Rình gia chủ gặp lúc khó khăn mới đến ép giá, thuê cả thầy bói đến “rung tinh thần” là cây có tà ma… để chủ phải bán, khiến thú chơi tao nhã trở nên nhiều cạm bẫy.
Thuê thầy bói… tung tin đồn cây có ma
Làng X. (tỉnh Thái Bình) nhiều năm vẫn chưa hết lan truyền câu chuyện, một nhóm buôn cây đã thuê thầy tướng đến gặp gia chủ… tung tin đồn cây có ma để chủ nhà phải bán cây.
Số là, chủ nhà có một cây lộc vừng lâu năm, chừng hơn 100 năm tuổi. Cây lộc vừng trồng bên bờ ao, nhiều nước nên phát triển rất tốt. Cây già cỗi, cổ kính, lại có thế nằm nghiêng sát mặt ao nên biết bao thế hệ trẻ con trong xóm đã lấy cây lộc vừng này làm… cầu nhảy mỗi lần tắm.
Đến mùa hoa, hàng vạn bông hoa dài thả đèn từ các nách lá, la đà sát mặt nước rất đẹp.
Cây lộc vừng đẹp ở làng quê hẻo lánh lan truyền đến tai một nhóm thợ buôn cây. Một ngày, có một người đàn ông trung niên ăn mặc lịch sự ghé qua làng, tìm đến nhà chủ cây lộc vừng nổi tiếng.
Trong câu chuyện, người đàn ông lạ mặt nói, vị trí cây lộc vừng ở thế “địa sát”, rất bất lợi cho chủ nhà; vì nó mà khiến vài đứa trẻ trong xóm bị chết đuối, và chu kỳ sẽ lặp lại sau “chừng ấy” năm một lần…
Chủ nhà dựng tóc gáy, vì bỗng đâu “mọc” ra một ông thầy nói vanh vách, rất nhiều chuyện đã từng xảy ra, chủ nhà đã chứng kiến nênđều ngấm ngầm thừa nhận; còn những chuyện chưa xảy ra, sắp xảy đến như lời “thầy” nói khiến chủ nhà thần hồn nát thần tính.
Cuối cùng, “thầy” bày cho gia chủ phải lập một cái điện thờ, ngay tại vị trí gốc cây lộc vừng, còn cây lộc vừng phải… bán cho một miếu thờ ở vùng XYZ, tựa như giao cây ác cho thần cây… đào tạo lại.
Ngày chuyển cây, một nhóm thợ được đưa đến, chủ mua cây hào phóng đền bù bức tường rào vườn nhà hàng xóm sắp đổ 5 triệu đồng; 5 triệu đồng tiền xe trọng tải lớn chạy vào đường xóm sợ làm nát gạch lát. Chủ cây được trả vài chục triệu, tương đương gần chục tấn thóc.
Thế nhưng, ra khỏi làng, cây lộc vừng được “sang tay” gần một tỷ đồng, được một đại gia cự phách trong vùng mua về trồng trong nhà thờ họ.
Chủ nhà chỉ biết ôm cục hận, vì cũng không ngờ mình lọt vào thế “thập diện… cây phục” của nhóm lái cây vừa có nghề, vừa thủ đoạn.
Bị “tẩy chay” vì… phá giá cây cảnh
Một doanh nhân nổi tiếng xứ Thanh kể một câu chuyện rất thật, rằng ông bị giới chơi cây xứ Thanh dọa “tẩy chay” vì trót bỏ tiền mua một cây cảnh với giá kỷ lục, và bị coi là “phá giá” thị trường cây cảnh Thanh Hóa.
Câu chuyện xảy ra khoảng cuối những năm thập niên 90: rất “hâm mộ” một cây sanh của một gia đình nông dân cùng làng, nhiều lần hỏi mua nhưng gia đình trên chưa đồng ý bán.
Tôn trọng với quyết định của gia chủ, ông cũng chỉ nói “chừng nào gia đình bán thì thông tin cho ông biết”, đồng thời cũng thường xuyên ghé qua ngắm nghía cây sanh dáng làng này.
Biết đam mê của vị doanh nhân trên, một thợ cây ở Thanh Hóa đã dùng tiểu xảo ép chủ nhà bán cây bằng cách thuê người đào một hố vôi để tôi ngay cạnh chỗ trồng cây sanh.
