• Zalo

Những ngộ nhận khi cho trẻ ăn dặm

VideoThứ Sáu, 22/01/2016 12:12:00 +07:00Google News

Thạc sỹ Lê Nhất Phương Hồng, chuyên gia về sữa mẹ và ăn dặm đã chia sẻ và tư vấn về các cách hiểu chưa đúng, quan niệm sai lầm về ăn dặm.

(VTC News) - Thạc sỹ Lê Nhất Phương Hồng, chuyên gia về sữa mẹ và ăn dặm đã chia sẻ và tư vấn về các cách hiểu chưa đúng, quan niệm sai lầm về ăn dặm.

Nguồn: VTV

Ngộ nhận mà nhiều người lớn mắc phải là khi con ăn dặm, việc ăn bột, cháo sẽ là chính, sữa mẹ chỉ là phụ.

Thạc sỹ Lê Nhất Phương Hồng, chuyên gia về sữa mẹ và ăn dặm cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm đầu tiên của trẻ, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chính và ăn dặm chỉ là phụ. Điều này cảnh báo, không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm ngoài, gây mất phần dinh dưỡng chính của sữa mẹ. Do đó, trong giai đoạn này, bé cần được cho bú trước khi vào bữa ăn dặm để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ từ nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ”.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, trong giai đoạn 6 - 8 tháng là thời kỳ tập ăn dặm, trẻ chỉ cần ăn rất ít thực phẩm ngoài (mỗi bữa chỉ vài thìa). Các thực phẩm này cần được nghiền mịn. Trẻ chỉ cần ăn 2 bữa/ngày là đủ. Sau giai đoạn 8 tháng, trẻ có thể ăn 3 bữa/ngày. Với trẻ ăn khỏe hơn, có thể bổ sung 1 - 2 bữa phụ/ngày như mẩu khoai nhỏ, miếng trái cây.

Bên cạnh đó, khi trẻ ăn dặm, cha mẹ muốn con ăn thật nhiều đạm. Thậm chí, có người cho rằng, bữa ăn cho trẻ chỉ cần chất đạm là đủ.

Theo Thạc sỹ Lê Nhất Phương Hồng: “Không nên cho trẻ ăn sớm và ăn nhiều chất đạm, đặc biệt đạm động vật vẫn cần có men tiêu hóa. Do đó, trong giai đoạn tập ăn dặm, trẻ làm quen với các loại đạm khác nhau như đạm động vật, đạm thực vật với lượng rất nhỏ. Trên thực tế, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thu được lượng đạm lớn. Ngoài ra, việc cho bé ăn nhiều chất đạm có thể gây dị ứng vì đạm là nhân tố hệ miễn dịch nhận diện dị ứng cao nhất”.

Vũ Nguyên

Bình luận
vtcnews.vn