Là những người nhiều tiền nhưng có tấm lòng "bồ tát", nhiều đại gia Việt kiều sẵn sàng cứu giúp người khác lúc hoạn nạn.
Theo ca sĩ Phương Thanh, sở dĩ có "điều khoản" lạ lùng này là bởi "họ là người đàng hoàng nên không muốn bị dư luận chú ý rồi dẫn đến soi mói hành động của họ".
Theo báo GiadinhNet, vị doanh nhân này còn tư vấn cho Siu Black cách thức trả nợ làm sao để an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài câu chuyện của ca sĩ Siu Black, nhiều Việt kiều sẵn sàng cứu giúp người khác hoặc về nước góp phần xây dựng quê hương.
Dư luận từng biết đến một nhóm Việt kiều đã chung tay xây dựng hàng trăm chiếc cầu cho những vùng quê của Việt Nam. Năm 2004, một kỹ sư tên Nguyễn Văn Công, Việt kiều Pháp sau khi về hưu đã quyết định về lại quê hương để xây cầu từ thiện. Ông kêu gọi các anh em, bạn bè kiều bào ở xa Tổ Quốc để thành lập nhóm Việt kiều, tìm cách hỗ trợ đồng bào trong nước.
Hễ ở đâu có trẻ em nghèo bị rơi sông, ngã rạch, chìm tàu, lật đò do đường đi bị ngăn sông cách suối, nhóm Việt kiều này lập tức đến tận nơi để khảo sát, nghiên cứu, lập phương án xây cầu mà không lấy một đồng của người dân. Tất cả chỉ vì mục đích giúp thiếu nhi đến trường nhanh chóng dễ dàng hơn, giúp người già, phụ nữ có đường đi an toàn khi đau yếu, trái gió trở trời.
Vốn xuất thân là các chuyên viên, kỹ sư am hiểu về giao thông, cầu đường, bê tông, vật liệu xây dựng, móng cọc..., nên việc áp dụng công nghệ mới đã giúp các thành viên Việt kiều giảm giá thành và tiết kiệm chi phí. Nhờ vậy, những chiếc cầu được xây dựng với giá thành rẻ nhất nhưng cho hiệu quả cao nhất: rất đẹp, khang trang, chắc chắn.
Từ lời kêu gọi ai có tiền góp tiền, có sức góp sức, có kinh nghiệm và công nghệ thì truyền đạt chuyển giao cho quê hương, đến nay, Việt kiều đã xây được 160 chiếc cầu khắp các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Những tấm lòng "bồ tát" của Việt kiều thật cảm động. Sau khi thành danh ở nước ngoài, những người này trở về Việt Nam và cưu mang những số phận cơ nhỡ, những hoàn cảnh khó khăn mà không tiếc công sức hay tiền bạc.
Jimmy Phạm, là Việt kiều Australia, sinh ra ở Sài Gòn nhưng lại sang Australia cùng bố mẹ vào năm lên 2 tuổi. Năm 1996, Jimmy Phạm trở về Việt Nam, gặp những em nhỏ lang thang, Jimmy Phạm liền nảy sinh ý tưởng phải làm một cái gì đó để những số phận này có cuộc sống tốt hơn. Năm 1999, sau khi trở về Việt Nam lần 2, Jimmy ra Hà Nội và mở một tiệm bán bưu ảnh, sandwich, sinh tố cho khách nước ngoài. Năm 2000, Jimmy mượn gia đình một khoản tiền, mở nhà hàng KOTO (gần Văn Miếu, Hà Nội), lúc đó, Jimmy đang cưu mang 20 đứa trẻ. Năm 2004, Jimmy mở một trung tâm đào tạo nghề phục vụ cho nhà hàng KOTO. Đầu năm 2010, Jimmy mở thêm cơ sở mới ở Sài Gòn và đã chiêu sinh được 2 khóa.
KOTO hiện có 100 học viên từ 16-22 tuổi là trẻ em đường phố hoặc có hoàn cảnh khó khăn như từ viện mồ côi, nhà giáo dưỡng, có bố mẹ đi tù... Ở KOTO, học viên được học tiếng Anh, chuyên ngành nhà hàng khách sạn và kỹ năng sống. Các học viên KOTO sống trong 4 ngôi nhà thuê ở khu hồ Tây, mỗi nhà có một mẹ nuôi. Học viên sẽ sống ở đây trong 18 tháng, 6 tháng cuối của khóa học sẽ sống tự lập ở ngoài. Sau khi tốt nghiệp, KOTO sẽ tạo điều kiện để học viên học lên hoặc kiếm việc làm, mối quan hệ cho các học viên.
Jimmy cho biết kế hoạch sắp tới của anh là hoàn thiện hội đồng quản trị, khớp hoạt động của 2 cơ sở ở Hà Nội, Sài Gòn, xây trường cho KOTO để không phải thuê nhà và có thể sẽ mở chi nhánh ở Campuchia.
Nảy sinh từ những ý nghĩ muốn giúp đỡ người khác, đặc biệt là những số phận khó khăn, những Việt kiều này thực sự đã mang lại cho những người đó cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây chỉ là 3 trường hợp trong số rất nhiều Việt kiều mang tấm lòng "bồ tát". Hàng năm có rất nhiều Việt kiều về nước hoặc thông qua các tổ chức khác để làm từ thiện.
Theo Kiến thức
Liên quan đến vụ việc ca sĩ Siu Black vỡ nợ, mới đây ca sĩ Phương Thanh người bạn thân thiết của Siu Black cho biết, một Việt kiều người Nga, đồng thời cũng là một người hâm mộ Siu Black đã đồng ý giúp đỡ "họa mi núi rừng" trả một số nợ nhất định trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên số tiền cụ thể là bao nhiêu, thời hạn trả khi nào thì doanh nhân này ra điều kiện không được tiết lộ với báo chí. Vì thông cảm với tình trạng của Siu Black nên Việt kiều này đã tự nguyện không tính lãi suất.