Sợ cây chết, chỗ trồng cây cũng chỉ là bên rệ đường – đất công cộng, chủ nhà đành phải gật đầu bán cho tay “lái cây” với giá vài chục triệu đồng. Khi sự đã rồi, vị doanh nhân đến hỏi mua lại, tay lái cây “giở chiêu trò” không muốn bán, và thét giá gấp ba lần.
Không muốn cây yêu thích rơi vào tay người khác, vị doanh nhân “chồng đứt” 150 triệu đồng, thời điểm quãng năm 1998 tương đương gần 20 cây vàng.
“Ngay sau khi mua cây với giá đó, tôi gần như bị giới chơi cây tẩy chay vì lý do mình “phá giá”. Nào ai biết giá cả thế nào, mà tôi mua về để chơi chứ đâu phải để bán - vị này nói.
Vẫn những chiêu trò đợi chủ nhà gặp vận hạn khó khăn, cực chẳng đã phải bán cây quý để lấy tiền trang trải, nhiều lái cây đã đạt được mục đích mình mong muốn.
“Chẳng hay ho gì, nhưng khi đã mất ăn mất ngủ vì một cây quý, thì phải tìm mọi cách để được sở hữu nó, cũng là thế cùng đường thôi” – một thợ cây chống chế.
Kinh nghiệm của giới săn cây, buôn cây nhận định: thời điểm khó khăn sẽ kéo dài vài ba năm nữa, đến khi thị trường cây cảnh có cơ hồi phục, thì giá cả cũng chỉ nhúc nhắc, không cao là bao.
Do đó, những chủ vườn đang cùng một lúc “ôm” cả vườn cây cảnh, vừa là “chủ nợ tiền tỷ”, sẽ không cầm cự được lâu.
“Thợ buôn cây giai đoạn này, một năm chỉ có một mùa, đấy là dịp cuối năm, đến hạn ngân hàng đòi nợ, lúc đó, nếu không đẩy cây đi để “đáo hạn”, các con nợ tiền tỷ ở các vùng quê cũng chẳng biết xoay xở thế nào. Đó là thời điểm đi “gom” cây giá rẻ” – Giang, một lái cây có thâm niên trong nghề cho biết.
Thuê thầy bói… tung tin đồn cây có ma
Làng X. (tỉnh Thái Bình) nhiều năm vẫn chưa hết lan truyền câu chuyện, một nhóm buôn cây đã thuê thầy tướng đến gặp gia chủ… tung tin đồn cây có ma để chủ nhà phải bán cây.
Số là, chủ nhà có một cây lộc vừng lâu năm, chừng hơn 100 năm tuổi. Cây lộc vừng trồng bên bờ ao, nhiều nước nên phát triển rất tốt. Cây già cỗi, cổ kính, lại có thế nằm nghiêng sát mặt ao nên biết bao thế hệ trẻ con trong xóm đã lấy cây lộc vừng này làm… cầu nhảy mỗi lần tắm.
Ngắm cây cảnh trưng bày tại Triển lãm cây cảnh sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Cây lộc vừng đẹp ở làng quê hẻo lánh lan truyền đến tai một nhóm thợ buôn cây. Một ngày, có một người đàn ông trung niên ăn mặc lịch sự ghé qua làng, tìm đến nhà chủ cây lộc vừng nổi tiếng.
Trong câu chuyện, người đàn ông lạ mặt nói, vị trí cây lộc vừng ở thế “địa sát”, rất bất lợi cho chủ nhà; vì nó mà khiến vài đứa trẻ trong xóm bị chết đuối, và chu kỳ sẽ lặp lại sau “chừng ấy” năm một lần…
Chủ nhà dựng tóc gáy, vì bỗng đâu “mọc” ra một ông thầy nói vanh vách, rất nhiều chuyện đã từng xảy ra, chủ nhà đã chứng kiến nênđều ngấm ngầm thừa nhận; còn những chuyện chưa xảy ra, sắp xảy đến như lời “thầy” nói khiến chủ nhà thần hồn nát thần tính.
