(VTC News) - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ tạo ra cú hích lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra chiều 23/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu, Chính phủ Việt Nam đều xuất phát từ mong muốn tạo lợi thế đặc biệt để Việt Nam có thể tiếp cận ngày càng nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Việc mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới khi cam kết thuế nhập khẩu bằng không, Việt Nam sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Chính phủ Việt Nam nhận thấy các chính sách về quản lý thương mại, quản lý kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần cải thiện môi trường thể chế, môi trường kinh doanh, giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng và hiệu quả hơn với cộng đồng quốc tế.
Chính vì vậy, khi đưa ra quyết định đàm phán TPP, Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc kỹ lưỡng các chuẩn mực và cân nhắc toàn bộ quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trước đó. Chúng tôi nhận thấy thu được nhiều lợi ích, đặc biệt về xuất khẩu và môi trường kinh doanh. Khi bắt tay đàm phán TPP, cũng có nhiều ý kiến vì tiêu chuẩn TPP rất cao. Tuy nhiên, trong đàm phán thì chúng tôi cũng giải quyết các vấn đề đó.
Theo ông Khánh, lý do quan trọng nhất để Việt Nam đàm phán về các tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn của TPP là có nhiều điểm tương đồng với chuẩn mực Việt Nam hướng tới như: doanh nghiệp Nhà nước. Chính phủ và người dân Việt Nam đều mong muốn doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hoạt động minh bạch hơn, hiệu quả hơn, nên chương doanh nghiệp Nhà nước của TPP phù hợp triết lý quản lý hiện tại của Việt Nam.
"Tất cả người dân đều mong muốn cuộc chống tham nhũng đạt nhiều kết quả hơn nữa, đời sống hàng ngày không gặp nhiều điều “trái khoáy” hơn nữa, muốn mua sắm Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn... Những điều này đều có trong tiêu chuẩn TPP", ông Khánh nhấn mạnh.
Liên quan đến việc làm sao để các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể bán sản phẩm cũng như đầu tư vào sản xuất nhiều hơn ở Việt Nam sau khi ký Hiệp định TPP, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, từ năm 1996, khi Việt Nam- Hoa Kỳ đàm phán song phương, Hoa Kỳ đã đề nghị xóa bỏ thuế nhập khẩu với thịt bò nhập khẩu của Hoa Kỳ nhưng Việt Nam không đồng ý.
Tuy nhiên, nếu hiệp định TPP có hiệu lực, lần đầu tiên Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu cho thịt gà, thịt bò, thịt lợn và nông sản của Hoa Kỳ xuất khẩu vào Việt Nam.
"Tất nhiên việc này sẽ theo một lộ trình dài. Xuất khẩu của doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng", ông Khánh cho biết.
Được biết, 11 thoả thuận quan trọng đã được ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ tối 23/5 về nhiều lĩnh vực, liên quan đếnbiến đổi khí hậu và năng lượng sạch, dự án đầu tư.
Cụ thể như Biên bản ghi nhớ về thay đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long; Hợp tác nghiên cứu hạ lưu sông Mê Kông; Biên bản ghi nhớ GE về phát triển 1.000MW điện gió; Thỏa thuận hợp tác dự án năng lượng mặt trời giữa First Solar và Thiên Tân; Hợp tác Chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Honeywell; Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và công ty dầu Murphy; Biên bản ghi nhớ về Nhà máy Biomass Minnesota; Thỏa thuận Đào tạo An toàn Hạt nhân; thoả thuận khu The Grand Hồ Tràm Strip phát triển tháp khách sạn thứ hai và thoả thuận về Chương trình An toàn Giao thông...
Trong đó, thoả thuận giữa Grand Hồ Tràm Strip với Công ty cổ phần xây dựng Cotec đạt giá trị 75 triệu đô la Mỹ.
Trả lời trên cafef.vn, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng cho biết, sau chuyến thăm củaTổng thống Obama sẽ có thêm những trao đổi cụ thể để làm thế nào sớm đưa Hiệp định TPP có hiệu lực, từ đó tạo ra cú hích lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Lan Ngọc -Ngọc Vy
Tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra chiều 23/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu, Chính phủ Việt Nam đều xuất phát từ mong muốn tạo lợi thế đặc biệt để Việt Nam có thể tiếp cận ngày càng nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Tổng thống Obama. Ảnh: Internet |
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Chính phủ Việt Nam nhận thấy các chính sách về quản lý thương mại, quản lý kinh tế đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, góp phần cải thiện môi trường thể chế, môi trường kinh doanh, giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng và hiệu quả hơn với cộng đồng quốc tế.
Chính vì vậy, khi đưa ra quyết định đàm phán TPP, Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc kỹ lưỡng các chuẩn mực và cân nhắc toàn bộ quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trước đó. Chúng tôi nhận thấy thu được nhiều lợi ích, đặc biệt về xuất khẩu và môi trường kinh doanh. Khi bắt tay đàm phán TPP, cũng có nhiều ý kiến vì tiêu chuẩn TPP rất cao. Tuy nhiên, trong đàm phán thì chúng tôi cũng giải quyết các vấn đề đó.
Theo ông Khánh, lý do quan trọng nhất để Việt Nam đàm phán về các tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn của TPP là có nhiều điểm tương đồng với chuẩn mực Việt Nam hướng tới như: doanh nghiệp Nhà nước. Chính phủ và người dân Việt Nam đều mong muốn doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hoạt động minh bạch hơn, hiệu quả hơn, nên chương doanh nghiệp Nhà nước của TPP phù hợp triết lý quản lý hiện tại của Việt Nam.
"Tất cả người dân đều mong muốn cuộc chống tham nhũng đạt nhiều kết quả hơn nữa, đời sống hàng ngày không gặp nhiều điều “trái khoáy” hơn nữa, muốn mua sắm Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn... Những điều này đều có trong tiêu chuẩn TPP", ông Khánh nhấn mạnh.
Liên quan đến việc làm sao để các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể bán sản phẩm cũng như đầu tư vào sản xuất nhiều hơn ở Việt Nam sau khi ký Hiệp định TPP, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, từ năm 1996, khi Việt Nam- Hoa Kỳ đàm phán song phương, Hoa Kỳ đã đề nghị xóa bỏ thuế nhập khẩu với thịt bò nhập khẩu của Hoa Kỳ nhưng Việt Nam không đồng ý.
Tuy nhiên, nếu hiệp định TPP có hiệu lực, lần đầu tiên Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu cho thịt gà, thịt bò, thịt lợn và nông sản của Hoa Kỳ xuất khẩu vào Việt Nam.
"Tất nhiên việc này sẽ theo một lộ trình dài. Xuất khẩu của doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng", ông Khánh cho biết.
Được biết, 11 thoả thuận quan trọng đã được ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ tối 23/5 về nhiều lĩnh vực, liên quan đếnbiến đổi khí hậu và năng lượng sạch, dự án đầu tư.
Cụ thể như Biên bản ghi nhớ về thay đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long; Hợp tác nghiên cứu hạ lưu sông Mê Kông; Biên bản ghi nhớ GE về phát triển 1.000MW điện gió; Thỏa thuận hợp tác dự án năng lượng mặt trời giữa First Solar và Thiên Tân; Hợp tác Chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Honeywell; Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và công ty dầu Murphy; Biên bản ghi nhớ về Nhà máy Biomass Minnesota; Thỏa thuận Đào tạo An toàn Hạt nhân; thoả thuận khu The Grand Hồ Tràm Strip phát triển tháp khách sạn thứ hai và thoả thuận về Chương trình An toàn Giao thông...
Trong đó, thoả thuận giữa Grand Hồ Tràm Strip với Công ty cổ phần xây dựng Cotec đạt giá trị 75 triệu đô la Mỹ.
Trả lời trên cafef.vn, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng cho biết, sau chuyến thăm củaTổng thống Obama sẽ có thêm những trao đổi cụ thể để làm thế nào sớm đưa Hiệp định TPP có hiệu lực, từ đó tạo ra cú hích lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Lan Ngọc -Ngọc Vy
Bình luận