Vòng tròn nợ nần, nhất là trong ngành xây dựng, đang khiến các DN đứng trước tình trạng cùng nhìn nhau chết chìm.
Chủ đầu tư kẹt treo nợ nhà thầu, tổng thầu nợ thầu phụ, thầu phụ khất lần đơn vị cung ứng vật tư dịch vụ... và tất cả lại đang bị ngân hàng thúc ép. Vòng tròn nợ nần, nhất là trong ngành xây dựng, đang khiến các DN đứng trước tình trạng cùng nhìn nhau chết chìm.
Mùa ĐHCĐ 2014 của các DN xây dựng đang nóng lên vì số nợ phải thu hồi quá lớn. Số tiền phải thu về ở nhiều DN thậm chí còn lên đến 30% trên tổng tài sản.
Thống kê 10 DN xây dựng đang niêm yết có doanh thu lớn nhất năm 2013 cho thấy, tổng các khoản phải thu đang tồn đọng là 19.550 tỷ đồng. Một nửa số DN này có tỷ lệ phải thu/ tổng tài sản vượt quá 30%.
Mới đây, hầu hết các công ty thành viên của Vinaconex đang niêm yết đã tổ chức ĐHCĐ 2014. Trong đó, việc tồn đọng công nợ lớn đã làm nhiều DN điêu đứng. Số nợ này đã kéo lợi nhuận sụt giảm đáng kể. Thống kê từ báo cáo tài chính năm 2013 của 10 công ty thành viên cho thấy tổng các khoản phải thu ngắn hạn là 2.580 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản của các công ty này. Nhiều công ty có tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản cao như VC5, VCC (60%); VC6, V15 (40%)...
Việc các công ty con đang khó xử với khoản tiền phải thu hồi trong ngắn hạn khiến Vinaconex phải gánh hàng nghìn tỷ đồng công nợ trên báo cáo tài chính hàng năm. Mới đây nhất, Vinaconex phải ghi nhận 5.712 tỷ đồng phải thu trên báo cáo năm 2013, trong đó các khoản phải thu khách hàng chiếm 4.416 tỷ đồng.
Báo cáo của các công ty con này đều cho biết tình hình thu hồi công nợ chậm và không hiệu quả do các chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Trong khi đó, nguồn vốn do công ty ứng trước từ NH đang gây áp lực cho tình hình tài chính của công ty.
Trong danh sách 10 DN xây dựng có doanh thu lớn nhất, Tổng CTCP Xây lắp dầu khí (PVX) cũng phải gánh dư nự trong ngắn hạn hơn 4.100 tỷ đồng, trong đó, các khoản phải thu khách hàng là 1.308 tỷ đồng. Tuy nhiên việc thu hồi vốn của PVX còn dự báo là khó khăn hơn rất nhiều vì hầu hết cá dự án PVX trúng thầu đều sử dụng nguồn vốn từ ngân sách. Do đó, việc thu hồi nợ của PVX phụ thuộc nhiều vào tiến độ giải ngân các nguồn vốn này.
Nếu các DN nhà nước khó khăn thu hồi công nợ vì tiến độ giải ngân cho dự án thì DN tư nhân cũng đau đầu với công nợ đã chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng tài sản.
Cụ thể Xây dựng Hòa Bình (HBC) và Conteccons (CTD) đang dẫn đầu về tình trạng công nợ tại các dự án mà họ trúng thầu. Sau một nhiều năm trúng thầu liên tục các dự án liên doanh lớn thì hai DN này cũng đang đọng hàng nghìn tỷ đồng phải thu trong báo cáo tài chính gần nhất.
Theo báo cáo tài chính 2013, CTD hoạch toán khoản phải thu lên đến 2.036 tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng tài sản. Như vậy gần một nửa tài sản của CTD đang nằm ở những dự án xây dựng.
Hầu hết các khoản phải thu đến hạn từ các dự án xây dựng công nghiệp như SC Vivocity, NM Gain Lucky, VP Viettel, NM Brotex... Đây đều là các dự án của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên việc thu hồi công nợ của CTD phụ thuộc vào nguồn tín dụng giá rẻ (do lãi suất giảm) và khả năng phục hồi của thị trường nói chung. Chỉ tính riêng hai dự án liên doanh là SC Vivocity và NM Gain Lucky con số công nợ phải thu đã lên trên 2000 tỷ đồng
Tỷ lệ công nợ trên tổng tài sản của HBC còn khủng khiếp hơn khi tính đến cuối năm 2013, khoản phải thu của công ty lên đến 3.011 tỷ đồng, chiếm 63,3% tổng tài sản. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng và theo hợp đồng xây dựng là 2.592 tỷ đồng. Công ty có thể hy vọng vào thị trường năm 2014 nhưng rủi ro chậm thanh toán của HBC vẫn hiện hữu. Khoản phải thu chiếm đến 63,3% tổng tài sản là tỷ lệ đáng báo động của một công ty trong ngành xây dựng.
Trong năm nay, HBC vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 42% và lợi nhuận tăng gấp đôi năm 2013. Tuy nhiên nếu thi công các dự án mà không thu hồi được các khoản phải thu, HBC sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài và chịu áp lực lãi vay.
Đến thời điểm này, các tổng công ty xây lắp đều trở thành chủ nợ bất đắc dĩ. Hầu hết các chủ đầu tư đều là con nợ.
Tình trạng B nợ A (chủ đầu tư nợ nhà thầu) trở nên phổ biến với mức nợ lớn, dây dưa kéo dài nhiều năm. Để trở thành nhà thầu, doanh nghiệp đều phải tìm cơ hội thông qua đấu thầu xây dựng các dự án. Sau khi thắng thầu, vì chủ đầu tư khó khăn về vốn nên nhà thầu buộc phải tự huy động kinh phí thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết. Không thu được khoản vốn đã "ném" vào dự án các nhà thầu gánh chịu sức ép lớn và nguy cơ đổ vỡ là đe dọa lớn nhất.
Theo VEF
Chủ đầu tư kẹt treo nợ nhà thầu, tổng thầu nợ thầu phụ, thầu phụ khất lần đơn vị cung ứng vật tư dịch vụ... và tất cả lại đang bị ngân hàng thúc ép. Vòng tròn nợ nần, nhất là trong ngành xây dựng, đang khiến các DN đứng trước tình trạng cùng nhìn nhau chết chìm.
Mùa ĐHCĐ 2014 của các DN xây dựng đang nóng lên vì số nợ phải thu hồi quá lớn. Số tiền phải thu về ở nhiều DN thậm chí còn lên đến 30% trên tổng tài sản.
Các DN xây dựng đang nóng lên vì số nợ phải thu hồi quá lớn |
Thống kê 10 DN xây dựng đang niêm yết có doanh thu lớn nhất năm 2013 cho thấy, tổng các khoản phải thu đang tồn đọng là 19.550 tỷ đồng. Một nửa số DN này có tỷ lệ phải thu/ tổng tài sản vượt quá 30%.
Mới đây, hầu hết các công ty thành viên của Vinaconex đang niêm yết đã tổ chức ĐHCĐ 2014. Trong đó, việc tồn đọng công nợ lớn đã làm nhiều DN điêu đứng. Số nợ này đã kéo lợi nhuận sụt giảm đáng kể. Thống kê từ báo cáo tài chính năm 2013 của 10 công ty thành viên cho thấy tổng các khoản phải thu ngắn hạn là 2.580 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản của các công ty này. Nhiều công ty có tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản cao như VC5, VCC (60%); VC6, V15 (40%)...
Việc các công ty con đang khó xử với khoản tiền phải thu hồi trong ngắn hạn khiến Vinaconex phải gánh hàng nghìn tỷ đồng công nợ trên báo cáo tài chính hàng năm. Mới đây nhất, Vinaconex phải ghi nhận 5.712 tỷ đồng phải thu trên báo cáo năm 2013, trong đó các khoản phải thu khách hàng chiếm 4.416 tỷ đồng.
Báo cáo của các công ty con này đều cho biết tình hình thu hồi công nợ chậm và không hiệu quả do các chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Trong khi đó, nguồn vốn do công ty ứng trước từ NH đang gây áp lực cho tình hình tài chính của công ty.
Trong danh sách 10 DN xây dựng có doanh thu lớn nhất, Tổng CTCP Xây lắp dầu khí (PVX) cũng phải gánh dư nự trong ngắn hạn hơn 4.100 tỷ đồng, trong đó, các khoản phải thu khách hàng là 1.308 tỷ đồng. Tuy nhiên việc thu hồi vốn của PVX còn dự báo là khó khăn hơn rất nhiều vì hầu hết cá dự án PVX trúng thầu đều sử dụng nguồn vốn từ ngân sách. Do đó, việc thu hồi nợ của PVX phụ thuộc nhiều vào tiến độ giải ngân các nguồn vốn này.
Nếu các DN nhà nước khó khăn thu hồi công nợ vì tiến độ giải ngân cho dự án thì DN tư nhân cũng đau đầu với công nợ đã chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng tài sản.
Cụ thể Xây dựng Hòa Bình (HBC) và Conteccons (CTD) đang dẫn đầu về tình trạng công nợ tại các dự án mà họ trúng thầu. Sau một nhiều năm trúng thầu liên tục các dự án liên doanh lớn thì hai DN này cũng đang đọng hàng nghìn tỷ đồng phải thu trong báo cáo tài chính gần nhất.
Theo báo cáo tài chính 2013, CTD hoạch toán khoản phải thu lên đến 2.036 tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng tài sản. Như vậy gần một nửa tài sản của CTD đang nằm ở những dự án xây dựng.
Hầu hết các khoản phải thu đến hạn từ các dự án xây dựng công nghiệp như SC Vivocity, NM Gain Lucky, VP Viettel, NM Brotex... Đây đều là các dự án của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên việc thu hồi công nợ của CTD phụ thuộc vào nguồn tín dụng giá rẻ (do lãi suất giảm) và khả năng phục hồi của thị trường nói chung. Chỉ tính riêng hai dự án liên doanh là SC Vivocity và NM Gain Lucky con số công nợ phải thu đã lên trên 2000 tỷ đồng
Tỷ lệ công nợ trên tổng tài sản của HBC còn khủng khiếp hơn khi tính đến cuối năm 2013, khoản phải thu của công ty lên đến 3.011 tỷ đồng, chiếm 63,3% tổng tài sản. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng và theo hợp đồng xây dựng là 2.592 tỷ đồng. Công ty có thể hy vọng vào thị trường năm 2014 nhưng rủi ro chậm thanh toán của HBC vẫn hiện hữu. Khoản phải thu chiếm đến 63,3% tổng tài sản là tỷ lệ đáng báo động của một công ty trong ngành xây dựng.
Trong năm nay, HBC vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 42% và lợi nhuận tăng gấp đôi năm 2013. Tuy nhiên nếu thi công các dự án mà không thu hồi được các khoản phải thu, HBC sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài và chịu áp lực lãi vay.
Đến thời điểm này, các tổng công ty xây lắp đều trở thành chủ nợ bất đắc dĩ. Hầu hết các chủ đầu tư đều là con nợ.
Tình trạng B nợ A (chủ đầu tư nợ nhà thầu) trở nên phổ biến với mức nợ lớn, dây dưa kéo dài nhiều năm. Để trở thành nhà thầu, doanh nghiệp đều phải tìm cơ hội thông qua đấu thầu xây dựng các dự án. Sau khi thắng thầu, vì chủ đầu tư khó khăn về vốn nên nhà thầu buộc phải tự huy động kinh phí thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết. Không thu được khoản vốn đã "ném" vào dự án các nhà thầu gánh chịu sức ép lớn và nguy cơ đổ vỡ là đe dọa lớn nhất.
Theo VEF
Bình luận