Cuối cùng, “thầy” bày cho gia chủ phải lập một cái điện thờ, ngay tại vị trí gốc cây lộc vừng, còn cây lộc vừng phải… bán cho một miếu thờ ở vùng XYZ, tựa như giao cây ác cho thần cây… đào tạo lại.
Ngày chuyển cây, một nhóm thợ được đưa đến, chủ mua cây hào phóng đền bù bức tường rào vườn nhà hàng xóm sắp đổ 5 triệu đồng; 5 triệu đồng tiền xe trọng tải lớn chạy vào đường xóm sợ làm nát gạch lát. Chủ cây được trả vài chục triệu, tương đương gần chục tấn thóc.
Thế nhưng, ra khỏi làng, cây lộc vừng được “sang tay” gần một tỷ đồng, được một đại gia cự phách trong vùng mua về trồng trong nhà thờ họ.
Chủ nhà chỉ biết ôm cục hận, vì cũng không ngờ mình lọt vào thế “thập diện… cây phục” của nhóm lái cây vừa có nghề, vừa thủ đoạn.
Bị “tẩy chay” vì… phá giá cây cảnh
Một doanh nhân nổi tiếng xứ Thanh kể một câu chuyện rất thật, rằng ông bị giới chơi cây xứ Thanh dọa “tẩy chay” vì trót bỏ tiền mua một cây cảnh với giá kỷ lục, và bị coi là “phá giá” thị trường cây cảnh Thanh Hóa.
Câu chuyện xảy ra khoảng cuối những năm thập niên 90: rất “hâm mộ” một cây sanh của một gia đình nông dân cùng làng, nhiều lần hỏi mua nhưng gia đình trên chưa đồng ý bán.
Tôn trọng với quyết định của gia chủ, ông cũng chỉ nói “chừng nào gia đình bán thì thông tin cho ông biết”, đồng thời cũng thường xuyên ghé qua ngắm nghía cây sanh dáng làng này.
Thú chơi tao nhã thời hiện đại cũng nhiều... cạm bẫy. |
Sợ cây chết, chỗ trồng cây cũng chỉ là bên rệ đường – đất công cộng, chủ nhà đành phải gật đầu bán cho tay “lái cây” với giá vài chục triệu đồng. Khi sự đã rồi, vị doanh nhân đến hỏi mua lại, tay lái cây “giở chiêu trò” không muốn bán, và thét giá gấp ba lần.
Không muốn cây yêu thích rơi vào tay người khác, vị doanh nhân “chồng đứt” 150 triệu đồng, thời điểm quãng năm 1998 tương đương gần 20 cây vàng.
“Ngay sau khi mua cây với giá đó, tôi gần như bị giới chơi cây tẩy chay vì lý do mình “phá giá”. Nào ai biết giá cả thế nào, mà tôi mua về để chơi chứ đâu phải để bán - vị này nói.
Vẫn những chiêu trò đợi chủ nhà gặp vận hạn khó khăn, cực chẳng đã phải bán cây quý để lấy tiền trang trải, nhiều lái cây đã đạt được mục đích mình mong muốn.
“Chẳng hay ho gì, nhưng khi đã mất ăn mất ngủ vì một cây quý, thì phải tìm mọi cách để được sở hữu nó, cũng là thế cùng đường thôi” – một thợ cây chống chế.
Kinh nghiệm của giới săn cây, buôn cây nhận định: thời điểm khó khăn sẽ kéo dài vài ba năm nữa, đến khi thị trường cây cảnh có cơ hồi phục, thì giá cả cũng chỉ nhúc nhắc, không cao là bao.
Do đó, những chủ vườn đang cùng một lúc “ôm” cả vườn cây cảnh, vừa là “chủ nợ tiền tỷ”, sẽ không cầm cự được lâu.
“Thợ buôn cây giai đoạn này, một năm chỉ có một mùa, đấy là dịp cuối năm, đến hạn ngân hàng đòi nợ, lúc đó, nếu không đẩy cây đi để “đáo hạn”, các con nợ tiền tỷ ở các vùng quê cũng chẳng biết xoay xở thế nào. Đó là thời điểm đi “gom” cây giá rẻ” – Giang, một lái cây có thâm niên trong nghề cho biết.
Theo Thái Bình/ Vietnamnet
Bình luận