(VTC News) – Quan chức Quốc hội cho rằng việc đầu tư thấp cho từng sinh viên đã khiến cho chất lượng đầu ra không đảm bảo nên tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng.
GS-TS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng tình trạng cử nhân thất nghiệp phải được nhìn nhận ở rất nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, việc quy hoạch nguồn nhân lực ở Việt Nam chưa tốt.
“Tôi nghĩ không phải trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo hoàn toàn. Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ chịu trách nhiệm trong những khâu bộ quản lý. Còn có trách nhiệm của các bộ, ngành khác như ngành y tế. Bác sỹ vùng sâu vùng xa vẫn thiếu, trong khi đô thị quá thừa….”, GS Đào Trọng Thi nhận định.
Có rất nhiều tiêu chí để bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới lấy ra 2 tiêu chí: số lượng giảng viên/sinh viên và cơ sở vật chất.
“Tôi đã lưu ý với Bộ rồi, ít nhất phải có tiêu chí thứ 3 là tỷ suất đầu tư cho một sinh viên, tỷ suất đầu tư quá thấp thì làm sao bảo đảm chất lượng. Trước mắt ít nhất phải có 3 tiêu chí đó, về sau thì càng phải đáp ứng nhiều tiêu chí hơn thì chất lượng đào tạo càng bảo đảm”.
Báo cáo trước Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng cho biết tỷ lệ cử nhân thất nghiệp tăng, trong đó có nguyên nhân là do học phí thấp, giáo trình đào tạo chưa phù hợp.
Tuy nhiên, GS Đào Trọng Thi cho rằng tình trạng cử nhân thất nghiệp có nhiều lý do. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp từ ngành giáo dục và cũng có lý do từ việc phát triển kinh tế xã hội nói chung.
“Tất nhiên, cũng có nguyên nhân liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực đào tạo, nhưng tôi cho rằng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu”, ông Đào Trọng Thi nhận định.
Bộ Giáo dục Đào tạo báo cáo trong những năm gần đây số lượng tuyển sinh đại học không tăng. Khi con số tuyển sinh không tăng nhiều, nên về cơ bản không làm thay đổi con số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.
Hơn nữa, số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm cũng không phải do nguyên nhân đào tạo những năm gần đây mà có khi tích tụ từ nhiều năm trước dồn lại.
Trước thực trạng này, GS Đào Trọng Thi cho rằng quan trọng nhất cần phải tìm cách để kinh tế xã hội phát triển, có như vậy mới tạo ra nhiều việc làm.
“Đối với ngành giáo dục thì phải làm tốt việc đào tạo theo quy hoạch nguồn nhân lực của quốc gia. Quy hoạch đó không phải chỉ quy mô, mà còn cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền”, GS Đào Trọng Thi lưu ý.
Nữ thủ khoa đại học không xin được việc, đi làm thợ mộc
“Như giáo viên trung học phổ thông thì thừa, nhưng giáo viên tiểu học thiếu, mầm non thì rất thiếu”, GS Thi lấy ví dụ.
Đặc biệt, những vùng miền khó khăn không có nhân lực do sinh viên ra trường chỉ muốn ở thành phố.
Bên cạnh đó, GS Thi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quản lý việc cho mở đào tạo ngành nghề kèm theo số lượng sinh viên thì mới bảo đảm chất lượng.
“Bộ mới chỉ quan tâm đào tạo ra để sinh viên khi tốt nghiệp cố gắng có được việc làm. Nhưng muốn các em có việc làm thì phải bảo đảm quy hoạch nguồn nhân lực”, GS Đào Trọng Thi lưu ý.
Minh Đức
GS-TS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng tình trạng cử nhân thất nghiệp phải được nhìn nhận ở rất nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, việc quy hoạch nguồn nhân lực ở Việt Nam chưa tốt.
GS-TS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội |
Có rất nhiều tiêu chí để bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới lấy ra 2 tiêu chí: số lượng giảng viên/sinh viên và cơ sở vật chất.
“Tôi đã lưu ý với Bộ rồi, ít nhất phải có tiêu chí thứ 3 là tỷ suất đầu tư cho một sinh viên, tỷ suất đầu tư quá thấp thì làm sao bảo đảm chất lượng. Trước mắt ít nhất phải có 3 tiêu chí đó, về sau thì càng phải đáp ứng nhiều tiêu chí hơn thì chất lượng đào tạo càng bảo đảm”.
Báo cáo trước Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng cho biết tỷ lệ cử nhân thất nghiệp tăng, trong đó có nguyên nhân là do học phí thấp, giáo trình đào tạo chưa phù hợp.
Tuy nhiên, GS Đào Trọng Thi cho rằng tình trạng cử nhân thất nghiệp có nhiều lý do. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp từ ngành giáo dục và cũng có lý do từ việc phát triển kinh tế xã hội nói chung.
“Tất nhiên, cũng có nguyên nhân liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực đào tạo, nhưng tôi cho rằng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu”, ông Đào Trọng Thi nhận định.
Bộ Giáo dục Đào tạo báo cáo trong những năm gần đây số lượng tuyển sinh đại học không tăng. Khi con số tuyển sinh không tăng nhiều, nên về cơ bản không làm thay đổi con số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.
Hơn nữa, số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm cũng không phải do nguyên nhân đào tạo những năm gần đây mà có khi tích tụ từ nhiều năm trước dồn lại.
Tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng |
“Đối với ngành giáo dục thì phải làm tốt việc đào tạo theo quy hoạch nguồn nhân lực của quốc gia. Quy hoạch đó không phải chỉ quy mô, mà còn cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền”, GS Đào Trọng Thi lưu ý.
Nữ thủ khoa đại học không xin được việc, đi làm thợ mộc
VTV
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, cơ cấu ngành nghề, vùng miền rất quan trọng vì có những ngành nghề thiếu người, lại ngành có nghề thừa người, thậm chí trong một ngành nghề thì có ngành nghề thiếu trình độ này, ngành nghề khác lại thừa trình độ khác.
“Như giáo viên trung học phổ thông thì thừa, nhưng giáo viên tiểu học thiếu, mầm non thì rất thiếu”, GS Thi lấy ví dụ.
Đặc biệt, những vùng miền khó khăn không có nhân lực do sinh viên ra trường chỉ muốn ở thành phố.
Bên cạnh đó, GS Thi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quản lý việc cho mở đào tạo ngành nghề kèm theo số lượng sinh viên thì mới bảo đảm chất lượng.
“Bộ mới chỉ quan tâm đào tạo ra để sinh viên khi tốt nghiệp cố gắng có được việc làm. Nhưng muốn các em có việc làm thì phải bảo đảm quy hoạch nguồn nhân lực”, GS Đào Trọng Thi lưu ý.
Minh Đức
Bình luận