Đã gần 30 năm kể từ khi có P25 giữa cánh rừng biệt lập này, người dân vẫn đặt hy vọng vào những đứa trẻ, như hy vọng về tương lai của P25.
Nhưng mới chỉ có ba em học sinh bứt khỏi rừng, học được tới đại học và không quay lại P25 nữa.
Từ trung tâm xã biên giới Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh, băng rừng gần 30 km nữa mới vào được cụm dân cư phường 25, quận 10 (gọi tắt là P25). Tên địa danh nghe rặt màu phố thị nhưng thực tế nó nằm lẻ loi giữa rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Cụm dân cư này được bao bọc bởi một bên là rừng, một bên là lòng hồ rộng mênh mông.
'Công sở' duy nhất hiện diện ở P25 là một điểm trường nhỏ xíu, đơn sơ với ba phòng học, tường gạch thô xây lửng, mái tôn lủng lỗ chỗ, vá víu. Điểm trường này chỉ dạy cấp tiểu học, tổng số học sinh của trường dưới 40 em. Năm nay, các em đã tựu trường vào ngày 18-8.
Tấm lòng của những người thầy
Dưới mái tôn vá víu thấp nóng, thầy Nguyễn Chí Sỹ, chủ nhiệm lớp 4 đang bọc tập cho bảy em học sinh trong lớp. Quệt mồ hôi rịn ra trên trán thầy cho biết: 'Lớp chỉ có vài em thôi, việc học giao khoán hết cho các thầy. Cha mẹ các em không có thời gian quan tâm, bọc tập vở cho các em đâu. Đứa nào cũng đem lên nhờ thầy làm'.
Tập vở, bìa bao, nhãn vở của các em cũng do các thầy mua hoặc tự làm cho các em. Những đứa trẻ vẫn mặc đồ bộ ở nhà, hồn nhiên ngồi chờ tới lượt mang tập, sách lên cho thầy bọc giúp.
Thầy Sỹ nói thêm: 'Mình ráng động viên tụi nó học nhưng phần lớn chỉ học hết lớp 5, chẳng mấy em có điều kiện băng rừng ra ngoài học tới cấp hai. Người lớn còn không đi nổi, nói chi…'.
Thầy Sỹ vào P25 đã gần chục năm. Nhà thầy ở gần trường hơn các thầy giáo khác, mỗi ngày đi về chỉ… gần 40 km đường rừng. Ba thầy giáo khác ở nhờ nhà dân, cuối tuần mới về nhà một lần.
Người thầy đầu tiên của P25 là thầy Nguyễn Bình. Cách đây 23 năm, trong một lần theo người thân vào đây bắt cá, thầy Bình gom mấy em nhỏ lại dạy chữ. Không ngờ người dân P25 'bắt' thầy ở lại, mang củ mì, gạo, cá đến cho thầy và dựng lán cho mấy đứa trẻ có chỗ học.
Lán giữa rừng ban ngày vang tiếng học bài của trẻ nhỏ, ban đêm người lớn mang theo đèn dầu đi học như thời bình dân học vụ. Ngôi trường giữa rừng trở thành trung tâm văn hóa của P25 từ dạo đó.
Đến năm 1996, lãnh đạo ngành giáo dục vào P25 khảo sát và quyết định thành lập điểm trường ở đây làm điểm phụ của Trường Tiểu học Tân Hòa B, thầy Bình được tuyển dụng vào ngành.
Cuộc sống của thầy Bình và các thầy giáo ở P25 vẫn khó khăn như trước: Vẫn soạn giáo án bằng tay bên ngọn đèn dầu. Bếp ăn vẫn là ba viên gạch chụm lại, nhiều em học sinh khi đi học không quên mang theo bó củi nho nhỏ cho thầy.
Được lên lớp 6 vẫn xin ở lại học lớp 5
Đó là câu chuyện của hai chị em Việt kiều Campuchia Nguyễn Thị Ty, 14 tuổi và Nguyễn Hoàng Tuấn Em, 11 tuổi. Theo cha mẹ phiêu bạt vào góc rừng này được bảy năm, hai chị em học chung với nhau từ lớp 1 đến giờ.
