Bên cạnh những du học sinh có điều kiện kinh tế hoặc giành được học bổng toàn phần, không ít bạn trẻ Việt ra nước ngoài học tập với nguồn tài chính eo hẹp.
Các trường đại học tại Úc ngày càng nâng cao về chất lượng giảng dạy. Chính vì thế Úc luôn là lựa chọn hàng đầu của các du học sinh Việt Nam khi đi du học .
Khi được hỏi về cảm xúc trong ngày đầu tiên nhập học, chị N.T.Thơm chia sẻ: “Mình qua đây đã 3 năm, nhưng không thể đi học nổi. Hồi mới qua, cả đoàn có 50 người, thế nhưng không thể ngờ rằng, ngày nhập học đầu tiên cũng là ngày duy nhất bọn mình có mặt tại trường”.
Chị Thơm cho biết lúc nhận được bảng thông báo học phí đã phải giật mình vì chi phí quá cao. Trong khi đó, với số tiền mang ít ỏi, chị Thơm không thể đóng tiền sinh hoạt trong một tháng. Ngoài ra, quy định không được làm thêm quá 20 tiếng một tuần cũng khiến chị gặp nhiều khó khăn.
"Thế là cả đám 50 người thì 43 người quyết định nghỉ học ngay ngày đầu tiên để đi kiếm việc làm, 3 năm đúng ra chỉ được làm du học sinh một ngày", chị Thơm nhớ lại.
T. K Oanh, một trong số những du học sinh ít ỏi, bám trụ lại giảng đường chia sẻ: “Ở Việt Nam, gia đình mình cũng thuộc diện khá giả. Nhưng qua đây, với số tiền của mình mang theo cũng chỉ đủ để đóng học phí nửa năm”.
Để có tiền đóng học phí, Oanh “lách luật” của trường để đi làm thêm. Hiện tại công việc Oanh là nhổ lông gà theo dây chuyền của một nhà máy nhỏ gần trường. Lương của Oanh được 15 đô la Úc/giờ, nhưng phải đi làm từ 18g-23g mới được nghỉ.
“Công việc bắt đứng yên một chỗ, tay làm liên tục, không được nghỉ chút nào, nếu làm chậm thì bị đuổi ngay”, Oanh tâm sự.
Việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học, Oanh chia sẻ thêm: “Sang đây vừa làm, vừa học rất mệt. Ngày chỉ được ngủ vài tiếng. Chân tay rã rời mà vẫn phải lết đi học, có khi lên lớp chỉ úp mặt ngủ rồi ra về”.
Cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người bằng đủ thứ nghề, ai mướn gì làm đấy. N. X.Hoàng- một du học sinh có nhiều năm làm thêm cho biết: “Đã qua đây thì phải xác định khổ cực gấp nhiều lần những công việc ở Việt Nam. Mùa hái nho có tháng nhiệt độ lên tới khoảng 43 độ C vô cùng khắc nghiệt vẫn làm quần quật trên ruộng nho. Hay phải dậy từ 4 giờ sáng, chạy dưới tuyết lạnh âm 30 độ C để kịp giao hàng cho khách. Thu nhập một mùa có khi chỉ đủ để thay chiếc điện thoại mới.”
Trong khi đó, T. Đ.Lĩnh làm thêm nghề cắt cỏ, nhớ lại suốt một tuần đầu qua Úc không thể đi học và cũng chẳng thể tìm việc làm vì rào cản ngôn ngữ. Sau đó, qua các trang mạng xã hội, Lĩnh tìm đến cộng đồng người Việt và nhận làm công nhân.
"Tôi vui sướng khi nghe tiếng quê hương trên đất người này và nghĩ rằng, đều là người Việt với nhau, họ sẽ đối xử tốt hơn. Thế nhưng, khi thấy tôi nói tiếng Việt, họ liền lợi dụng vì nghĩ rằng tôi không thể nói chuyện bằng tiếng Anh, không có khả năng giao tiếp với người khác và cứ thế ép lương. Tôi chỉ nhận được 10 đô la Úc/giờ cho công việc cắt cỏ, trong khi những nơi khác trả tới 25 đô la ÚC/giờ"- Lĩnh kể.
Video: Du học sinh về hay ở
Bình luận