Ca sĩ Phương Thanh cho biết, hiện có một Việt kiều Nga muốn đứng ra giúp Siu Black trả nợ một phần. Ảnh: Internet. |
Theo báo GiadinhNet, vị doanh nhân này còn tư vấn cho Siu Black cách thức trả nợ làm sao để an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài câu chuyện của ca sĩ Siu Black, nhiều Việt kiều sẵn sàng cứu giúp người khác hoặc về nước góp phần xây dựng quê hương.
Dư luận từng biết đến một nhóm Việt kiều đã chung tay xây dựng hàng trăm chiếc cầu cho những vùng quê của Việt Nam. Năm 2004, một kỹ sư tên Nguyễn Văn Công, Việt kiều Pháp sau khi về hưu đã quyết định về lại quê hương để xây cầu từ thiện. Ông kêu gọi các anh em, bạn bè kiều bào ở xa Tổ Quốc để thành lập nhóm Việt kiều, tìm cách hỗ trợ đồng bào trong nước.
Ông Nguyễn Văn Công cùng nhóm Việt kiều đã xây dựng 160 chiếc cầu cho quê hương. Ảnh: Nhịp Cầu Đầu Tư. |
Hễ ở đâu có trẻ em nghèo bị rơi sông, ngã rạch, chìm tàu, lật đò do đường đi bị ngăn sông cách suối, nhóm Việt kiều này lập tức đến tận nơi để khảo sát, nghiên cứu, lập phương án xây cầu mà không lấy một đồng của người dân. Tất cả chỉ vì mục đích giúp thiếu nhi đến trường nhanh chóng dễ dàng hơn, giúp người già, phụ nữ có đường đi an toàn khi đau yếu, trái gió trở trời.
Vốn xuất thân là các chuyên viên, kỹ sư am hiểu về giao thông, cầu đường, bê tông, vật liệu xây dựng, móng cọc..., nên việc áp dụng công nghệ mới đã giúp các thành viên Việt kiều giảm giá thành và tiết kiệm chi phí. Nhờ vậy, những chiếc cầu được xây dựng với giá thành rẻ nhất nhưng cho hiệu quả cao nhất: rất đẹp, khang trang, chắc chắn.
Từ lời kêu gọi ai có tiền góp tiền, có sức góp sức, có kinh nghiệm và công nghệ thì truyền đạt chuyển giao cho quê hương, đến nay, Việt kiều đã xây được 160 chiếc cầu khắp các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Những tấm lòng "bồ tát" của Việt kiều thật cảm động. Sau khi thành danh ở nước ngoài, những người này trở về Việt Nam và cưu mang những số phận cơ nhỡ, những hoàn cảnh khó khăn mà không tiếc công sức hay tiền bạc.
Jimmy Phạm, là Việt kiều Australia, sinh ra ở Sài Gòn nhưng lại sang Australia cùng bố mẹ vào năm lên 2 tuổi. Năm 1996, Jimmy Phạm trở về Việt Nam, gặp những em nhỏ lang thang, Jimmy Phạm liền nảy sinh ý tưởng phải làm một cái gì đó để những số phận này có cuộc sống tốt hơn. Năm 1999, sau khi trở về Việt Nam lần 2, Jimmy ra Hà Nội và mở một tiệm bán bưu ảnh, sandwich, sinh tố cho khách nước ngoài. Năm 2000, Jimmy mượn gia đình một khoản tiền, mở nhà hàng KOTO (gần Văn Miếu, Hà Nội), lúc đó, Jimmy đang cưu mang 20 đứa trẻ. Năm 2004, Jimmy mở một trung tâm đào tạo nghề phục vụ cho nhà hàng KOTO. Đầu năm 2010, Jimmy mở thêm cơ sở mới ở Sài Gòn và đã chiêu sinh được 2 khóa.
Jimmy Pham và các học viên của KOTO. Ảnh: Internet |
KOTO hiện có 100 học viên từ 16-22 tuổi là trẻ em đường phố hoặc có hoàn cảnh khó khăn như từ viện mồ côi, nhà giáo dưỡng, có bố mẹ đi tù... Ở KOTO, học viên được học tiếng Anh, chuyên ngành nhà hàng khách sạn và kỹ năng sống. Các học viên KOTO sống trong 4 ngôi nhà thuê ở khu hồ Tây, mỗi nhà có một mẹ nuôi. Học viên sẽ sống ở đây trong 18 tháng, 6 tháng cuối của khóa học sẽ sống tự lập ở ngoài. Sau khi tốt nghiệp, KOTO sẽ tạo điều kiện để học viên học lên hoặc kiếm việc làm, mối quan hệ cho các học viên.
Jimmy cho biết kế hoạch sắp tới của anh là hoàn thiện hội đồng quản trị, khớp hoạt động của 2 cơ sở ở Hà Nội, Sài Gòn, xây trường cho KOTO để không phải thuê nhà và có thể sẽ mở chi nhánh ở Campuchia.
Nảy sinh từ những ý nghĩ muốn giúp đỡ người khác, đặc biệt là những số phận khó khăn, những Việt kiều này thực sự đã mang lại cho những người đó cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây chỉ là 3 trường hợp trong số rất nhiều Việt kiều mang tấm lòng "bồ tát". Hàng năm có rất nhiều Việt kiều về nước hoặc thông qua các tổ chức khác để làm từ thiện.
Theo Kiến thức
Bình luận