Tốt nghiệp lớp 5, thầy chủ nhiệm Cao Hoàng Huy động viên các em vượt 14 km đường rừng ra Trường THCS Bưng Bàng học lớp 6. Nhưng chưa tới một nửa sĩ số tiếp tục được vì đường đi quá gian nan, nhất là những hôm mưa lớn nước suối lên cao rất nguy hiểm. Hai chị em Ty, Tuấn Em cũng bỏ cuộc.
Đầu năm học, thầy Huy bất ngờ khi thấy hai chị em vẫn mặc áo trắng, đeo khăn quàng đến tựu trường. Thầy Huy không cho vào học vì 'các em lên lớp 6 rồi'. Hai chị em cứ năn nỉ xin thầy cho ngồi học vì 'tụi em thích đi học lắm, tụi em không muốn nghỉ ở nhà'.
Nhìn hai chị em ốm yếu mà ham học, thầy Huy không 'đuổi' nữa, cho ngồi học ké mấy hôm rồi tìm phụ huynh nói chuyện. Cuối cùng, gia đình đã tìm được một giải pháp: Nhờ một em học sinh khỏe mạnh, cao lớn hơn lấy xe máy chở 'kẹp ba' vượt rừng ra ngoài học. Vậy là hai chị em Ty và cô bạn Thu Hà, 13 tuổi, năm nay cũng vào lớp 6 không phải thất học.
Thầy Cao Hoàng Huy cho biết: 'Năm trước lớp tôi có sáu em, được lên lớp 100% nhưng chưa tới một nửa ra ngoài đi học tiếp. Số học tiếp, vô mùa mưa dễ nghỉ thêm vài em nữa, năm nào cũng vậy'.
Trong khi các lớp đang học bài, em Nguyễn Trường An, 12 tuổi, cựu học sinh lớp 5, vẫn tha thẩn ngoài hành lang, đứng ngóng vào lớp học. Em nói: 'Em muốn ra ngoài học lớp 6 nhưng em không có xe đi học nên phải ở nhà. Buồn quá em ra đây…'
Chị của An, em Nguyễn Thị Yến Nhi, 15 tuổi, cũng nghỉ học sau khi học hết lớp 5. Thời gian đầu, Nhi cũng hay ra lớp học cũ ngó vô cho đỡ nhớ. Sau một thời gian, Nhi thạo việc nhổ mì, làm rẫy, làm mướn nên mới 'dứt' khỏi trường.
Chị Phan Thị Lý, phụ huynh của em Yến Phượng,13 tuổi, buồn bã nói: 'Con tôi ốm yếu, ra ngoài học không nổi, cha mẹ cũng không thể đưa đi học hằng ngày nên đành chịu'. Em của Yến Phượng tên là Yến Phi, học sinh giỏi nhất lớp 5 của thầy Huy cũng lo lắng mình sẽ phải nghỉ học sau năm học này, em bày tỏ: 'Con sẽ rủ mấy bạn cùng nhau đi học hoặc chở nhau đi học. Con không muốn nghỉ học'.
'Đầu những năm 1980, tỉnh Tây Ninh hợp đồng với một số đơn vị khai thác gỗ. Lúc đó một đội công nhân từ phường 25, quận 10, TP.HCM lên làm ở khu vực rừng Tân Hòa. Đến năm 1986, tỉnh, thành lập rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Đội khai thác giải tán, một số chuyển đi, một số ở lại rừng thành khu dân cư P25 từ đó đến giờ.' - Ông Trần Quang Ghi, nguyên Chủ tịch xã Tân Hòa giải thích.
'Tỉnh đã có đề án di dời người dân ra khỏi đất lâm nghiệp. Huyện cũng đã ban hành kế hoạch di dời. Việc di dời, ổn định cuộc sống người dân ở P25 ban đầu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cần nhiều thời gian. Nhưng chuyển ra ngoài, người dân có điều kiện được chăm sóc y tế tốt hơn, các em nhỏ sẽ có điều kiện học tập tốt hơn.' - Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa chia sẻ.
Theo PLO
Nhưng mới chỉ có ba em học sinh bứt khỏi rừng, học được tới đại học và không quay lại P25 nữa.
Từ trung tâm xã biên giới Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh, băng rừng gần 30 km nữa mới vào được cụm dân cư phường 25, quận 10 (gọi tắt là P25). Tên địa danh nghe rặt màu phố thị nhưng thực tế nó nằm lẻ loi giữa rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Cụm dân cư này được bao bọc bởi một bên là rừng, một bên là lòng hồ rộng mênh mông.
'Công sở' duy nhất hiện diện ở P25 là một điểm trường nhỏ xíu, đơn sơ với ba phòng học, tường gạch thô xây lửng, mái tôn lủng lỗ chỗ, vá víu. Điểm trường này chỉ dạy cấp tiểu học, tổng số học sinh của trường dưới 40 em. Năm nay, các em đã tựu trường vào ngày 18-8.
Tấm lòng của những người thầy
Dưới mái tôn vá víu thấp nóng, thầy Nguyễn Chí Sỹ, chủ nhiệm lớp 4 đang bọc tập cho bảy em học sinh trong lớp. Quệt mồ hôi rịn ra trên trán thầy cho biết: 'Lớp chỉ có vài em thôi, việc học giao khoán hết cho các thầy. Cha mẹ các em không có thời gian quan tâm, bọc tập vở cho các em đâu. Đứa nào cũng đem lên nhờ thầy làm'.
Tập vở, bìa bao, nhãn vở của các em cũng do các thầy mua hoặc tự làm cho các em. Những đứa trẻ vẫn mặc đồ bộ ở nhà, hồn nhiên ngồi chờ tới lượt mang tập, sách lên cho thầy bọc giúp.
Thầy Sỹ nói thêm: 'Mình ráng động viên tụi nó học nhưng phần lớn chỉ học hết lớp 5, chẳng mấy em có điều kiện băng rừng ra ngoài học tới cấp hai. Người lớn còn không đi nổi, nói chi…'.
Thầy Nguyễn Bình, thầy giáo đầu tiên của P25 |
Người thầy đầu tiên của P25 là thầy Nguyễn Bình. Cách đây 23 năm, trong một lần theo người thân vào đây bắt cá, thầy Bình gom mấy em nhỏ lại dạy chữ. Không ngờ người dân P25 'bắt' thầy ở lại, mang củ mì, gạo, cá đến cho thầy và dựng lán cho mấy đứa trẻ có chỗ học.
Lán giữa rừng ban ngày vang tiếng học bài của trẻ nhỏ, ban đêm người lớn mang theo đèn dầu đi học như thời bình dân học vụ. Ngôi trường giữa rừng trở thành trung tâm văn hóa của P25 từ dạo đó.
Đến năm 1996, lãnh đạo ngành giáo dục vào P25 khảo sát và quyết định thành lập điểm trường ở đây làm điểm phụ của Trường Tiểu học Tân Hòa B, thầy Bình được tuyển dụng vào ngành.
Cuộc sống của thầy Bình và các thầy giáo ở P25 vẫn khó khăn như trước: Vẫn soạn giáo án bằng tay bên ngọn đèn dầu. Bếp ăn vẫn là ba viên gạch chụm lại, nhiều em học sinh khi đi học không quên mang theo bó củi nho nhỏ cho thầy.
Được lên lớp 6 vẫn xin ở lại học lớp 5
Đó là câu chuyện của hai chị em Việt kiều Campuchia Nguyễn Thị Ty, 14 tuổi và Nguyễn Hoàng Tuấn Em, 11 tuổi. Theo cha mẹ phiêu bạt vào góc rừng này được bảy năm, hai chị em học chung với nhau từ lớp 1 đến giờ.
