Nhìn những đứa trẻ này không ai không chạnh lòng bởi nước da đen nhẻm, tóc vàng hoe, đứa có quần, đứa chỉ có áo, tất cả đều gầy nhom khẳng khiu.
Bọn trẻ vẫn nô đùa chạy nhảy. Chúng còn quá nhỏ, đứa lớn nhất chừng 6 -7 tuổi. Có đứa chỉ mới chập chững biết đi.
Nhìn những đứa trẻ này không ai không chạnh lòng. Nước da đen nhẻm. Tóc vàng hoe vì nắng. Không đứa nào có được bộ quần áo tinh tươm lành lặn. Đứa có quần, đứa chỉ có áo. Chân không dép, đầu không nón, tất cả đều gầy nhom khẳng khiu.
Chúng tôi bắt gặp nhóm trẻ vào buổi sáng trên bãi đất nằm sát đường DT 831 ngay km 10 (xã Tuyên Bình H. Vĩnh Hưng, Long An). Để tiếp cận với chúng, phải qua một bãi sinh lầy lội. Thế nhưng, khi vào được bên trong, bọn trẻ bỏ chạy tán loạn.
Bế được một bé gái, gương mặt bé thất thần sợ sệt. Chưa kịp hỏi gì bé đã nói: “Chú ơi, đừng bắt cóc con. Má dặn con không được nói chuyện với người lạ sẽ bị bắt đi mất. Con sợ lắm”.
Ra là vậy! Tuy chơi đùa chạy nhảy nhưng lúc nào bọn trẻ cũng cảnh giác với người lạ. Đặt bé gái xuống, chúng tôi hỏi bé: “Ba má con có nhà không?”. "Không". Tiếng trả lời cộc lốc của bé làm cho chúng tôi thương cảm hơn bởi cả ngày rong chơi như thế lấy ai mà dạy dỗ.
“Ba má con làm gì?” “Ba đi bốc gạo, má cắt bồn bồn. Ba con chiều mới về má con thì chút nữa”.
Chúng tôi trấn an bé: “Mấy chú đến chơi thôi không bắt cóc con đâu”. Bé tròn xoe đôi mắt thơ ngây: “Thiệt vậy hả chú? Chú có kẹo không cho con một cục đi. Con thèm kẹo lắm".
Bất ngờ trước “đòi hỏi” này, chúng tôi nhìn quanh, không một hàng quán nào, nên dù cố tìm mua cho các cháu cũng không thể…
"Con học lớp mấy rồi” “Lớp 1 chú à. Mà tối mới học ban ngày trường không dạy”. “Nó học ngu lắm chú ơi” - giọng nói của một bé trai làm đứt quãng câu chuyện giữa chúng tôi và bé gái.
Mỗi đứa một câu, tranh nhau nói, tranh nhau cười. Cũng cạnh khóe với bạn trong câu nói, nhưng cái cạnh khóe của tuổi thơ vốn vô hại, trong sáng hồn nhiên quá…
Chén cơm chan nước lã
Trong số những đứa trẻ đáng thương này chúng tôi chợt nhìn thấy một bé gái đang cầm chén cơm trên tay. Bé mặc chiếc áo đầm. Da bé đen sạm; tóc phủ xuống, khô cong do lâu ngày chưa được gội.
Bé xúc cơm đưa vào miệng. Gọn gàng không rơi rớt. Nhìn vào chén cơm, chỉ có cơm và nước trắng. “Sao con không ăn đồ ăn mà chỉ chan canh thôi vậy”.
Bé thật thà: “Sáng nay ba má con đi làm, anh chị con bán vé số. Chỉ còn mình con ở nhà, đói quá con vô xúc cơm ăn. Không phải canh đâu chú ơi. Không có gì ăn con chan nước lạnh bỏ thêm vài hột muối cho dễ ăn thôi”.
