(VTC News) – Quan chức Quốc hội cho rằng trong thời gian vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều đổi mới trong đánh giá, thi cử và giao quyền tự chủ cho các trường được dư luận ủng hộ.
Chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời các câu hỏi về biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới cũng được các đại biểu quan tâm.
Bên hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn VTC News, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã ghi nhận những kết quả đạt được của việc đổi mới giáo dục trong thời gian qua.
- Thưa ông, vừa qua số liệu thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi THPT quốc gia chỉ với mục đích xét tốt nghịêp tương đối lớn. Là một chuyên gia giáo dục, ông suy nghĩ gì về điều này?
Tôi nghĩ đây là chiều hướng tốt. Xưa nay các em cứ tốt nghiệp THPT là dự thi vào đại học còn bây giờ nhưng bây giờ có thể tách việc tốt nghiệp THPT và việc thi vào các trường đại học.
Tuy nhiên, những em này vẫn có thể đăng ký vào trường đại học xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng. Đó là xét tuyển vào các trường đại học top dưới và tránh các trường các trường đại học top trên. Đó là dấu hiệu tốt của phân luồng.
Những thí sinh đã lựa chọn thi kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào đại học thì đã lựa chọn được chính xác vào trường đó.
Như vậy, những trường đại học top trên chỉ dành cho những em có năng lực thực sự. Thậm chí, những học sinh có năng lực không tốt có thể không học đại học mà chuyển sang học cao đẳng, nghề. Đó là một dấu hiệu đáng mừng.
- Qua khảo sát trực tiếp tại các địa phương, thấy rằng là các phụ huynh học sinh cũng khá thoải mái trước kỳ thi THPT quốc gia. Việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích có những lợi ích nào, thưa ông?
Chúng ta tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia để lấy 2 mục đich: Xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học là việc làm tương đổi mới.
Tôi cho rằng, việc tổ chức như vậy giảm sự vất vả cho xã hội, cho phụ huynh và thí sinh. Thay vì tổ chức 2 kỳ thi thì nay chỉ còn 1 kỳ thi. Điều đó rất đáng khuyến khích và đáng mừng.
Tuy nhiên, tôi có điều băn khoăn trước đây đánh giá tốt nghiệp THPT do các Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng năm nay có sự tham gia của các trường đại học thì liệu tỷ lệ tốt nghiệp THPT có thấp hơn mọi năm không?
- Có ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể can thiệp bằng cách thể hiện sự phân hóa rõ nét trong bộ đề khi thí sinh có học lực trung bình cũng có thể làm được 5 điểm còn để đạt điểm cao thì rất khó?
Đúng như vậy. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải điều tiết bằng bộ đề. Trong bộ đề có rất nhiều tầng, tầng mặt bằng nhất để các em có học lực trung bình cũng có thể đỗ tốt nghiệp THPT.
Muốn phát hiện thí sinh có năng lực giỏi thì phải nâng cấp ở những cấp câu hỏi nâng cao mới đánh giá được nhiều tầng lớp.
Bên cạnh đó, việc lấy 50% điểm trung bình học tập lớp 12 và 50% điểm thi tốt nghiệp để xét tốt nghiệp thì các thí sinh cũng không quá lo lắng việc tốt nghiệp.
- Thưa ông, vừa qua kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nôi nhận được rất nhiều sự quan tâm của thí sinh khi có 45.000 thí sinh đăng ký tham dự. Ông đánh giá như thế nào về thông tin này?
Tôi biết kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đã chuẩn bị tới 2 năm. Trường đã tiến hành khảo sát trong nước, nước ngoài, tổ chức rất nhiều hội nghị khoa học lấy ý kiến chuyên gia và có cơ cấu một bộ đề với sự phân hóa tốt. Tỷ lệ lựa chọn rất ngẫu nhiên, không có sự trùng lặp.
Thứ hai, đánh giá của Đại học Quốc gia Hà Nội vừa qua là trắc nghiệm khách quan, có lợi thế là hoàn toàn không sử dụng được tài liệu trong phòng thi, không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, chấm bằng máy và có kết quả sau khi thi.
Tôi nghĩ thành công của kỳ thi đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia vừa qua là một đìều rất đáng mừng cho đổi mới tuyển sinh. Tôi tiếc rằng Đại học Quốc gia Hà Nội không làm sớm trước đó vài năm.
Kết quả vừa qua có 70% số em đạt điểm trên trung bình đã được đánh giá cao.Tôi cho rằng việc tổ chức đánh giá năng lực của thí sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội đáng khuyến khích.
