• Zalo

Ở Trung Quốc vì sao chữ Phúc dán ngược?

Thế giớiThứ Bảy, 09/02/2013 06:15:00 +07:00Google News

(VTC News) - Chữ 'Phúc' dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến.

(VTC News) - Chữ 'Phúc' dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến.

Ngày nay nhiều người Trung Quốc dán chữ Phúc ngược để cầu may mắn trong dịp năm mới. Chữ phúc dán ngược có truyền thuyết trong dân gian.

Năm đó Thái tổ Chu Nguyên Chương nhà Minh dùng chữ “phúc” để ngầm chuẩn bị cho việc giết người.

Người Trung Quốc dán chữ 'Phúc' ngược cầu may mắn 

Mã hoàng hậu là người nhân hậu, để tiêu trừ hại họa này, bà lệnh cho mọi nhà trong toàn thành sáng mai đều treo chữ “Phúc” ở cửa nhà mình. Lệnh chỉ của hoàng hậu không người nào dám làm trái, vậy là trên cửa của nhà nhà đều dán chữ “phúc”.

Trong đó có một nhà vì không biết chữ nên dán chữ “phúc” ngược. Ngày hôm sau, Hoàng đế sai người đi kiểm tra khắp các đường phố, phát hiện thấy một nhà dán chữ phúc ngược. Hoàng đế nghe xong rất tức giận, lập tức sai người chuẩn bị xuất giá đến nhà đó bắt tội.

Hoàng hậu thấy sự tình không tốt, vội vàng nói với Chu Nguyên Chương “nhà đó biết hôm nay ông đến thăm, nên cố ý mang chữ phúc dán ngược ( tức là "phúc đảo"), chữ "đảo" trong tiếng Hán đồng âm với chữ "đáo", mà "phúc đáo" có nghĩa là “phúc đến”. Hoàng đế nghe thấy có lý, bèn hạ lệnh thả người, đại hoạ cuối cùng được tiêu tan.

Từ đó mọi người thường dùng chữ ‘phúc” dán ngược, nhất là để cầu cát lợi, thứ hai là để tưởng nhớ  Mã Hoàng hậu.

Việt Nam cũng có tục dán chữ Phúc ở cửa nhà vào dịp tết, mục đích là cầu mong năm mới có nhiều phúc lành tới nhà, nhiều vận may, nhiều sức khỏe.

Tuy nhiên nếu để ý, người Việt thường dán chữ Phúc thẳng, còn ở Trung Quốc người ta dán chữ Phúc ngược, quay đầu xuống dưới.

Nhân Mã (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn