(VTC News) - Sau gần 50 năm lưu lạc, "liệt sĩ" Nguyễn Thị Ân đã trở về trong niềm vui khôn tả của người thân, chòm xóm, bởi hành trình trở về quê của bà đầy nước mắt.
Người chiến sĩ Quảng Đà
Bà Nguyễn Thị Ân (SN 1945, tại xã Hòa Lương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà, nay là xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, giàu lòng yêu nước.
Tháng 5/1964, bà Ân thoát ly tham gia cách mạng khi mới 19 tuổi và được bố trí công tác tại Ban lương thực K600 tỉnh Quảng Đà đóng tại (Đồng Xanh-Đồng Nghệ, xã Hòa Lương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà) nên thi thoảng mới về thăm gia đình.
Đến cuối năm 1965, chiến tranh ngày càng ác liệt, các cơ sở cách mạng đã phải chuyển lên núi hoạt động, được sự điều động của tổ chức, tháng 11/1968, bà Ân làm hộ lý tại Bệnh xá C20 cánh Trung, mặt trận 4 Quảng Đà.
Do sức ép của bom đạn chiến tranh, sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục ở lại chiến trường, bà Ân được tổ chức đưa đi học tập tại Trường Văn hóa Thương binh 1-Vĩnh Phú.
Cách đó ít lâu, bà hay tin cha mẹ mất, anh trai và em gái hy sinh. Cú sốc tinh thần quá lớn khiến bà Ân không trụ vững, sức khỏe yếu dần, tinh thần hoảng loạn và mất khả năng nhận biết từ đó.
Sau ngày đất nước thống nhất, bà Ân vẫn bặt tin. Vô vọng, gia đình lập bàn thờ và lấy ngày 27/7 làm ngày giỗ. Đến năm 2006, Thủ tướng Chính phủ công nhận bằng Tổ Quốc ghi công cho liệt sĩ Nguyễn Thị Ân.
Trùng phùng trong nước mắt
Những tưởng cuộc đời của người chiến sĩnăm xưa đã yên nghỉ, thì vào tháng 5/2015, khi ông Nguyễn Ba (trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có chuyến vào Nam để tìm kiếm người anh trai thất lạc đã được Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (thuộc Bộ LĐTBXH đóng tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết Trung tâm có tiếp nhận thương binh tên là Nguyễn Thị Ân (SN 1942, quê quán thôn Gò Hà, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà) từ miền Bắc chuyển vào từ năm 2004 nhưng không có người thân.
Sức khỏe bà Ân rất yếu, mất khả năng nhận biết người xung quanh, không nói được. Biết ông Ba là người Quảng Nam, Trung tâm đã nhờ ông về tìm giúp người thân.
Với những thông tin ít ỏi về bà Ân, nhưng với tâm trạng của một người bị thất lạc người thân, ông Ba tìm về xã Hoà Khương để hỏi tin tức. Sau gần 2 tháng tìm kiếm, không phụ công người, ông Nguyễn Ba đã tìm được gia đình bà Ân ở xã Hòa Khương và báo tin bà Ân vẫn còn sống khiến cả gia đình bất ngờ và xúc động.
Nhận được thông tin từ ông Ba, cả gia đình bà Ân lục đục bắt xe đò vào Nam tìm kiếm. Và cái ngày định mệnh bao năm đã đến, chiều 3/7, niềm vui vỡ òa khi cả gia đình, người thân gặp lại bà Ân sau 47 năm.
Dẫu gần 50 năm mới gặp lại em chồng nhưng bà Lê Thị Phán vẫn nhận ra khuôn mặt của bà Ân. Không thể ai khác, đây là liệt sĩ Nguyễn Thị Ân mà gia đình đã lập bàn thờ mấy chục năm qua. Tất cả bật khóc trong niềm vui khôn cùng...
Niềm vui nhân đôi
Khi thông tin bà Ân trở về sau gần 50 năm thất lạc, căn nhà cấp 4 tuyềnh toàng của gia đình bà Lê Thị Phán (thôn Hương Lam, xã Hoà Khương, huyện Hòa Vang) trở nên nhộn nhịp hơn moị ngày. Bà con chòm xóm, họ tộc và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và chia vui cùng gia đình.
Ngồi ngệch người trên chiếc xe lăn, mặc dù mất khả năng nhận biết, nhưng nước mắt cứ lăn trên gò má nhăn nheo của bà Ân.
Có thể bà đã cảm nhận được điều gì đó, phải chăng là tình yêu thương của người thân, bà con chòm xóm, nơi chôn nhau cắt rốn mà mấy chục năm nay bà tưởng đã phải nằm lại nơi đất khách, quê người.
"Gia đình đã tìm kiếm cô trong suốt mấy chục năm nay, và luôn hy vọng có một ngày sẽ tìm thấy cô, để đưa cô về với quê hương, dòng tộc. Nhưng rồi hy vọng ấy cứ vơi dần theo thời gian... Vậy mà giờ đây, gia đình chúng tôi lại tìm được cô Ân bằng xương bằng thịt. Cô đã trở về...", anh Nguyễn Nhứt, cháu trai duy nhất của bà Ân bật khóc khi kể lại.
Được tin liệt sĩNguyễn Thị Ân trở về sau gần 50 năm lưu lạc, ông Trần Thọ, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cũng là hàng xóm của bà Ân, đã đến tận nhà để thăm hỏi, chia vui cùng gia đình và hỗ trợ cho gia đình số tiền 60 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp nhà cửa.
Tấm lòng như sự tri ân, bù đắp những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra cho gia đình và sựhy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của bà Nguyễn Thị Ân.