Có được những thành quả ấy, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cho trường có quyền tự chủ cao theo Lụât giáo dục đại học.
Tôi nghĩ các trường nên học tập kinh nghiệm để làm. Rõ ràng khi các trường có quyền tự chủ thì hoàn toàn có thể phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc quyết định phương án tuyển sinh.
- Tác dụng của việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học là gì, thưa ông?
Nếu cho tự chủ các trường sẽ rất sáng tạo. Bộ cứ lo buông thì các trường sẽ làm không đúng nhưng trường hợp của Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm rất sáng tạo. Phương án này nhận được sự ủng hộ của các thí sinh khi tỷ lệ dự thi là đạt hơn 90%.
- Vừa qua dư luận xã hội còn nhiều băn khoăn với việc bỏ thi tuyển sinh vào lớp 6, Thông tư 30 hướng dẫn việc bỏ chấm điểm cho học sinh tiểu học. Theo ông, là một chuyên gia giáo dục thi ông có đồng tình với cách làm này không?
Hai điều này tôi cho rằng rất cần thiết và hướng đi đó hoàn toàn đúng.
Thứ nhất việc không chấm điểm đối với học sinh tiểu học để mà đánh giá, không chấm bằng lượng. Bởi việc đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số chúng ta chi tiết ra như vậy thì sẽ làm trẻ con luôn luôn phấn đấu vì điểm, áp lực điểm.
Chúng ta quên đi một điều rằng trẻ em phải được tự do, không bị ép buộc.
Ở nước ngoài, đã triển khai đánh giá học sinh theo tiêu chí A+, B+ từ rất lâu. Việc chấm điểm học sinh tiểu học gây áp lực cạnh tranh.
Vừa qua, dư luận bức xúc vì Bộ Giáo dục và Đào tạo không tuyên truyền phổ biến, không hướng dẫn, không làm điểm trước. Bộ nên làm thí điểm một số vùng, nếu thấy ổn thì sang năm mở rộng.
Thứ hai, không tổ chức thi vào lớp 6 là hợp lý. Việc bỏ thi vào lớp 6 là giảm áp lực thi cử nhưng không thi thì phải xét, phải có hệ tiêu chí, tiêu chuẩn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không chuẩn bị kỹ điều này khiến dư luận bức xúc. Nếu chuẩn bị cho dư luận thì có thể làm thí điểm, chọn vùng nào và làm trước xong sẽ tổng kết.
Việc bỏ thi vào lớp 6 là cần thiết để giảm áp lực, giảm số lượng thi cử trong xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời các câu hỏi về biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới cũng được các đại biểu quan tâm.
Bên hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn VTC News, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã ghi nhận những kết quả đạt được của việc đổi mới giáo dục trong thời gian qua.
TS Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Tôi nghĩ đây là chiều hướng tốt. Xưa nay các em cứ tốt nghiệp THPT là dự thi vào đại học còn bây giờ nhưng bây giờ có thể tách việc tốt nghiệp THPT và việc thi vào các trường đại học.
Tuy nhiên, những em này vẫn có thể đăng ký vào trường đại học xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng. Đó là xét tuyển vào các trường đại học top dưới và tránh các trường các trường đại học top trên. Đó là dấu hiệu tốt của phân luồng.
Những thí sinh đã lựa chọn thi kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào đại học thì đã lựa chọn được chính xác vào trường đó.
Như vậy, những trường đại học top trên chỉ dành cho những em có năng lực thực sự. Thậm chí, những học sinh có năng lực không tốt có thể không học đại học mà chuyển sang học cao đẳng, nghề. Đó là một dấu hiệu đáng mừng.
- Qua khảo sát trực tiếp tại các địa phương, thấy rằng là các phụ huynh học sinh cũng khá thoải mái trước kỳ thi THPT quốc gia. Việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích có những lợi ích nào, thưa ông?
Chúng ta tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia để lấy 2 mục đich: Xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học là việc làm tương đổi mới.
Tôi cho rằng, việc tổ chức như vậy giảm sự vất vả cho xã hội, cho phụ huynh và thí sinh. Thay vì tổ chức 2 kỳ thi thì nay chỉ còn 1 kỳ thi. Điều đó rất đáng khuyến khích và đáng mừng.
Tuy nhiên, tôi có điều băn khoăn trước đây đánh giá tốt nghiệp THPT do các Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng năm nay có sự tham gia của các trường đại học thì liệu tỷ lệ tốt nghiệp THPT có thấp hơn mọi năm không?