Tốt nghiệp lớp 5, thầy chủ nhiệm Cao Hoàng Huy động viên các em vượt 14 km đường rừng ra Trường THCS Bưng Bàng học lớp 6. Nhưng chưa tới một nửa sĩ số tiếp tục được vì đường đi quá gian nan, nhất là những hôm mưa lớn nước suối lên cao rất nguy hiểm. Hai chị em Ty, Tuấn Em cũng bỏ cuộc.
Đầu năm học, thầy Huy bất ngờ khi thấy hai chị em vẫn mặc áo trắng, đeo khăn quàng đến tựu trường. Thầy Huy không cho vào học vì 'các em lên lớp 6 rồi'. Hai chị em cứ năn nỉ xin thầy cho ngồi học vì 'tụi em thích đi học lắm, tụi em không muốn nghỉ ở nhà'.
Nhìn hai chị em ốm yếu mà ham học, thầy Huy không 'đuổi' nữa, cho ngồi học ké mấy hôm rồi tìm phụ huynh nói chuyện. Cuối cùng, gia đình đã tìm được một giải pháp: Nhờ một em học sinh khỏe mạnh, cao lớn hơn lấy xe máy chở 'kẹp ba' vượt rừng ra ngoài học. Vậy là hai chị em Ty và cô bạn Thu Hà, 13 tuổi, năm nay cũng vào lớp 6 không phải thất học.
Thầy Cao Hoàng Huy cho biết: 'Năm trước lớp tôi có sáu em, được lên lớp 100% nhưng chưa tới một nửa ra ngoài đi học tiếp. Số học tiếp, vô mùa mưa dễ nghỉ thêm vài em nữa, năm nào cũng vậy'.
Trong khi các lớp đang học bài, em Nguyễn Trường An, 12 tuổi, cựu học sinh lớp 5, vẫn tha thẩn ngoài hành lang, đứng ngóng vào lớp học. Em nói: 'Em muốn ra ngoài học lớp 6 nhưng em không có xe đi học nên phải ở nhà. Buồn quá em ra đây…'
Chị của An, em Nguyễn Thị Yến Nhi, 15 tuổi, cũng nghỉ học sau khi học hết lớp 5. Thời gian đầu, Nhi cũng hay ra lớp học cũ ngó vô cho đỡ nhớ. Sau một thời gian, Nhi thạo việc nhổ mì, làm rẫy, làm mướn nên mới 'dứt' khỏi trường.
Chị Phan Thị Lý, phụ huynh của em Yến Phượng,13 tuổi, buồn bã nói: 'Con tôi ốm yếu, ra ngoài học không nổi, cha mẹ cũng không thể đưa đi học hằng ngày nên đành chịu'. Em của Yến Phượng tên là Yến Phi, học sinh giỏi nhất lớp 5 của thầy Huy cũng lo lắng mình sẽ phải nghỉ học sau năm học này, em bày tỏ: 'Con sẽ rủ mấy bạn cùng nhau đi học hoặc chở nhau đi học. Con không muốn nghỉ học'.
'Đầu những năm 1980, tỉnh Tây Ninh hợp đồng với một số đơn vị khai thác gỗ. Lúc đó một đội công nhân từ phường 25, quận 10, TP.HCM lên làm ở khu vực rừng Tân Hòa. Đến năm 1986, tỉnh, thành lập rừng phòng hộ Dầu Tiếng. Đội khai thác giải tán, một số chuyển đi, một số ở lại rừng thành khu dân cư P25 từ đó đến giờ.' - Ông Trần Quang Ghi, nguyên Chủ tịch xã Tân Hòa giải thích.
'Tỉnh đã có đề án di dời người dân ra khỏi đất lâm nghiệp. Huyện cũng đã ban hành kế hoạch di dời. Việc di dời, ổn định cuộc sống người dân ở P25 ban đầu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cần nhiều thời gian. Nhưng chuyển ra ngoài, người dân có điều kiện được chăm sóc y tế tốt hơn, các em nhỏ sẽ có điều kiện học tập tốt hơn.' - Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa chia sẻ.
Theo PLO
Bình luận