300 triệu euro lại có khả năng chi tiền khủng mua siêu sao?
Gareth Bale trở thành cầu thủ đắt nhất thế giới |
Đích thị, Real Madrid là một CLB có nội lực bí ẩn ghê gớm mà giới trong nghề hay gọi đùa là theo kiểu mafia! Thật vậy, hơn nửa thế kỷ trước, siêu sao Alfredo Di Stefano đã được Barcelona mua từ một CLB Nam Mỹ, nhưng khi đến phi trường tại Tây Ban Nha thì Di Stefano lại trở thành người của Real. Không là mafia thì còn là gì nữa (!).
Không sợ vỡ nợ
Mãi đến gần đây, mới có một vị Thủ tướng Tây Ban Nha ủng hộ Barcelona, còn trước đó toàn bộ đều yêu mến Real. Trên sân Bernabeu, Chủ tịch Florentino Perez thường xuyên ngồi cạnh những nhân vật tai to mặt lớn của chính quyền cùng những doanh nhân cỡ bự tại xứ đấu bò.
Tài ngoại giao của Perez, tiếng tăm của Real và sự hậu thuẫn của Hoàng gia TBN có tác dụng rất rõ rệt: Mỗi khi Real cần là họ sẽ có tiền mua siêu sao. Mùa hè vừa qua, chúng ta đã thấy cú chuyển nhượng kinh thiên động địa của “Kền kền trắng” mang tên Gareth Bale.
Gần 1 tỷ euro để mua Figo, Zidane, Ronaldo, Beckham, Robinho, Owen, Kaka, C.Ronaldo, Benzema, Alonso, Bale, Isco, Illarramendi… lấy ở đâu ra? Chẳng phải từ túi tiền riêng của Perez (đời nào doanh nhân này dại thế!) mà từ các ngân hàng lớn tại đất nước nằm trên bán đảo Iberia này.
Real Madrid luôn sở hữu những ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới |
Nhiều đội bóng khác mượn tiền khó, riêng Real mượn rất dễ, thậm chí kẻ cho mượn còn lấy làm “vinh dự” vì được cho “Đội bóng số 1 thế kỷ XX” mượn hàng chục triệu euro. Barca cũng là đội lớn, nhưng thuộc vùng đất đòi tự trị Catalonia, tất nhiên nghịch ý chính quyền. Barca muốn mua siêu sao khó hơn Real nhiều và chắc chắn không thể mua hàng loạt vì không có nguồn?
Và, Barca cũng không được bán một mảnh đất giá trị thấp với giá hơn 400 triệu USD để giảm nợ, như Real đã làm cách đây 8 năm.
Đó là lý do Real dù nợ nhiều đến đâu cũng không sợ… vỡ nợ (!).
Nhiều chiêu trò Mafia
Real và Barca tiếp tục tận dụng triệt để vai trò ông lớn khi thành công với vụ bản quyền truyền hình trị giá 110 triệu bảng. Doanh thu của 2 đội này gấp 6 lần 18 CLB còn lại của La Liga, riêng số tiền thu về từ bản quyền truyền hình gấp 4 lần. Cá lớn nuốt cá bé, Real và Barca lý luận: La Liga chỉ đáng xem khi có mặt 1 trong 2 đội này trong các cuộc tranh tài.
Các đội bóng lớn cũng như các doanh nghiệp lớn, hoạt động dựa trên quy luật chung của thương trường: Không có ai có nguồn vốn quá lớn, chỉ có nguồn vốn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động, phần vốn còn lại là vay mượn. Đồng tiền được luân chuyển liên tục, nguồn vốn cũng vậy, đó là nguyên tắc cơ bản về hoạt động kinh tế. Mỗi khi các ngân hàng cho một đội bóng vay số tiền lớn, hẳn họ phải tìm hiểu kỹ xem con nợ có khả năng chi trả hay không, tài sản thế chấp gồm những gì.
Không thể có chuyện làm bừa, làm ẩu mà cả bên cho mượn lẫn bên được mượn đều có nguy cơ phá sản cao.
La Liga chỉ đáng xem khi có Real và Barca? |
Giáo sư Keith Hammer thuộc Trường Đại học kinh tế Liverpool (Anh) phân tích: “CLB bóng đá thực chất cũng là một doanh nghiệp hoạt động có kiểm soát chặt chẽ. Không thể có chuyện một ông chủ đội bóng tự tung tự tác dẫn đến phá sản một đội bóng, nhất là đội lớn.
Hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế lẫn nhau, các thành viên trong Ban giám đốc sẽ kiểm soát nhau, giữ cho đội bóng bình ổn tối đa trong khả năng cho phép. Làm ăn lớn cần vốn lớn, nợ nhiều là tất yếu. Phá sản chỉ xảy ra khi hàng loạt ngân hàng, đội bóng cùng sụp một lúc”.
Real còn sống khỏe nhờ sự hậu thuẫn đến mức vô lý của chính quyền như chuyện Hội đồng thành phố Madrid mua lại sân tập Ciudad được hơn 300 triệu USD (giá bán cao gấp… 5.000 lần giá mua) năm 2001. Hoặc chuyện Perez bị đồn có quan hệ với một loạt tay anh chị trong thế giới ngầm tại Tây Ban Nha, để khi không nói chuyện bằng miệng được với một đối tác nào đó thì sẽ dùng đến “tay chân”, nói chung là giá nào cũng phải thành công (!).
Đó chính là lý do vì sao Real (CLB kiếm tiền giỏi nhất thế giới, kinh doanh giỏi nhất) lại bị xem là đội bóng “mafia”.
Theo GTVT
Bình luận