(VTC News) – “Nhà rùa học” Hà Đình Đức cho rằng việc cụ Rùa thoát ra buổi vây bắt ngày 08/3/2011 đã tránh cho nhiều người tai họa chen lấn, rơi xuống hồ.
Trò chuyện cùng PGS.TS Hà Đình Đức tại căn phòng làm việc của ông mới cảm nhận được tình cảm dành cho những công trình nghiên cứu rùa Hồ Gươm lớn đến nhường nào. Mỗi khi nói về rùa, nói về Hà Nội, ông nói không biết mệt với một tình yêu cháy bỏng.
Dưới làn nước xanh như ngọc của Hồ Gươm, “cụ rùa” – theo cách gọi của PGS Hà Đình Đức trở nên thân thương hơn đối với mỗi người dân Thủ đô. Cũng không ai biết được rằng cụ Rùa bao nhiêu tuổi nhưng, chỉ biết người Hà Nội xưa nay vẫn quen gọi một cách thành kính là “cụ rùa”.
“Cụ rùa” ở Hồ Gươm tạo nên nhiều huyền thoại trong trí tưởng tượng phong phú của người dân và sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học, trong đó có PGS.TS Hà Đình Đức, nhà rùa học hàng đầu của Việt Nam.
Ông Đức cho biết, ông có cơ duyên với "Cụ rùa” kể từ tháng 10/1991 khi ông nhận được lời đề nghị nghiên cứu về rùa ở Hồ Gươm từ Sở Văn hóa Hà Nội.
Với tình yêu Hồ Gươm và loài rùa có truyền thuyết gắn liền với lịch sử, văn hóa của Thủ đô, ông đồng ý và bắt tay vào nghiên cứu thông qua những lần rùa xuất hiện, bơi dọc bờ hồ song song với phố Đinh Tiên Hoàng.
Chứng kiến "cụ rùa" nhiều lần nổi lên với nhiều vết thương, lở loét vùng đầu, cổ và chi trước, ông Đức kiến nghị thành phố cần tiến hành vây bắt để khám, điều trị cho "cụ".
Nhớ lại quá trình 100 ngày vây bắt, kiểm tra và điều trị, vị phó giáo sư ngỡ như mới vừa xảy ra. Từng công đoạn trong quá trình ông đều nhớ như in.
“Bắt cụ cũng ly kỳ mà thả cụ cũng rất ly kỳ”, PGS Hà Đình Đức bắt đầu kể.
Theo đó, lần đầu tiên vây bắt đầu tiên vào ngày 8/3/2011 với sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng các ban ngành liên quan dưới sự chứng kiến của hàng ngàn người dân Thủ đô tuy nhiên không thành.
Phải tới lần thứ hai ngày 3/4/2011, nhóm nghiên cứu của ông mới có thể đưa "cụ" rùa vào bờ an toàn.
Khi kéo cụ vào sát bờ và quây lưới khoảng 40m2 thì cụ thoát ra khỏi vòng lưới nhỏ. Sau đó cụ vào sát bờ góc khác, mọi người lại dùng lưới phụ vây quanh và nghĩ là có thể đưa được “cụ” lên. Thế nhưng cụ đã xé tan lưới và thoát ra và nổi lên cách đó hàng trăm mét.
Hôm đó, trời mưa lâm thâm, PGS Hà Đình Đức vừa đói vừa rét nhưng vẫn miệt mài với công việc. Công nhân, công an, bộ đội lội hồ phải uống nước mắm cốt để giữ nhiệt.
Sau đó, lãnh đạo TP Hà Nội có mời PGS Hà Đình Đức lên để tham khảo ý kiến. Tuy việc đưa “cụ” không đạt như kế hoạch nhưng qua đó cũng thấy rằng thành phố đã có những động thái tích cực để chữa bệnh cho “cụ” và việc đưa “cụ” lên khỏi bờ cũng không hề đơn giản.
Ngay sau đó ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội nói: “Bác đã tặng cụ 8 chữ vàng”.
“Về tâm linh, cụ Rùa thoát ngoài hôm đó (08/3/2011) tránh cho Hà Nội một cái đại họa”, ông Đức nói.
