• Zalo

Những sự thật ít ai biết trong mối quan hệ Matxcơva - Bình Nhưỡng

Thế giớiThứ Năm, 11/02/2016 07:45:00 +07:00Google News

Mối quan hệ Nga - Triều Tiên có nhiều điểm đặc biệt mà không phải ai cũng có thể hiểu rõ, nhất là sau khi Nga phản đối hành động phóng tên lửa của Triều Tiên.

(VTC News) - Mối quan hệ Nga - Triều Tiên có nhiều điểm đặc biệt mà không phải ai cũng có thể hiểu rõ, nhất là sau khi Nga phản đối hành động phóng tên lửa của Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo quyền lực của Nga và Triều Tiên
Hai nhà lãnh đạo quyền lực của Nga và Triều Tiên 
1. Chính sách của Triều Tiên khiến Nga khó chịu

Một vài ngày trước khi Triều Tiên phóng tên lửa được nói là mang vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo ngày 7/2, Bộ Ngoại giao Nga đã tỏ ra 'quan ngại' về kế hoạch này.

So với các phản ứng 'sẵn sàng đáp trả' của Nhật Bản và Hàn Quốc, phản ứng của Nga có thể xem là kiềm chế hơn.

Ngay sau khi vụ phóng diễn ra, Matxcơva đã lên án mạnh mẽ và khuyên Bình Nhưỡng nên suy nghĩ về lợi ích của mình khi có những chính sách đi ngược lại với cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những phản ứng chỉ dừng lại ở mức đó.

Georgy Toloraya, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Hàn Quốc hiện đại tại Viện khoa học Nga cho biết: "Tôi không cho rằng Nga sẽ đồng ý với các biện pháp trừng phạt, gây áp lực lớn hay cô lập Triều Tiên sau hành động này".

2. Nga không có đòn bẩy thực sự ảnh hưởng đến Triều Tiên

Theo các chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên của Nga, Matxcơva không có những 'công cụ' cần thiết để gây áp lực với Bình Nhưỡng để đảm bảo quốc gia này không tiếp tục chương trình tên lửa và hạt nhân.

Andrei Lankov, giáo sư tại Đại học Kookmin tại Seoul nói: "Các sự kiện trong vài thập kỷ gần đây chỉ ra rằng Nga không thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ với Triều Tiên. Theo lý thuyết, có lẽ chỉ Trung Quốc là làm được điều đó".

Ông Lankov cho rằng, các quốc gia khác chỉ có thể 'mặc cả' với Triều Tiên thông qua việc đưa ra những nhượng bộ kinh tế như 'phần thưởng' cho các hành vi của Bình Nhưỡng, nhưng không có gì đảm bảo chính quyền của ông Kim Jong-un sẽ quan tâm đến những nhượng bộ này.

3. Triều Tiên quan hệ với Nga để giảm phụ thuộc Trung Quốc

Georgy Toloraya chắc chắn rằng Triều Tiên xem Nga như một lựa chọn thay thế mối quan hệ Bình Nhưỡng - Bắc Kinh. Ông nói: "Kim Jong-un không muốn phụ thuộc Trung Quốc và điều này đòi hỏi một sự thay thế".

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là đối tác quan trọng giao dịch của Triều Tiên, chiếm đến 1/3 tổng kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên cũng như là nguồn viện trợ nhân đạo và đầu tư chính.

Tuy nhiên, hiện nay Triều Tiên đang không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc và sẽ tăng cường mối quan hệ với Nga.

4. Quan hệ Nga - Triều Tiên mang tính tượng trưng

Kể từ chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga Putin đến Triều Tiên vào năm 2000, tiếp xúc chính trị giữa hai nước đã được tăng cường và một số thỏa thuận hợp tác được ký kết.

Georgy Toloraya cho rằng Triều Tiên có thái độ với Nga tốt hơn so với Trung Quốc, một trong những nguyên nhân chính là việc giảm nợ sau khi Matxcơva xóa gần 90% nợ của Bình Nhưỡng vào tháng 5/2014.

Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước hiện nay chưa có hiệu quả thực tế.

Đơn giản là Nga không có nhu cầu mua các mặt hàng Triều Tiên bán trên thị trường quốc tế cũng như Bình Nhưỡng không có khả năng mua đúng gia các sản phẩm của Matxcơva.

Tùng Đinh (theo RBTH)
Bình luận
vtcnews.vn