Thật khó tin, người lớn còn không thể ăn như thế, nhưng cô bé ăn ngon lành đến hạt cuối cùng…
Khi chúng tôi đang mải chuyện với các bé, dưới kênh một phụ nữ vác trên vai bó lục bình nặng trĩu đi lên. Đến gần lũ trẻ, chị quăng xuống đất, lấy tay quẹt vệt mồ hôi trên trán.
Một đứa bé đến bên chị : “Má Sáu ơi sao hôm nay má về sớm vậy?” Chị nhìn lũ trẻ mỉm cười: “Hôm nay má gặp đám lục bình dày, cắt được nhiều nên về sớm. Có đứa nào ăn cơm chưa?". Đám trẻ nhao lên: “Đói quá mà tía, má con chưa về má Sáu ơi”.
Tôi đến bên chị hỏi thăm về tình trạng mấy đứa trẻ, chị Sáu cho biết cha mẹ chúng đều là Việt kiều ở Campuchia sinh sống bằng nghề chài lưới trên Biển Hồ từ mấy đời rồi.
Hai năm về trước, cá tôm trong Biển Hồ bỗng nhiên không còn nữa khiến cho nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh điêu đứng. Thế là họ dắt díu về đây.
Người nào còn ghe thì ở trên ghe. Người nào không có thì che tạm túp lều sống qua ngày. Không một người nào có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hoặc chí ít cũng nhớ được quê hương mình để chính quyền xác minh cấp giấy tờ và tạo điều kiện sinh sống.
Chị Sáu chỉ cho chúng tôi những túp lều lá, nếu chị không nói khó có ai hiểu được đó là nơi dung thân của cả chục con người.
Chị nói: “Mình là người Việt trở về sống trên đất nước Việt Nam mà lại không có quốc tịch Việt Nam thì cũng là một điều đáng buồn”.
Theo VNN
“Đừng bắt cóc con nhé…”
Bãi đất trống nham nhỏ. Chỗ cỏ mọc, chỗ bùn sình, chỗ trơ đất. Cạnh đó một vài túp lều nhỏ che tạm bằng lá. Một ta-luy thoai thoải dẫn xuống bờ kênh, nơi đó còn có những con đò gỗ neo đậu là nơi trú ngụ của nhiều gia đình.
Cùng nhau nô đùa |
Bọn trẻ vẫn nô đùa chạy nhảy. Chúng còn quá nhỏ, đứa lớn nhất chừng 6 -7 tuổi. Có đứa chỉ mới chập chững biết đi.
Nhìn những đứa trẻ này không ai không chạnh lòng. Nước da đen nhẻm. Tóc vàng hoe vì nắng. Không đứa nào có được bộ quần áo tinh tươm lành lặn. Đứa có quần, đứa chỉ có áo. Chân không dép, đầu không nón, tất cả đều gầy nhom khẳng khiu.
Chúng tôi bắt gặp nhóm trẻ vào buổi sáng trên bãi đất nằm sát đường DT 831 ngay km 10 (xã Tuyên Bình H. Vĩnh Hưng, Long An). Để tiếp cận với chúng, phải qua một bãi sinh lầy lội. Thế nhưng, khi vào được bên trong, bọn trẻ bỏ chạy tán loạn.
Bế được một bé gái, gương mặt bé thất thần sợ sệt. Chưa kịp hỏi gì bé đã nói: “Chú ơi, đừng bắt cóc con. Má dặn con không được nói chuyện với người lạ sẽ bị bắt đi mất. Con sợ lắm”.
“Chú ơi đừng bắt cóc con nhé” |
Ra là vậy! Tuy chơi đùa chạy nhảy nhưng lúc nào bọn trẻ cũng cảnh giác với người lạ. Đặt bé gái xuống, chúng tôi hỏi bé: “Ba má con có nhà không?”. "Không". Tiếng trả lời cộc lốc của bé làm cho chúng tôi thương cảm hơn bởi cả ngày rong chơi như thế lấy ai mà dạy dỗ.