Dư luận xã hội rất đồng tình với việc tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia (Ảnh minh họa) |
- Có ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể can thiệp bằng cách thể hiện sự phân hóa rõ nét trong bộ đề khi thí sinh có học lực trung bình cũng có thể làm được 5 điểm còn để đạt điểm cao thì rất khó?
|
Muốn phát hiện thí sinh có năng lực giỏi thì phải nâng cấp ở những cấp câu hỏi nâng cao mới đánh giá được nhiều tầng lớp.
Bên cạnh đó, việc lấy 50% điểm trung bình học tập lớp 12 và 50% điểm thi tốt nghiệp để xét tốt nghiệp thì các thí sinh cũng không quá lo lắng việc tốt nghiệp.
- Thưa ông, vừa qua kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nôi nhận được rất nhiều sự quan tâm của thí sinh khi có 45.000 thí sinh đăng ký tham dự. Ông đánh giá như thế nào về thông tin này?
Tôi biết kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đã chuẩn bị tới 2 năm. Trường đã tiến hành khảo sát trong nước, nước ngoài, tổ chức rất nhiều hội nghị khoa học lấy ý kiến chuyên gia và có cơ cấu một bộ đề với sự phân hóa tốt. Tỷ lệ lựa chọn rất ngẫu nhiên, không có sự trùng lặp.
Thứ hai, đánh giá của Đại học Quốc gia Hà Nội vừa qua là trắc nghiệm khách quan, có lợi thế là hoàn toàn không sử dụng được tài liệu trong phòng thi, không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, chấm bằng máy và có kết quả sau khi thi.
Tôi nghĩ thành công của kỳ thi đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia vừa qua là một đìều rất đáng mừng cho đổi mới tuyển sinh. Tôi tiếc rằng Đại học Quốc gia Hà Nội không làm sớm trước đó vài năm.
Kỳ thi đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia Hà Nội được dư luận xã hội đánh giá rất cao |
Kết quả vừa qua có 70% số em đạt điểm trên trung bình đã được đánh giá cao.Tôi cho rằng việc tổ chức đánh giá năng lực của thí sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội đáng khuyến khích.
Có được những thành quả ấy, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cho trường có quyền tự chủ cao theo Lụât giáo dục đại học.
Tôi nghĩ các trường nên học tập kinh nghiệm để làm. Rõ ràng khi các trường có quyền tự chủ thì hoàn toàn có thể phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc quyết định phương án tuyển sinh.
- Tác dụng của việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học là gì, thưa ông?
Nếu cho tự chủ các trường sẽ rất sáng tạo. Bộ cứ lo buông thì các trường sẽ làm không đúng nhưng trường hợp của Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm rất sáng tạo. Phương án này nhận được sự ủng hộ của các thí sinh khi tỷ lệ dự thi là đạt hơn 90%.
Bỏ chấm điểm tiểu học là phù hợp |
- Vừa qua dư luận xã hội còn nhiều băn khoăn với việc bỏ thi tuyển sinh vào lớp 6, Thông tư 30 hướng dẫn việc bỏ chấm điểm cho học sinh tiểu học. Theo ông, là một chuyên gia giáo dục thi ông có đồng tình với cách làm này không?
Hai điều này tôi cho rằng rất cần thiết và hướng đi đó hoàn toàn đúng.
Thứ nhất việc không chấm điểm đối với học sinh tiểu học để mà đánh giá, không chấm bằng lượng. Bởi việc đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số chúng ta chi tiết ra như vậy thì sẽ làm trẻ con luôn luôn phấn đấu vì điểm, áp lực điểm.
Chúng ta quên đi một điều rằng trẻ em phải được tự do, không bị ép buộc.
Ở nước ngoài, đã triển khai đánh giá học sinh theo tiêu chí A+, B+ từ rất lâu. Việc chấm điểm học sinh tiểu học gây áp lực cạnh tranh.
Vừa qua, dư luận bức xúc vì Bộ Giáo dục và Đào tạo không tuyên truyền phổ biến, không hướng dẫn, không làm điểm trước. Bộ nên làm thí điểm một số vùng, nếu thấy ổn thì sang năm mở rộng.
Thứ hai, không tổ chức thi vào lớp 6 là hợp lý. Việc bỏ thi vào lớp 6 là giảm áp lực thi cử nhưng không thi thì phải xét, phải có hệ tiêu chí, tiêu chuẩn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không chuẩn bị kỹ điều này khiến dư luận bức xúc. Nếu chuẩn bị cho dư luận thì có thể làm thí điểm, chọn vùng nào và làm trước xong sẽ tổng kết.
Việc bỏ thi vào lớp 6 là cần thiết để giảm áp lực, giảm số lượng thi cử trong xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Bình luận