Lý giải về việc này, PGS Hà Đình Đức kể lại khi đó rất đông người dân hiếu kỳ đứng kín xung quanh hồ từ Hàng Khay đến nhà hàng Thủy Tạ để chứng kiến cảnh đưa “cụ Rùa” lên để chữa trị.
“Khi đó, đông người khủng khiếp xung quanh hồ. Người thì leo lên cây, trèo lên người nhau, có người lại ngồi sát mép nước bờ hồ. Ai cũng muốn nhìn. Người ở đứng sau chỉ cần dướn lên để nhìn sẽ đẩy người đứng trước, xô nhau xuống hồ lớp nọ đè lên lớp kia sẽ chết hàng trăm người”, ông Đức lý giải.
Vị phó giáo sư này cũng cho rằng nếu điều đó xảy ra thì sẽ trở thành đại họa truyền đến muôn đời.
“Nếu điều đó xảy ra thì Hồ Gươm coi như xóa xổ, Hà Nội không thể nào giải thích được”, PGS Hà Đình Đức nói.
Sau đó, ngày 03/4/2011, cụ rùa lại nổi lên ở dốc Bảo Khánh nhìn ra đền Ngọc Sơn và đội cứu rùa tiếp tục công việc đưa cụ lên để chữa trị vết thương.
“Sau khi quây lưới, một công nhân ôm nhẹ vào mai cụ rồi cho vào khung lưới cùng hai chiếc thuyền rong cụ ra Tháp Rùa. Vừa đi, vừa hát hò ầm ĩ và hát bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, ông Đức nhớ lại.
Vừa kể ông Đức cảm thấy vô cùng hào hứng và ước “Ngày đó mà có flycam bay trên cao mà quay thì tuyệt vời”.
Khi đưa vào lồng, rùa di chuyển chậm chạp đặc biệt ở hai chi trước do có vết lở loét, viêm nhiễm rộng với diện tích cỡ vài bàn tay.
Những ngày đầu, "cụ" rùa không ăn thức ăn dù được chăm sóc cẩn thận. Chứng kiến cảnh trên PGS Đức và nhóm nghiên cứu không khỏi xót xa. Ông đã phối hợp với viện nghiên cứu thủy sản tiến hành sử dụng thuốc đặc trị bôi lên các vết thương.
Để đảm bảo sức khỏe cụ rùa sớm hồi phục, hàng ngày PGS Hà Đình Đức cùng các cộng sự thường xuyên theo dõi diễn biến sức khỏe cũng như tăng cường chế độ dinh dưỡng cho "cụ".
Ngoài việc điều trị bằng thuốc đặc trị các vết thường, ông Đức còn đề nghị ngăn chặn và tiêu diệt loài rùa tai đỏ ở Hồ Gươm.
Tiếp tục câu chuyện, ông Đức hào hứng cho rằng không chỉ có việc vây bắt mà đến lúc thả “cụ” về hồ cũng rất ly kỳ.
“Hôm bắt cụ Rùa là mùng 30/4 đến hôm đưa cụ trở lại Hồ Gươm là ngày 12/7 đúng 100 ngày. Ông Khôi (Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) phát lệnh trả cụ về hồ chỉ có 4 người được biết thông tin này, trong đó có tôi”, ông Đức nhớ lại.
Hôm đó, mấy cán bộ vẫn tham gia đưa cụ vào khung lưới để chấm thuốc chỉ tưởng ông Khôi ra thăm cụ bình thường như mọi khi.
Sau khi làm lễ ở đền Ngọc Sơn và trên Tháp Rùa, các anh em hạ khung lưới xuống sát đáy bể cụ tự bơi vào (những lần trước đều phải lội xuống bể điều trị tìm cụ và nhẹ nhàng đưa cụ vào khung lưới).
Cẩu nâng khung lưới lên ra ngoài bể điều tri và hạ xuống hồ, tháo các thanh sắt dựng đứng.
