Lindau - một thành phố ở nước Đức là điểm hẹn của các nhà khoa học đoạt giải Nobel trên toàn thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Nơi ngã ba biên giới ở châu Âu
Lindau, thành phố nhỏ nhắn và cổ kính ở cực nam nước Đức, nơi ngã ba biên giới tiếp giáp với Áo và Thụy Sĩ. Đều đặn từ năm 1951 đến nay, năm 2014 này là lần thứ 64 họ gặp nhau. 38 nhà khoa học đoạt giải Nobel về Y học cùng 600 nhà khoa học trẻ từ 80 nước trên thế giới đã đổ về Lindau để trao đổi, tọa đàm và thuyết trình về những ý tưởng hoặc thành tựu mới nhất trong lĩnh vực y học và y sinh học.
Bằng cách thức gặp gỡ quốc tế đậm tính trao truyền này, tại Lindau sự giáo dục không chỉ dừng lại ở những điều học được trong sách vở, mà nó còn là niềm cảm hứng và những trải nghiệm quý báu của các nhà khoa học nhiều thế hệ mang đến cho nhau.
Lindau rất nhỏ và thanh bình, đó là một hòn đảo nằm phía bờ Đông của hồ Constance với diện tích vẻn vẹn 0,68 km2, dân số hơn 2 vạn người. Từ thành phố nơi ngã ba biên giới này tôi có thể sang Áo và Thụy Sĩ uống cà phê buổi sáng như đi từ khu này sang khu khác trong một thành phố vậy.
Từ Lindau thuộc Đức, tôi tới thành phố Bregenz thuộc Áo chỉ vẻn vẹn có mươi phút tàu điện, chạy liên tục mỗi tiếng một chuyến. Sang Thụy Sĩ cũng tương tự như vậy, tuy nhiên tôi thấy dân Thụy Sĩ sang Lindau ăn uống nhiều hơn so với chiều ngược lại bởi giá cả bên Đức rẻ hơn rất nhiều.
Chủ một tiệm ăn người Việt ở Lindau kể, có mấy ông bà già người Thụy Sĩ tuần nào cũng sang đây ăn uống thoải mái rồi “bo” rất hậu hĩnh. Hồ Constance ở phía Bắc dãy núi Anpơ, nằm lọt giữa 3 nước Đức - Áo - Thụy Sĩ là hồ nước ngọt lớn thứ 3 ở Trung Âu, chỉ đứng sau hồ Balaton của Hungary và hồ Geneva của Thụy Sĩ. Hồ có chiều dài tới 63 km, rộng 14 km, bao phủ một diện tích lên tới 571 km2. Chiều sâu trung bình của hồ là 90 m, chỗ sâu nhất lên tới 252 m. Tôi tới Lindau vào những ngày đầu tháng 7 vừa qua, trời nắng đẹp đứng bên bờ hồ phía Đức có thể nhìn rõ những dãy núi xa xa phía Áo và Thụy Sĩ.
Chốc chốc lại có một chuyến tàu du lịch cỡ lớn cập bến đổ khách từ Thụy Sĩ và Áo xuống, chủ yếu là người già vì họ có nhiều thời gian rỗi rãi và thường dư dả về tài chính. Lindau đúng nghĩa là một thành phố du lịch, nghỉ dưỡng với phong cách cổ điển và thanh bình, quả là nơi đắc địa lý tưởng dành cho các cuộc gặp gỡ của đỉnh cao trí tuệ như giải Nobel.
Hầu hết mọi con đường ở Lindau đều lát đá dành cho người đi bộ với lối kiến trúc cổ điển châu Âu quyến rũ mê hồn du khách. Phố xá sạch tinh tươm, đậm dấu ấn của nghệ thuật kiến trúc gothic trên mọi góc phố.