“Ba má con làm gì?” “Ba đi bốc gạo, má cắt bồn bồn. Ba con chiều mới về má con thì chút nữa”.
Chúng tôi trấn an bé: “Mấy chú đến chơi thôi không bắt cóc con đâu”. Bé tròn xoe đôi mắt thơ ngây: “Thiệt vậy hả chú? Chú có kẹo không cho con một cục đi. Con thèm kẹo lắm".
Bất ngờ trước “đòi hỏi” này, chúng tôi nhìn quanh, không một hàng quán nào, nên dù cố tìm mua cho các cháu cũng không thể…
"Con học lớp mấy rồi” “Lớp 1 chú à. Mà tối mới học ban ngày trường không dạy”. “Nó học ngu lắm chú ơi” - giọng nói của một bé trai làm đứt quãng câu chuyện giữa chúng tôi và bé gái.
Mỗi đứa một câu, tranh nhau nói, tranh nhau cười. Cũng cạnh khóe với bạn trong câu nói, nhưng cái cạnh khóe của tuổi thơ vốn vô hại, trong sáng hồn nhiên quá…
Chén cơm chan nước lã
Trong số những đứa trẻ đáng thương này chúng tôi chợt nhìn thấy một bé gái đang cầm chén cơm trên tay. Bé mặc chiếc áo đầm. Da bé đen sạm; tóc phủ xuống, khô cong do lâu ngày chưa được gội.
Chén cơm chan nước lã |
Bé xúc cơm đưa vào miệng. Gọn gàng không rơi rớt. Nhìn vào chén cơm, chỉ có cơm và nước trắng. “Sao con không ăn đồ ăn mà chỉ chan canh thôi vậy”.
Bé thật thà: “Sáng nay ba má con đi làm, anh chị con bán vé số. Chỉ còn mình con ở nhà, đói quá con vô xúc cơm ăn. Không phải canh đâu chú ơi. Không có gì ăn con chan nước lạnh bỏ thêm vài hột muối cho dễ ăn thôi”.
Thật khó tin, người lớn còn không thể ăn như thế, nhưng cô bé ăn ngon lành đến hạt cuối cùng…
Khi chúng tôi đang mải chuyện với các bé, dưới kênh một phụ nữ vác trên vai bó lục bình nặng trĩu đi lên. Đến gần lũ trẻ, chị quăng xuống đất, lấy tay quẹt vệt mồ hôi trên trán.
Một đứa bé đến bên chị : “Má Sáu ơi sao hôm nay má về sớm vậy?” Chị nhìn lũ trẻ mỉm cười: “Hôm nay má gặp đám lục bình dày, cắt được nhiều nên về sớm. Có đứa nào ăn cơm chưa?". Đám trẻ nhao lên: “Đói quá mà tía, má con chưa về má Sáu ơi”.
Túp lều của gia đình những đứa trẻ |
Tôi đến bên chị hỏi thăm về tình trạng mấy đứa trẻ, chị Sáu cho biết cha mẹ chúng đều là Việt kiều ở Campuchia sinh sống bằng nghề chài lưới trên Biển Hồ từ mấy đời rồi.
Hai năm về trước, cá tôm trong Biển Hồ bỗng nhiên không còn nữa khiến cho nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh điêu đứng. Thế là họ dắt díu về đây.
Người nào còn ghe thì ở trên ghe. Người nào không có thì che tạm túp lều sống qua ngày. Không một người nào có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hoặc chí ít cũng nhớ được quê hương mình để chính quyền xác minh cấp giấy tờ và tạo điều kiện sinh sống.
Chị Sáu chỉ cho chúng tôi những túp lều lá, nếu chị không nói khó có ai hiểu được đó là nơi dung thân của cả chục con người.
Chị nói: “Mình là người Việt trở về sống trên đất nước Việt Nam mà lại không có quốc tịch Việt Nam thì cũng là một điều đáng buồn”.
Theo VNN
Bình luận