Xuân Mai - Phong Nguyên
Người chiến sĩ Quảng Đà
Bà Nguyễn Thị Ân (SN 1945, tại xã Hòa Lương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà, nay là xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, giàu lòng yêu nước.
Người nữ chiến sĩ Quảng Đà năm xưa |
Tháng 5/1964, bà Ân thoát ly tham gia cách mạng khi mới 19 tuổi và được bố trí công tác tại Ban lương thực K600 tỉnh Quảng Đà đóng tại (Đồng Xanh-Đồng Nghệ, xã Hòa Lương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà) nên thi thoảng mới về thăm gia đình.
Đến cuối năm 1965, chiến tranh ngày càng ác liệt, các cơ sở cách mạng đã phải chuyển lên núi hoạt động, được sự điều động của tổ chức, tháng 11/1968, bà Ân làm hộ lý tại Bệnh xá C20 cánh Trung, mặt trận 4 Quảng Đà.
Do sức ép của bom đạn chiến tranh, sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục ở lại chiến trường, bà Ân được tổ chức đưa đi học tập tại Trường Văn hóa Thương binh 1-Vĩnh Phú.
Cách đó ít lâu, bà hay tin cha mẹ mất, anh trai và em gái hy sinh. Cú sốc tinh thần quá lớn khiến bà Ân không trụ vững, sức khỏe yếu dần, tinh thần hoảng loạn và mất khả năng nhận biết từ đó.
Sau ngày đất nước thống nhất, bà Ân vẫn bặt tin. Vô vọng, gia đình lập bàn thờ và lấy ngày 27/7 làm ngày giỗ. Đến năm 2006, Thủ tướng Chính phủ công nhận bằng Tổ Quốc ghi công cho liệt sĩ Nguyễn Thị Ân.
Trùng phùng trong nước mắt
Những tưởng cuộc đời của người chiến sĩnăm xưa đã yên nghỉ, thì vào tháng 5/2015, khi ông Nguyễn Ba (trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có chuyến vào Nam để tìm kiếm người anh trai thất lạc đã được Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (thuộc Bộ LĐTBXH đóng tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết Trung tâm có tiếp nhận thương binh tên là Nguyễn Thị Ân (SN 1942, quê quán thôn Gò Hà, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà) từ miền Bắc chuyển vào từ năm 2004 nhưng không có người thân.
Sức khỏe bà Ân rất yếu, mất khả năng nhận biết người xung quanh, không nói được. Biết ông Ba là người Quảng Nam, Trung tâm đã nhờ ông về tìm giúp người thân.
Trùng phùng trong nước mắt |
Với những thông tin ít ỏi về bà Ân, nhưng với tâm trạng của một người bị thất lạc người thân, ông Ba tìm về xã Hoà Khương để hỏi tin tức. Sau gần 2 tháng tìm kiếm, không phụ công người, ông Nguyễn Ba đã tìm được gia đình bà Ân ở xã Hòa Khương và báo tin bà Ân vẫn còn sống khiến cả gia đình bất ngờ và xúc động.
Nhận được thông tin từ ông Ba, cả gia đình bà Ân lục đục bắt xe đò vào Nam tìm kiếm. Và cái ngày định mệnh bao năm đã đến, chiều 3/7, niềm vui vỡ òa khi cả gia đình, người thân gặp lại bà Ân sau 47 năm.
Dẫu gần 50 năm mới gặp lại em chồng nhưng bà Lê Thị Phán vẫn nhận ra khuôn mặt của bà Ân. Không thể ai khác, đây là liệt sĩ Nguyễn Thị Ân mà gia đình đã lập bàn thờ mấy chục năm qua. Tất cả bật khóc trong niềm vui khôn cùng...
Niềm vui nhân đôi
Khi thông tin bà Ân trở về sau gần 50 năm thất lạc, căn nhà cấp 4 tuyềnh toàng của gia đình bà Lê Thị Phán (thôn Hương Lam, xã Hoà Khương, huyện Hòa Vang) trở nên nhộn nhịp hơn moị ngày. Bà con chòm xóm, họ tộc và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và chia vui cùng gia đình.
Chị dâu Lê Thị Phán chăm sóc em chồng Nguyễn Thị Ân |
Ngồi ngệch người trên chiếc xe lăn, mặc dù mất khả năng nhận biết, nhưng nước mắt cứ lăn trên gò má nhăn nheo của bà Ân.
Có thể bà đã cảm nhận được điều gì đó, phải chăng là tình yêu thương của người thân, bà con chòm xóm, nơi chôn nhau cắt rốn mà mấy chục năm nay bà tưởng đã phải nằm lại nơi đất khách, quê người.
"Gia đình đã tìm kiếm cô trong suốt mấy chục năm nay, và luôn hy vọng có một ngày sẽ tìm thấy cô, để đưa cô về với quê hương, dòng tộc. Nhưng rồi hy vọng ấy cứ vơi dần theo thời gian... Vậy mà giờ đây, gia đình chúng tôi lại tìm được cô Ân bằng xương bằng thịt. Cô đã trở về...", anh Nguyễn Nhứt, cháu trai duy nhất của bà Ân bật khóc khi kể lại.
Được tin liệt sĩNguyễn Thị Ân trở về sau gần 50 năm lưu lạc, ông Trần Thọ, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cũng là hàng xóm của bà Ân, đã đến tận nhà để thăm hỏi, chia vui cùng gia đình và hỗ trợ cho gia đình số tiền 60 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp nhà cửa.
Tấm lòng như sự tri ân, bù đắp những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra cho gia đình và sựhy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của bà Nguyễn Thị Ân.
Xuân Mai - Phong Nguyên
Bình luận