(VTC News) – Được xem là cây đa cây đề của làng điện ảnh Việt Nam, Võ sư – NSND Lý Huỳnh năm nay đã bước qua cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn luôn đau đáu trong mình niềm đam mê nghệ thuật thứ 7.
Cảm nhận khi gặp lại Võ sư – NSND Lý Huỳnh vào mùng 5 Tết Ất Mùi, tại nhà riêng của ông nằm trên đường 3/2, Q.11, TP HCM, là sự ấm cúng, chân tình, vui vẻ.
Vẫn giọng nói ồm ồm, sệt chất Nam bộ, võ sư niềm nở mời khách uống trà, ăn mứt lấy may đầu năm với nụ cười thân thiện luôn nở trên môi.
Vẫn giọng nói ồm ồm, sệt chất Nam bộ, võ sư niềm nở mời khách uống trà, ăn mứt lấy may đầu năm với nụ cười thân thiện luôn nở trên môi.
Võ sư - NSND Lý Huỳnh tại nhà riêng mùng 5 Tết. Ảnh: Hạnh Phương |
Ấp ủ phim lịch sử Việt
Năm nay 2015, Võ sư – NSND Lý Huỳnh 73 tuổi, sức khỏe có giảm sút chút ít nhưng trí nhớ vẫn còn minh mẫn, khí chất trẻ trung. Ông cười tâm sự, thế hệ cùng thời làm phim với ông đã “sang bên kia núi” gần như hết, chỉ còn lại ông.
Mùng 10 Tết (ngày 28/2), ông sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới hai vợ chồng ông, đánh dấu cột mốc trong cuộc đời ông, vợ ông và các con, cũng là dịp để cảm ơn cuộc đời cho ông được may mắn sống đến ngày hôm nay.
Mùng 10 Tết (ngày 28/2), ông sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới hai vợ chồng ông, đánh dấu cột mốc trong cuộc đời ông, vợ ông và các con, cũng là dịp để cảm ơn cuộc đời cho ông được may mắn sống đến ngày hôm nay.
Điều tâm huyết hiện nay của ông là cho ra đời các bộ phim lịch sử, nói về các vị tướng lãnh Việt Nam thời xưa như Quang Trung - Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...
Trong đó, tác phẩm điện ảnh nói về Nữ tướng Bùi Thị Xuân đã có kịch bản phác thảo, kể lại cuộc đời, tình yêu, sự nghiệp của nữ tướng họ Bùi. Một nữ tướng có công trạng lớn thời Tây Sơn, có tài thuần phục, điều khiển voi điêu luyện với võ thuật siêu quần.
Trong đó, tác phẩm điện ảnh nói về Nữ tướng Bùi Thị Xuân đã có kịch bản phác thảo, kể lại cuộc đời, tình yêu, sự nghiệp của nữ tướng họ Bùi. Một nữ tướng có công trạng lớn thời Tây Sơn, có tài thuần phục, điều khiển voi điêu luyện với võ thuật siêu quần.
Tuy nhiên, do tài chính hạn hẹp, ông và hãng phim Lý Huỳnh chỉ đáp ứng 2/3 kinh phí, mong muốn Nhà nước hỗ trợ 1 phần còn lại, thế nhưng “xin” hoài mà vẫn chưa được nên bộ phim Nữ tướng Bùi Thị Xuân vẫn chưa thể hiện thực hóa.
Lý Hùng trong vai vua Quang Trung phim Tây Sơn hào kiệt - Ảnh tư liệu |
Trước đó, với bộ phim Tây Sơn hào kiệt, nói về Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, trong cuộc chiến đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược năm 1789 (Kỷ Dậu) cũng được ông dành nhiều thời gian, tiền bạc và tâm huyết đầu tư. Bộ phim được đầu tư dàn dựng khá công phu, số tiền đầu tư lên 12 tỷ đồng, nhưng thu lại chỉ được phân nửa.
Nguyên nhân thua lỗ thì có nhiều lý do, nhiều yếu tố nhưng cái đạt được của bộ phim là biểu dương, cổ vũ tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc, làm rõ nét hơn hình ảnh vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, cũng như mối tình giữa công chúa Ngọc Hân và vua Quang Trung, anh em nhà Tây Sơn, các quan, vua nhà Lê, Trịnh.
Đặc biệt, sự vui mừng của các tướng lĩnh, quân dân ta được đón Tết ngay mùng 5 tại Thăng Long thành sau chiến thắng vang dội, lưu danh sách sử.
Đặc biệt, sự vui mừng của các tướng lĩnh, quân dân ta được đón Tết ngay mùng 5 tại Thăng Long thành sau chiến thắng vang dội, lưu danh sách sử.
Bộ phim gặt được nhiều giải thưởng lớn, Kỷ lục Việt Nam về số lượng người tham gia đóng phim hoành tráng lên đến hàng ngàn người gồm võ sư, võ sinh, học sinh, sinh viên...; voi, ngựa hàng trăm con; súng thần công, gươm, giáo mác, trang phục... phục chế; nơi đóng phim là những địa danh mà lịch sử để lại như Bình Định, Tây Nguyên, Huế...
“Chính bộ phim Tây Sơn hào kiệt đã cho tôi một giải thưởng có giá trị, ý nghĩa đó là danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân. Tôi rất vui mừng vì những đóng góp của mình cũng được Nhà nước, người dân ghi nhận” – Võ sư Lý Huỳnh nói.
