(VTC News) - Trong hành trình nghiên cứu bãi đá cổ Sapa 15 năm nay, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã phát hiện nhiều điều lý thú. Bãi đá cổ Sapa cũng đã cung cấp một trong số hàng trăm chứng cứ chứng minh cho công trình nghiên cứu cả cuộc đời ông: Nền văn hiến lạc Việt đã trải 5.000 năm!
Ông bảo rằng: “Cả đời tôi đã và sẽ dành toàn bộ trí lực để chứng minh luận điểm của mình, cũng như bảo vệ quan điểm cội nguồn Kinh Dịch là của dân tộc Lạc Việt, có nguồn gốc từ nước Bách Việt cổ xưa”.
Để chứng minh nền văn hiến Lạc Việt đã tồn tại rất lâu đời và phủ nhận quan điểm của các nhà khoa học khác cho rằng thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc đóng khố hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai, ông đã dày công viết cuốn sách đầu tiên về một thời khuyết sử của dân tộc Việt, đó là cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”.
Những truyền thuyết trong dân gian được giải mã đã dẫn đến ý tưởng rất mãnh liệt trong ông là: Cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về nền văn hiến Lạc Việt. Đây chính là nội dung của lịch sử văn hiến trải gần 5.000 năm của dân tộc Việt.
Qua nghiên cứu này, ông đã nhận ra rằng, Kinh Dịch là của dân tộc Việt, bởi tất cả những mật ngữ trong những di sản văn hóa phi vật thể được giải mã đều chỉ thẳng đến điều này. Rõ nhất chính là truyền thuyết: “Bà Nữ Oa vá trời”.
Để tìm ra sự hướng dẫn của các mật ngữ để lại, ông sưu tầm tất cả những cuốn sách về ca dao tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết Việt... Có thời gian cả năm trời ông đóng cửa đọc nghiến ngấu cả ngàn pho sách có nội dung như trên và dừng lại ở nhưng câu ca dao, tục ngữ, những truyện cổ Việt… có vẻ bí ẩn, trái khoáy, là lạ để tìm cách giải mã. Hy vọng sẽ có một hướng dẫn nào đó chứng minh điều này. Nhưng có vẻ như vô vọng….
Cũng lúc ấy, những bài viết của các nhà nghiên cứu, các học giả thi nhau chiếm lĩnh mặt báo minh chứng về cái “tinh thần khoa học” trong việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống trải 4.000 năm của dân tộc Việt. Có tờ báo đã mở hẳn một chuyên đề: “Nhìn lại lịch sử” để đăng các loại bài như thế. Điều này càng làm ông nóng ruột.
“Sẽ không thể phục hồi được những giá trị văn hóa truyền thống, nếu không chứng tỏ được nội dung và giá trị của nó” - Từ sự suy nghĩ đó, ông đã cho ra đời cuốn sách “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” vào năm 2002. Cuốn sách này đã chứng minh nền văn hiến lâu đời qua hệ thống tranh dân gian.
Tuy nhiên, khi gửi cuốn sách đi in, họ đọc chưa hết đã quẳng vào sọt rác, vì… cãi lại cả các nhà khoa học lỗi lạc.
Trong lúc đang bế tắc trong việc chứng minh cội nguồn Kinh Dịch của dân tộc Lạc Việt thì có một nhà khoa học sau khi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đã cho rằng: “Bãi đá Sapa của người Việt cổ tạo dựng vào khoảng năm 300 trước Công nguyên”. Nhận được thông tin này, ông mừng như vớ được vàng. Đây chính là thời gian sụp đổ của nhà nước Văn Lang theo chính sử (năm 258 trước Công nguyên).
Ông chợt nhớ lại một truyền thuyết về cuộc truyền ngôi giữa đời Hùng Vương cuối cùng và Thục Phán. Truyền thuyết nói rằng: “Sau khi nhường ngôi cho Thục Phán, vua Hùng và hoàng tộc đi về vùng Tây Bắc”.
Vùng Tây Bắc chính là vị trí của tỉnh Lào Cai - gần với Phong Châu – kinh đô cuối cùng của nhà nước Văn Lang – nơi chứa đựng những ký hiệu bí ẩn trên bãi đá cổ Sapa! Phải chăng, bãi đá cổ Sapa là pho sách ghi lại những bí mật của cha ông ta để đời sau giải mã? Phải chăng đây chính là một nửa cái chìa khóa cần ráp lại để mở kho tàng đầy bí ẩn của phương Đông?
