(VTC) - Loài rắn không có tai nhưng chúng nhìn khá tốt, chúng không có mũi nhưng nhận biết được mùi rất rõ. Răng nanh của rắn độc là một trong những "hệ thống tiên tiến nhất của vũ khí sinh học trong thế giới thiên nhiên".
Con rắn hổ mang hoàng gia đã lao ra tấn công con mồi, sau đó ép toàn bộ cơ thể của nó như một chiếc đàn accordeon bị dồn lại để đè con mồi.
Sau đó, khi công việc đã hoàn tất thì nó phun ra một phần thức ăn chưa được tiêu hóa. Nọc độc ở loài rắn này đủ để giết chết 20 người hoặc một con voi.
2. Ăn cả con của mình
Vào tháng 2/2009 các nhà khoa học đã nhận biết được rằng nhiều con rắn mẹ như loài rắn chuông đã ăn thịt một vài đứa con đã chết của mình.
Trong khi tiến hành nghiên cứu, họ quan sát thấy rắn mẹ đã ăn khoảng 11% những quả trứng của mình và ăn những con rắn con. Vì sao vậy? "Bằng cách này, loài rắn chuông sẽ khôi phục năng lượng đã bị tiêu hao, bởi trong thời kỳ đó nó rất yếu ớt, khó tìm được thức ăn cho mình, mà đó là hoạt động nguy hiểm đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng" - Kirk Setser trưởng nhóm nghiên cứu dã lý giải như vậy.
3. Rắn có thể "bay" xa đến 15m
Nếu như loại rắn cành cây (khẳng khiu) muốn di chuyển từ một cây này sang cây khác thì nó sẽ bay qua đó mà không cần bò xuống dưới. Nói chính xác hơn là nó "trượt" trong không khí.
Để bay sang cái cây khác, hoặc là chúng lao ra từ cành cây, hoặc là từ đó tung mình để vượt qua độ cao rồi trượt ra thật nhanh. Trong khi bay, mình chúng uốn thành hình chữ "S" để ở trong không khí được lâu hơn và đến nơi mà nó cần.
4. Ăn con mồi gồm cả xương
Những con trăn trưởng thành có thể sống hàng tháng mà không cần ăn bất cứ thứ gì. Thế nhưng đến khi chúng ăn mồi thì sẽ không để lại một chút mẩu thừa nào.
Loài rắn khổng lồ này quen hấp thụ can-xi từ xương những con mồi của mình. Xương động vật cũng làm cho bữa ăn của chúng bổ dưỡng hơn.
"Với cách này chúng đang chuẩn bị để cho cơ thể thích nghi với một thời gian dài "chay tịnh" khi đã tìm cách dự trữ chất bổ" - ông Jean Herve Lignot chuyên gia từ ĐH Louis Paster (Pháp) nói.
5. Rắn hổ mang nhắm vào mắt người để phun độc
Thực ra rắn hổ mang không có nước bọt. Trên thực tế đó là hiện tượng giảm các cơ để ép các tuyến sản xuất ra nọc độc. Với sự hỗ trợ của loại "bọt" này, nọc độc của rắn hổ mang có thể phun xa đến 2m.
Nếu như nó phun vào mắt người thì loại độc tố làm tê liệt thần kinh có trong nọc độc có thể làm mù mắt.
Hơn thế, ngay từ năm 2005 các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng rắn hổ mang quả thật là nhằm vào mắt đối phương, hơn nữa, nọc độc của rắn hổ mang thường phun không theo dòng tia mà theo dạng hình học đặc biệt. Vì thế mà nó có thể làm mù cả hai mắt của con người.
6. Con rắn nhỏ nhất thế giới được in trên đồng xu
Con rắn nổi tiếng nhỏ nhất được tính đến ngày nay đã được phát hiện vào năm 2008 ở Barbados. Chiều dài của nó chưa đến 10cm và mỏng mảnh như sợi mỳ spaghetti.
"Có một số loài rắn, chắc hẳn là được bảo vệ bởi quá trình chọn lọc tự nhiên, vì thế chúng còn nhỏ bé hơn kích thước đó nữa bởi nếu không thì chúng sẽ không thể nào tìm kiếm thức ăn để nuôi sống con cái của mình" - ông Blaire Hedges là nhà sinh học và nhà nghiên cứu sự tiến hóa của trường ĐH bang Penncylvania, cũng là người đầu tiên phát hiện ra loài rắn tý hon Leptotyphlors nhận định như vậy.
