Tấm lòng lương y
Nhiều người nhắc đến bệnh viện là thấy sợ, sợ bởi đến đây là mất tiền: Tiền khám, tiền phong bì cho bác sĩ… Nhưng còn một mảng đầy nhân ái ở bệnh viện: Đó là tình người vẫn tràn ngập.
Tôi có dịp làm việc với nhiều bác sĩ, điều dưỡng nên mới hiểu được và thấy yêu bệnh viện, khác hẳn với những cảm giác đến bệnh viện trước đây.Bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức.
Chỉ trong buổi chiều qua thôi, khi tôi đang đi trên đường, trưởng điều dưỡng khoa phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức gọi điện bảo: “Bệnh nhân Cao Xuân Hùng, phẫu thuật thay van tim ở khoa, anh sợ không qua khỏi đêm nay. Gia đình đưa về quê, làm thế nào xin cho Hùng ít tiền để mua vé xe về quê. Em xem ai tài trợ hỏi giúp. Buồn tội nó quá”.
Nửa tiếng sau tôi gọi lại, trưởng điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh bảo: "Hùng về quê rồi, bác sĩ, điều dưỡng ở khoa gom được ít tiền cho Hùng về quê rồi".
Tôi thấy buồn vô hạn. Hôm nay, tôi và lương y Phạm Cao Sơn đã có kế hoạch sẽ đến thăm Hùng. Lương y muốn tặng Hùng thuốc bổ và chút tiền. Vậy mà…
Ngậm ngùi!
Tết vừa rồi, Cao Xuân Hùng không được về nhà, chị Bốn, mẹ Hùng rất buồn, nhưng ở viện, nhiều nhà hảo tâm đã tặng bệnh nhân bánh chưng, giò để ăn Tết. Các bác sĩ, y tá ở khoa thương mẹ con chị nhiều. Người thì mang cơm cho chị. Họ còn quyên góp được 3 triệu đồng để giúp đỡ chị phần nào. Thậm chí, tôi có đưa phong bì, bác sĩ, y tá đều bảo: “Chúng tôi không thiếu tiền, chị không phải đưa phong bì. Đây là trách nhiệm của chúng tôi, chị yên tâm, cháu sẽ được chăm sóc tốt”. Họ tốt như như vậy, nên tôi muốn cảm ơn các bác sĩ, y tá lắm. Bà Xuyến, người nhà bệnh nhân
Tấm lòng của các bác sĩ, điều dưỡng ở Bệnh viện Việt Đức chị không bao giờ quên, là PGS. TS Nguyễn Hữu Ước, trưởng khoa; là bác sĩ Khổng Tiến Bình; là trưởng điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh; là chị Tâm, chị Phúc… Các bác sĩ, y tá ở đây cũng nhiệt tình vận động bạn bè quyên góp cho Hùng. Bác sĩ Khổng Tiến Bình còn đưa Hùng lên Facebook để nhờ giúp đỡ.
Tôi nhớ, có lần, đi viết bài về một nhân vật. Tôi đã ngỏ lời chị ủng hộ cho một bệnh nhân nghèo. Chị đồng ý. Ngay lúc đó, tôi gọi cho người phụ trách bệnh nhân bệnh viện K1 cần giúp đỡ. Chỉ 10 phút sau, anh xuất hiện. Nhận phong bì, cảm ơn nhân vật của tôi và phóng về viện để trao tiền ủng hộ cho mẹ con bệnh nhân đó.
Anh còn cẩn thận chụp ảnh bệnh nhân nhận phong bì gửi cho tôi. Khi gặp lại bệnh nhân, tôi có hỏi về việc ủng hộ, bệnh nhân nói: Mẹ con tôi cảm ơn nhà bảo, cảm ơn nhà hảo tâm nhiều. Trong phong bì, tôi đã nhận được số tiền 1 triệu đồng.
Có lần, một điều dưỡng bệnh viện K2 kể: Tết rồi, trong túi anh không còn nhiều tiền, vì tiền đã được móc ra để cho bệnh nhân mua vé về quê. Nhiều câu chuyện xúc động khác về việc bác sĩ cho bệnh nhân phong bì vẫn còn đó mà tôi không thể kể hết.
Như mấy ngầy trước, tôi đến nhà lương y Phạm Cao Sơn chữa bệnh thống phong. Vô tình, một người mang phong bì đến và bảo: Số tiền này do anh Lê Kỳ B. (Bộ Quốc Phòng) gửi cho lương y.
Hôm trước, anh B. đến lấy thuốc mà quên ví. Anh ngại ngần thì lương y bảo anh cứ cầm thuốc về, lúc nào có tiền trả sau cũng được.
Ông Sơn nói: Làm thuốc, chữa bệnh không được nghĩ nhiều đến tiền mà phải vì bệnh nhân. Tôi nhìn người để bán thuốc. Nếu nghèo, tôi vừa bán vừa biếu. Lương y Sơn luôn bảo: Bệnh nhân là ân nhân của mình.
Rớt nước mắt vì gói bánh
Điều dưỡng trưởng Nguyễn Xuân Vinh kể: Trong thời gian làm việc, anh đã gặp gỡ biết bao nhiêu bệnh nhân. Anh không nhớ mặt hết. Nhưng họ thì lại rất nhớ anh.Bệnh nhân Cao Xuân Hùng nhận tiền ủng hộ
Có bệnh nhân đã nằm ở khoa anh cách đây 4 năm, bỗng một ngày, ông gọi điện để đi xe từ Sơn La xuống chỉ để chúc Tết anh và tặng anh gói bánh. Lúc đó, anh tưởng ông có việc xuống Hà Nội và ghé thăm anh. Nhưng không phải vậy, ông xuống rồi bắt xe về quê luôn.
Còn một vị bác sĩ ở bệnh viện Xanh Pôn thì không thể quên được hình ảnh một bệnh nhân mang tặng chị quả mít. Bệnh nhân tha thiết tặng chị dù chị bảo không nhận.
Bệnh nhân đó điều trị bệnh sỏi thận ở khoa chị một thời gian dài. Mỗi khi bệnh nhân cần gì, chị nhiệt tình giúp đỡ chẳng mảy may. Chị thương 3 mẹ con nhà bệnh nhân đó. Mẹ ốm, 2 con gái thay nhau trông mẹ, chải tóc cho mẹ. Chị cảm động về tình cảm ấy.
Còn lương y Phạm Cao Sơn kể: Đúng là ứa nước mắt vì bệnh nhân. Có người mang 2 chục trứng gà từ Tân Kỳ, Nghệ An, người thì mang chè từ làng Cổ Việt đến biếu ông. Ông bảo, cái tôi chảy nước mắt là vì tình cảm đáng quý ấy. Họ dùng thuốc của mình thấy khỏi bệnh nên họ quý.
Nhiều bệnh nhân tôi gặp, họ thấy khổ vì viện đông nhưng nhiều người vẫn ca ngợi tấm lòng của bác sĩ. Bà N.T. Xuyến, (Sóc Sơn, Hà Nội) đi chăm con ở viện Phụ sản TW thì: Bác sĩ tại đây rất tốt, rất nhiệt tình và nhẹ nhàng, thường xuyên đến tận phòng thăm hỏi bệnh nhân. Thậm chí, có đưa phong bì, bác sĩ, y tá đều bảo: “Chúng tôi không thiếu tiền, chị không phải đưa phong bì. Đây là trách nhiệm của chúng tôi, chị yên tâm, cháu sẽ được chăm sóc tốt”. Họ tốt như như vậy, nên tôi muốn cảm ơn các bác sĩ, y tá lắm.
Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
Bình luận