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố hùng hồn: “Sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa, tôi thấy không cần phải tiếp tục viết sách chứng minh cho nền văn minh Lạc Việt trải gần 5.000 năm văn hiến. Bởi vì, sự kỳ vĩ của trí tuệ tổ tiên cho thấy sớm muộn nền văn minh này sẽ được sáng tỏ. So sánh tri thức của tổ tiên thì tri thức khoa học hiện đại với những phương tiện như vệ tinh nhân tạo, bom nguyên tử chỉ là trò chơi của trẻ con. Chỉ cần một trận động đất, trận sóng thần làm thí dụ thì tất cả những thứ trò chơi trẻ con ấy sẽ móp méo và dùng để bán ve chai”.
Sự nhỏ bé của khoa học hiện đại, chính là vì nó chưa khám phá được hết những bí ẩn của vũ trụ. Dù chưa nghiên cứu hết những hình vẽ trên bãi đá cổ, nhưng ông khẳng định rằng: “Một phần những bí ẩn của vũ trụ trong nền văn hóa Đông phương huyền vĩ đang ở trong những đường nét ngoằn ngoèo trên bãi đá cổ Sapa”.
Hầu hết những hình khắc trên bãi đá cổ này qua nghiên cứu của ông đều giải thích về sự vận động và tương tác từ vũ trụ.
Tất nhiên, mỗi một người đều có cái nhìn riêng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự cho mình là đúng, cũng như các nhà nghiên cứu khi quán xét bãi đá cổ cũng tự cho mình là đúng bởi không hề có tiêu chí cho sự giải mã. Ai muốn hiểu thế nào cũng được.
Chính vì vậy mà hình cái mặt cối đá được vẽ rất chi tiết, có người thì bảo “Đấy là biểu tượng của một xã hội nông nghiệp”, nhưng ông lại bảo rằng đó là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ. Có người sẽ lên giọng chê bai rằng: “Vào thời cổ đại, lạc hậu thì làm sao mà người ta có thể hiểu được rằng tương tác là nguyên nhân sự tồn tại và phát triển của vũ trụ?”.
Chính vì thế, trong con mắt một số người, ông trở thành người gàn dở, một kẻ siêu tưởng. Tuy nhiên, ông vẫn luôn tự hào là người luôn tìm cách nâng tầm trí tuệ dân tộc, chứ không nhăm nhe đi tìm lý lẽ để bác bỏ trí tuệ của ông cha để lại.
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh hài ước: “Rất nhiều người ôm một đống sách Hán và bĩu môi trước những lý thuyết của tôi. Họ khẳng định một cách chắc chắn rằng Kinh Dịch là của người Hoa Hạ, trong khi đó, hàng ngàn năm trôi qua chính người Trung Quốc lại không lý giải được cội nguồn của nó cũng như không hiểu được rất nhiều chỗ huyền bí trong Kinh Dịch mà tiêu biểu là họ không tìm thấy căn nguyên của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên từ nền văn minh Hoa Hạ.
Còn tôi lại có thể lý giải được cội nguồn của Kinh Dịch dựa trên rất nhiều cơ sở khoa học mà sự kỳ vĩ trên các hình khắc ở bãi đá cổ Sapa đã nói tất cả thì tôi chẳng thấy xấu hổ gì mà không nhận Kinh Dịch là của người Việt mình.
Tôi tin rằng, nếu có người giải mã được toàn bộ bãi đá cổ Sapa thì đó phải là lúc một lý thuyết thống nhất vũ trụ được chứng minh. Nhưng nghe ra điều đó còn xa vời quá. Điều cần kíp nhất lúc này là phải bảo tồn gấp pho sách Dịch văn cực quý này, kẻo vài năm nữa nó sẽ biến mất khỏi tâm trí người Việt”.
Có một sự thực mà ai cũng thấy, đó là trong khi những bí ẩn của bãi đá cổ Sapa chưa được sáng tỏ, thì nó đã sắp biến mất bởi sự vô ý thức, thiếu trách nhiệm của chúng ta với những giá trị của tổ tiên.
Trần Bình Thủy
Tôi cũng đã đọc một số cuốn sách trong số cả chục cuốn sách của ông viết về nền văn minh Lạc Việt và tôi phải công nhận rằng, đó là những tài liệu nghiên cứu rất nghiêm túc, khoa học. Riêng tinh thần yêu nước của ông thì có thể nói là… điên cuồng.
Trong khi các nhà khoa học, kể cả những người có kiến thức uyên bác nhất đều tìm cách bác bỏ nền văn minh Lạc Việt đã tồn tại 4.000 năm, thì ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại âm thầm đi tìm lời giải đáp cho sự tồn tại của nền văn hiến Lạc Việt những 5.000 năm lịch sử.