Đeo đẳng nghiệp võ
Võ sư - NSND Lý Huỳnh (tên thật Lý Kim Tuyền, SN 1942 tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), trong một gia đình người Hoa giỏi võ. Ngoài việc học võ với cha, Lý Huỳnh còn học võ Thiếu Lâm, võ Việt Nam và Quyền Anh với các võ sư Hai Yến, Huỳnh Đạt Dân, Huỳnh Tiền.
Trong đời võ sĩ (1957 - 1974), ông đã thượng đài 12 trận, thắng 8 (trong đó có 4 trận thắng nốc-ao), hòa 3, thua 1. Trong đó có trận đấm ngã đối thủ Lyauté Francoise, võ sĩ da đen vô địch quân đội Pháp và các trận thắng võ sĩ nổi tiếng Anh Thạch, Mạch Trung Phương vô địch 6 tỉnh miền Trung. Với nghiệp võ tên ông gắn với biệt danh “Báo đen”, “Võ sư Liên hoàn bát cước”.
Luyện tập các thế đá lúc còn trẻ - Ảnh tư liệu |
Năm 1965, ông bắt đầu mở trường dạy võ, và từ đây đã đào tạo nhiều võ sĩ giỏi với tên gọi bắt đầu bằng hai từ "Lý Huỳnh", như: Lý Huỳnh Cường, Lý Huỳnh Yến v.v.
Do những đóng góp trong sự nghiệp đào tạo, Lý Huỳnh đã được Tổng nha Thanh niên (thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên của Việt Nam Cộng hòa) tặng bằng danh dự cho thành tích "đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng đấm Việt Nam" cùng với ba võ sư: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Nguyễn Xuân Bình và Trần Xil, và từ đó giới võ thuật gọi bốn võ sư nhận phần thưởng của Tổng nha Thanh niên là "Tứ Tú" (bốn ngôi sao) nối tiếp xứng đáng cho "Tam Nhật" (Hàn Bái, Ba Cát, Bảy Mùa) và "Tam Nguyệt" (Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế, Vũ Bá Oai).
Năm 1973, ông công khai thách đấu với Lý Tiểu Long trên truyền hình, sự kiện này được báo chí Việt Nam và Hồng Công đưa tin, tuy nhiên Lý Tiểu Long chưa kịp nhận lời thì đã qua đời sau đó không lâu.
Võ sư Lý Huỳnh chuyên trị những vai tướng ngụy ác ôn, giết người không gớm tay -Ảnh tư liệu |
Từ năm 1972 đến nay, Lý Huỳnh tham gia đóng phim Việt Nam và trở thành người Việt đầu tiên đưa võ vào điện ảnh Việt Nam thành công.
Lý Huỳnh quan niệm rằng đóng phim võ thuật không có nghĩa là chỉ biểu diễn các màn võ đơn điệu, mà diễn viên còn phải biết đi sâu vào tính cách, tâm lý nhân vật. Bởi vậy, trước khi diễn ông luôn nghiên cứu kỹ tính cách nhân vật, quan sát những mẫu người thật ở ngoài đời, hoà trộn với bản ngã, tài năng để làm vai diễn trở nên sống động.
Các bộ phim có sự tham gia của Lý Huỳnh mở đầu với Long hổ sát đấu và sau đó là Quái nữ Việt Quyền Đạo, Báu kiếm rửa hận thù, Hải vụ 709 v.v...
Lý Huỳnh quan niệm rằng đóng phim võ thuật không có nghĩa là chỉ biểu diễn các màn võ đơn điệu, mà diễn viên còn phải biết đi sâu vào tính cách, tâm lý nhân vật. Bởi vậy, trước khi diễn ông luôn nghiên cứu kỹ tính cách nhân vật, quan sát những mẫu người thật ở ngoài đời, hoà trộn với bản ngã, tài năng để làm vai diễn trở nên sống động.
Các bộ phim có sự tham gia của Lý Huỳnh mở đầu với Long hổ sát đấu và sau đó là Quái nữ Việt Quyền Đạo, Báu kiếm rửa hận thù, Hải vụ 709 v.v...
Lý Huỳnh là nghệ sĩ Sài Gòn đầu tiên tham gia điện ảnh cách mạng qua 52 bộ phim với hàng loạt vai diễn ấn tượng như ông Hai Củ (phim ông Hai Củ), chuẩn tướng Bách (Đứa con bị từ chối), Long râu (Con mèo nhung), thiếu tá Y Vế (Ngọn lửa Krông Jung).
Bốn vai diễn khác là đại tá Hoàng (Cô Nhíp), Đinh ba búa (Mối tình đầu), đại úy Long (Mùa gió chướng), trung úy Sâm (Hòn đất) giúp Lý Huỳnh đoạt giải Bông sen bạc tại các Liên hoan phim toàn quốc. Đặc biệt, với vai lão nông Hai Lúa (phim Vùng gió xoáy), Lý Huỳnh đoạt giải Diễn viên xuất sắc nhất với giải thưởng cao quý Bông sen vàng. Với những đóng góp của mình, Lý Huỳnh lần lượt nhận danh hiệu NSƯT và NSND.
Phan Cường
Bình luận