“Cụ từ từ bơi ra và lặn qua gầm bể điều tri về phía trụ sở UBND TP, sau đó bơi dọc đường Đinh Tiên Hoàng khoảng 100m rồi nhô đầu lên như tạm biệt mọi người rồi cụ lặn xuống lòng hồ. Tất cả mọi người chứng kiến đều tròn xoe mắt ngạc nhiên”, ông Đức nhớ lại.
Phạm Thịnh
>> ĐỌC TIẾP...Trò chuyện cùng PGS.TS Hà Đình Đức tại căn phòng làm việc của ông mới cảm nhận được tình cảm dành cho những công trình nghiên cứu rùa Hồ Gươm lớn đến nhường nào. Mỗi khi nói về rùa, nói về Hà Nội, ông nói không biết mệt với một tình yêu cháy bỏng.
PGS Hà Đình Đức trong một lần tiếp cận chăm sóc cho "cụ Rùa" |
“Cụ rùa” ở Hồ Gươm tạo nên nhiều huyền thoại trong trí tưởng tượng phong phú của người dân và sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học, trong đó có PGS.TS Hà Đình Đức, nhà rùa học hàng đầu của Việt Nam.
Ông Đức cho biết, ông có cơ duyên với "Cụ rùa” kể từ tháng 10/1991 khi ông nhận được lời đề nghị nghiên cứu về rùa ở Hồ Gươm từ Sở Văn hóa Hà Nội.
Với tình yêu Hồ Gươm và loài rùa có truyền thuyết gắn liền với lịch sử, văn hóa của Thủ đô, ông đồng ý và bắt tay vào nghiên cứu thông qua những lần rùa xuất hiện, bơi dọc bờ hồ song song với phố Đinh Tiên Hoàng.
Chứng kiến "cụ rùa" nhiều lần nổi lên với nhiều vết thương, lở loét vùng đầu, cổ và chi trước, ông Đức kiến nghị thành phố cần tiến hành vây bắt để khám, điều trị cho "cụ".
PGS Hà Đình Đức kể với PV VTC News về hành trình giải cứu rùa Hồ Gươm (Ảnh: Phạm Thịnh) |
“Bắt cụ cũng ly kỳ mà thả cụ cũng rất ly kỳ”, PGS Hà Đình Đức bắt đầu kể.
Theo đó, lần đầu tiên vây bắt đầu tiên vào ngày 8/3/2011 với sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng các ban ngành liên quan dưới sự chứng kiến của hàng ngàn người dân Thủ đô tuy nhiên không thành.
Phải tới lần thứ hai ngày 3/4/2011, nhóm nghiên cứu của ông mới có thể đưa "cụ" rùa vào bờ an toàn.
Video: 'Cụ rùa' Hồ Gươm nổi lên năm 2012
Nguồn: VnExpress
Trước đó, ngày 8/3/2011, thấy cụ rùa nổi ở phía đường Lý Thái Tổ, đội công nhân tiến hành quây lưới rộng tới 700m2. Càng kéo thì chì ở lưới càng chìm vì bùn ở hồ nhiều. Sau đó, thành phố huy động cả công an và quân đội cũng không kéo được.Khi kéo cụ vào sát bờ và quây lưới khoảng 40m2 thì cụ thoát ra khỏi vòng lưới nhỏ. Sau đó cụ vào sát bờ góc khác, mọi người lại dùng lưới phụ vây quanh và nghĩ là có thể đưa được “cụ” lên. Thế nhưng cụ đã xé tan lưới và thoát ra và nổi lên cách đó hàng trăm mét.
Rùa hồ Gươm trong chiếc bể chữa trị, chăm sóc dưới chân Tháp Rùa |
Sau đó, lãnh đạo TP Hà Nội có mời PGS Hà Đình Đức lên để tham khảo ý kiến. Tuy việc đưa “cụ” không đạt như kế hoạch nhưng qua đó cũng thấy rằng thành phố đã có những động thái tích cực để chữa bệnh cho “cụ” và việc đưa “cụ” lên khỏi bờ cũng không hề đơn giản.
Nói về “cụ rùa”, ông Đức rút ra 4 kết luận: bình tĩnh, hiền lành, khôn khéo và khỏe mạnh. “Nói về cụ ngắn gọn như thế thôi”, ông Đức kết luận.
Ngay sau đó ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội nói: “Bác đã tặng cụ 8 chữ vàng”.
Lý giải về việc này, PGS Hà Đình Đức kể lại khi đó rất đông người dân hiếu kỳ đứng kín xung quanh hồ từ Hàng Khay đến nhà hàng Thủy Tạ để chứng kiến cảnh đưa “cụ Rùa” lên để chữa trị.
“Khi đó, đông người khủng khiếp xung quanh hồ. Người thì leo lên cây, trèo lên người nhau, có người lại ngồi sát mép nước bờ hồ. Ai cũng muốn nhìn. Người ở đứng sau chỉ cần dướn lên để nhìn sẽ đẩy người đứng trước, xô nhau xuống hồ lớp nọ đè lên lớp kia sẽ chết hàng trăm người”, ông Đức lý giải.
Vị phó giáo sư này cũng cho rằng nếu điều đó xảy ra thì sẽ trở thành đại họa truyền đến muôn đời.
“Nếu điều đó xảy ra thì Hồ Gươm coi như xóa xổ, Hà Nội không thể nào giải thích được”, PGS Hà Đình Đức nói.
Sau đó, ngày 03/4/2011, cụ rùa lại nổi lên ở dốc Bảo Khánh nhìn ra đền Ngọc Sơn và đội cứu rùa tiếp tục công việc đưa cụ lên để chữa trị vết thương.
“Sau khi quây lưới, một công nhân ôm nhẹ vào mai cụ rồi cho vào khung lưới cùng hai chiếc thuyền rong cụ ra Tháp Rùa. Vừa đi, vừa hát hò ầm ĩ và hát bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, ông Đức nhớ lại.
Vừa kể ông Đức cảm thấy vô cùng hào hứng và ước “Ngày đó mà có flycam bay trên cao mà quay thì tuyệt vời”.
Video: Bắt được rùa biển khổng lồ ở Quảng Bình
Nguồn:VTV
Những ngày đầu, "cụ" rùa không ăn thức ăn dù được chăm sóc cẩn thận. Chứng kiến cảnh trên PGS Đức và nhóm nghiên cứu không khỏi xót xa. Ông đã phối hợp với viện nghiên cứu thủy sản tiến hành sử dụng thuốc đặc trị bôi lên các vết thương.
Để đảm bảo sức khỏe cụ rùa sớm hồi phục, hàng ngày PGS Hà Đình Đức cùng các cộng sự thường xuyên theo dõi diễn biến sức khỏe cũng như tăng cường chế độ dinh dưỡng cho "cụ".
Ngoài việc điều trị bằng thuốc đặc trị các vết thường, ông Đức còn đề nghị ngăn chặn và tiêu diệt loài rùa tai đỏ ở Hồ Gươm.
"Cụ Rùa" Hồ Gươm |
“Hôm bắt cụ Rùa là mùng 30/4 đến hôm đưa cụ trở lại Hồ Gươm là ngày 12/7 đúng 100 ngày. Ông Khôi (Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) phát lệnh trả cụ về hồ chỉ có 4 người được biết thông tin này, trong đó có tôi”, ông Đức nhớ lại.
PGS Hà Đình Đức vẫn miệt mài nghiên cứu các công trình về Rùa Hồ Gươm |
Sau khi làm lễ ở đền Ngọc Sơn và trên Tháp Rùa, các anh em hạ khung lưới xuống sát đáy bể cụ tự bơi vào (những lần trước đều phải lội xuống bể điều trị tìm cụ và nhẹ nhàng đưa cụ vào khung lưới).
Cẩu nâng khung lưới lên ra ngoài bể điều tri và hạ xuống hồ, tháo các thanh sắt dựng đứng.
“Cụ từ từ bơi ra và lặn qua gầm bể điều tri về phía trụ sở UBND TP, sau đó bơi dọc đường Đinh Tiên Hoàng khoảng 100m rồi nhô đầu lên như tạm biệt mọi người rồi cụ lặn xuống lòng hồ. Tất cả mọi người chứng kiến đều tròn xoe mắt ngạc nhiên”, ông Đức nhớ lại.
Phạm Thịnh
Bình luận