Chữ Việt cổ trên bãi đá cổ Sapa? |
Ông bảo rằng: “Cả đời tôi đã và sẽ dành toàn bộ trí lực để chứng minh luận điểm của mình, cũng như bảo vệ quan điểm cội nguồn Kinh Dịch là của dân tộc Lạc Việt, có nguồn gốc từ nước Bách Việt cổ xưa”.
Để chứng minh nền văn hiến Lạc Việt đã tồn tại rất lâu đời và phủ nhận quan điểm của các nhà khoa học khác cho rằng thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc đóng khố hoặc cùng lắm là một nhà nước sơ khai, ông đã dày công viết cuốn sách đầu tiên về một thời khuyết sử của dân tộc Việt, đó là cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”.
Những truyền thuyết trong dân gian được giải mã đã dẫn đến ý tưởng rất mãnh liệt trong ông là: Cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về nền văn hiến Lạc Việt. Đây chính là nội dung của lịch sử văn hiến trải gần 5.000 năm của dân tộc Việt.
Hòn đá có hình khắc nằm ngay bên đường. |
Qua nghiên cứu này, ông đã nhận ra rằng, Kinh Dịch là của dân tộc Việt, bởi tất cả những mật ngữ trong những di sản văn hóa phi vật thể được giải mã đều chỉ thẳng đến điều này. Rõ nhất chính là truyền thuyết: “Bà Nữ Oa vá trời”.
Để tìm ra sự hướng dẫn của các mật ngữ để lại, ông sưu tầm tất cả những cuốn sách về ca dao tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết Việt... Có thời gian cả năm trời ông đóng cửa đọc nghiến ngấu cả ngàn pho sách có nội dung như trên và dừng lại ở nhưng câu ca dao, tục ngữ, những truyện cổ Việt… có vẻ bí ẩn, trái khoáy, là lạ để tìm cách giải mã. Hy vọng sẽ có một hướng dẫn nào đó chứng minh điều này. Nhưng có vẻ như vô vọng….
Ông Tuấn Anh đã nghiên cứu bãi đá cổ Sapa từ 15 năm trước. Ảnh: Nguyễn Văn Dương |
Cũng lúc ấy, những bài viết của các nhà nghiên cứu, các học giả thi nhau chiếm lĩnh mặt báo minh chứng về cái “tinh thần khoa học” trong việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống trải 4.000 năm của dân tộc Việt. Có tờ báo đã mở hẳn một chuyên đề: “Nhìn lại lịch sử” để đăng các loại bài như thế. Điều này càng làm ông nóng ruột.
“Sẽ không thể phục hồi được những giá trị văn hóa truyền thống, nếu không chứng tỏ được nội dung và giá trị của nó” - Từ sự suy nghĩ đó, ông đã cho ra đời cuốn sách “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” vào năm 2002. Cuốn sách này đã chứng minh nền văn hiến lâu đời qua hệ thống tranh dân gian.
Tuy nhiên, khi gửi cuốn sách đi in, họ đọc chưa hết đã quẳng vào sọt rác, vì… cãi lại cả các nhà khoa học lỗi lạc.
Ông Tuấn Anh trong một lần đi làm từ thiện ở miền Trung. Ảnh: Nguyễn Văn Dương. |
Trong lúc đang bế tắc trong việc chứng minh cội nguồn Kinh Dịch của dân tộc Lạc Việt thì có một nhà khoa học sau khi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đã cho rằng: “Bãi đá Sapa của người Việt cổ tạo dựng vào khoảng năm 300 trước Công nguyên”. Nhận được thông tin này, ông mừng như vớ được vàng. Đây chính là thời gian sụp đổ của nhà nước Văn Lang theo chính sử (năm 258 trước Công nguyên).
Ông chợt nhớ lại một truyền thuyết về cuộc truyền ngôi giữa đời Hùng Vương cuối cùng và Thục Phán. Truyền thuyết nói rằng: “Sau khi nhường ngôi cho Thục Phán, vua Hùng và hoàng tộc đi về vùng Tây Bắc”.
Vùng Tây Bắc chính là vị trí của tỉnh Lào Cai - gần với Phong Châu – kinh đô cuối cùng của nhà nước Văn Lang – nơi chứa đựng những ký hiệu bí ẩn trên bãi đá cổ Sapa! Phải chăng, bãi đá cổ Sapa là pho sách ghi lại những bí mật của cha ông ta để đời sau giải mã? Phải chăng đây chính là một nửa cái chìa khóa cần ráp lại để mở kho tàng đầy bí ẩn của phương Đông?