7. Có thể không ăn trong vài tháng mà vẫn phát triển
Hãy thử tưởng tượng xem bạn có thể sống được vài tháng mà không ăn, trong khi vẫn đốt cháy chất béo, vẫn phát triển và cảm thấy vẫn rất khỏe!
Ông Marshall McCue và đồng nghiệp từ trường ĐH Arkansas đã làm thử nghiệm khi không cho ăn đối với 62 con rắn đang sống trong phòng thí nghiệm. Trong số này có những con trăn, rắn chuông và một số loại khác nữa.
Những con rắn này đã giảm sự trao đổi chất của mình, một số con giảm 72% để sống sót. Thật đáng ngạc nhiên là chúng vẫn phát triển dài ra trong quá trình đốt cháy lượng chất béo dự trữ của mình.
"Những động vật này cung cấp nhu cầu năng lượng cho mình ở một cấp độ hoàn toàn mới" - McCue nói.
Ngọc Bích
1. Rắn có thể ăn một con rắn khác dài hơn nó
Để hiểu được thật rõ loài rắn hổ mang hoàng gia có thể ăn một con rắn khác dài hơn chính nó ra sao, Kate Jackson ở ĐH Toronto và các đồng nghiệp đã quay video và theo dõi quá trình sự việc này.
Sau đó, khi công việc đã hoàn tất thì nó phun ra một phần thức ăn chưa được tiêu hóa. Nọc độc ở loài rắn này đủ để giết chết 20 người hoặc một con voi.
2. Ăn cả con của mình
Vào tháng 2/2009 các nhà khoa học đã nhận biết được rằng nhiều con rắn mẹ như loài rắn chuông đã ăn thịt một vài đứa con đã chết của mình.
3. Rắn có thể "bay" xa đến 15m
Nếu như loại rắn cành cây (khẳng khiu) muốn di chuyển từ một cây này sang cây khác thì nó sẽ bay qua đó mà không cần bò xuống dưới. Nói chính xác hơn là nó "trượt" trong không khí.
4. Ăn con mồi gồm cả xương
Những con trăn trưởng thành có thể sống hàng tháng mà không cần ăn bất cứ thứ gì. Thế nhưng đến khi chúng ăn mồi thì sẽ không để lại một chút mẩu thừa nào.
Loài rắn khổng lồ này quen hấp thụ can-xi từ xương những con mồi của mình. Xương động vật cũng làm cho bữa ăn của chúng bổ dưỡng hơn.
5. Rắn hổ mang nhắm vào mắt người để phun độc
Thực ra rắn hổ mang không có nước bọt. Trên thực tế đó là hiện tượng giảm các cơ để ép các tuyến sản xuất ra nọc độc. Với sự hỗ trợ của loại "bọt" này, nọc độc của rắn hổ mang có thể phun xa đến 2m.
Nếu như nó phun vào mắt người thì loại độc tố làm tê liệt thần kinh có trong nọc độc có thể làm mù mắt.
6. Con rắn nhỏ nhất thế giới được in trên đồng xu
Con rắn nổi tiếng nhỏ nhất được tính đến ngày nay đã được phát hiện vào năm 2008 ở Barbados. Chiều dài của nó chưa đến 10cm và mỏng mảnh như sợi mỳ spaghetti.
7. Có thể không ăn trong vài tháng mà vẫn phát triển
Hãy thử tưởng tượng xem bạn có thể sống được vài tháng mà không ăn, trong khi vẫn đốt cháy chất béo, vẫn phát triển và cảm thấy vẫn rất khỏe!
Ông Marshall McCue và đồng nghiệp từ trường ĐH Arkansas đã làm thử nghiệm khi không cho ăn đối với 62 con rắn đang sống trong phòng thí nghiệm. Trong số này có những con trăn, rắn chuông và một số loại khác nữa.
"Những động vật này cung cấp nhu cầu năng lượng cho mình ở một cấp độ hoàn toàn mới" - McCue nói.
Ngọc Bích
Bình luận