Bản dập bãi đá cổ Sapa trong một triển lãm ở Thụy Điển. Các nhà khoa học phương Tây đã sững sờ trước sự kỳ bí của những hình khắc này. Ảnh: sưu tầm. |
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố hùng hồn: “Sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa, tôi thấy không cần phải tiếp tục viết sách chứng minh cho nền văn minh Lạc Việt trải gần 5.000 năm văn hiến. Bởi vì, sự kỳ vĩ của trí tuệ tổ tiên cho thấy sớm muộn nền văn minh này sẽ được sáng tỏ. So sánh tri thức của tổ tiên thì tri thức khoa học hiện đại với những phương tiện như vệ tinh nhân tạo, bom nguyên tử chỉ là trò chơi của trẻ con. Chỉ cần một trận động đất, trận sóng thần làm thí dụ thì tất cả những thứ trò chơi trẻ con ấy sẽ móp méo và dùng để bán ve chai”.
Sự nhỏ bé của khoa học hiện đại, chính là vì nó chưa khám phá được hết những bí ẩn của vũ trụ. Dù chưa nghiên cứu hết những hình vẽ trên bãi đá cổ, nhưng ông khẳng định rằng: “Một phần những bí ẩn của vũ trụ trong nền văn hóa Đông phương huyền vĩ đang ở trong những đường nét ngoằn ngoèo trên bãi đá cổ Sapa”.
Một hình khắc đầy bí ẩn. |
Hầu hết những hình khắc trên bãi đá cổ này qua nghiên cứu của ông đều giải thích về sự vận động và tương tác từ vũ trụ.
Tất nhiên, mỗi một người đều có cái nhìn riêng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự cho mình là đúng, cũng như các nhà nghiên cứu khi quán xét bãi đá cổ cũng tự cho mình là đúng bởi không hề có tiêu chí cho sự giải mã. Ai muốn hiểu thế nào cũng được.
Chính vì vậy mà hình cái mặt cối đá được vẽ rất chi tiết, có người thì bảo “Đấy là biểu tượng của một xã hội nông nghiệp”, nhưng ông lại bảo rằng đó là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ. Có người sẽ lên giọng chê bai rằng: “Vào thời cổ đại, lạc hậu thì làm sao mà người ta có thể hiểu được rằng tương tác là nguyên nhân sự tồn tại và phát triển của vũ trụ?”.
Đây là biểu tượng của một xã hội nông nghiệp, chiếc cối đá, chiếc bánh dầy hay biểu tượng của sự tương tác của vũ trụ? |
Chính vì thế, trong con mắt một số người, ông trở thành người gàn dở, một kẻ siêu tưởng. Tuy nhiên, ông vẫn luôn tự hào là người luôn tìm cách nâng tầm trí tuệ dân tộc, chứ không nhăm nhe đi tìm lý lẽ để bác bỏ trí tuệ của ông cha để lại.
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh hài ước: “Rất nhiều người ôm một đống sách Hán và bĩu môi trước những lý thuyết của tôi. Họ khẳng định một cách chắc chắn rằng Kinh Dịch là của người Hoa Hạ, trong khi đó, hàng ngàn năm trôi qua chính người Trung Quốc lại không lý giải được cội nguồn của nó cũng như không hiểu được rất nhiều chỗ huyền bí trong Kinh Dịch mà tiêu biểu là họ không tìm thấy căn nguyên của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên từ nền văn minh Hoa Hạ.
Hòn đá cổ khổng lồ, có hình khắc tuyệt đẹp trải kín bề mặt bị biến thành cầu trượt. |
Còn tôi lại có thể lý giải được cội nguồn của Kinh Dịch dựa trên rất nhiều cơ sở khoa học mà sự kỳ vĩ trên các hình khắc ở bãi đá cổ Sapa đã nói tất cả thì tôi chẳng thấy xấu hổ gì mà không nhận Kinh Dịch là của người Việt mình.
Tôi tin rằng, nếu có người giải mã được toàn bộ bãi đá cổ Sapa thì đó phải là lúc một lý thuyết thống nhất vũ trụ được chứng minh. Nhưng nghe ra điều đó còn xa vời quá. Điều cần kíp nhất lúc này là phải bảo tồn gấp pho sách Dịch văn cực quý này, kẻo vài năm nữa nó sẽ biến mất khỏi tâm trí người Việt”.
Có một sự thực mà ai cũng thấy, đó là trong khi những bí ẩn của bãi đá cổ Sapa chưa được sáng tỏ, thì nó đã sắp biến mất bởi sự vô ý thức, thiếu trách nhiệm của chúng ta với những giá trị của tổ tiên.
Trần Bình Thủy
Bình luận