Không khí trong veo, nhẹ tênh khiến ta phải hít căng lồng ngực để tận hưởng, những tháp chuông nhà thờ cao vút, những ngôi nhà cao nhất cũng chỉ 3-4 tầng với ban công mềm mại phủ đầy hoa hoặc dây leo, những cánh cổng biệt thự xinh xắn, sự thư thái của những con người nơi đây, tất cả tạo nên một ấn tượng cực kỳ dễ chịu và văn minh.
Đặc biệt vào buổi chiều tối se se lạnh, những con phố lát đá ở trung tâm Lindau thật quyến rũ, chúng được nhuộm một màu vàng óng quý phái của đèn đường với những quán ăn, quán cà phê được bài trí sang trọng từ trong nhà ra đến tận vỉa hè.
Khăn trải bàn trắng muốt, nến lung linh, tiếng vĩ cầm réo rắt đâu đây, ngồi ăn tối hoặc nhâm nhi ly cà phê giữa thành phố cổ kính nơi ngã ba Đức - Áo - Thụy Sĩ này này quả là một trải nghiệm thú vị, không thể nào quên.
Không khoa trương
Lễ khai mạc hội nghị Nobel, hội trường lớn cả ngàn chỗ ngồi ở Lindau không còn một chỗ trống. Gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel xếp thành một hàng dọc lần lượt đi vào hàng ghế danh dự ở giữa hội trường trong tiếng vỗ tay vang dội đầy ngưỡng mộ của 600 nhà khoa học trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, các khách mời và giới truyền thông.
Có một điều khác với các hội nghị hay lễ lạt thường thấy ở Việt Nam, mấy chục nhà báo quốc tế chúng tôi lại được xếp ngồi ở những hàng ghế trên cùng sát với sân khấu, còn những nhân vật chính của hội nghị là các nhà khoa học lẫy lừng thế giới, các yếu nhân khác như Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức - GSTS Johanna Wanka; chủ tịch UB Nobel về Y học và Sinh lý học (Physiology) Viện Karolinska (Thụy Điển) Klas Karre - nơi xét trao giải thưởng Nobel hàng năm cho các nhà khoa học trong lĩnh vực này; nữ bá tước, chủ tịch Ủy ban Hội nghị Lindau Nobel Bettina Bernadotte ngồi ở phía... giữa hội trường.
Như vậy, quan niệm bất thành văn thường thấy ở ta là quan khách quyền cao chức trọng thường tọa ở những hàng ghế đầu tiên đã bị đảo lộn, ít ra là ở Lindau này. Buổi lễ khai mạc diễn ra gọn gàng chừng hơn 1 tiếng, song tuyệt nhiên không có bất cứ bài phát biểu nào của các nhân vật chính là các nhà khoa học đoạt giải Nobel, cũng không thấy nhà nghiên cứu trẻ nào lên phát biểu như ở ta, chỉ thấy mấy bài đít-cua của nhà tổ chức, của vị bộ trưởng và màn ra mắt một kênh truyền hình khoa học có tên ARD Alpha. Có lẽ những màn hình thức, khoa trương, nói lời chúc tụng có cánh này nọ không hợp với những nhà khoa học tài năng xuất chúng này chăng.
Liếc qua cái lịch trình của Hội nghị diễn ra trong 5 ngày được đóng thành quyển dày tới 95 trang sẽ thấy, bắt đầu từ sáng mai từ 9h -17h mỗi ngày, cái bục diễn thuyết trên kia mới là của họ, lịch xếp kín mít cứ nửa tiếng một xuyên qua trưa là các bài giảng, tranh luận, thuyết trình của các nhà khoa học cả già lẫn trẻ - những người từng được giải Nobel và những ứng cử viên Nobel đầy tiềm năng trong tương lai.
Trong gần 40 bộ óc vĩ đại bậc nhất hành tinh lần này xuất hiện tại Lindau có tới 19 nhà khoa học của Mỹ, 5 nhà khoa học Đức, Anh và Pháp có 3 nhà khoa học, Thụy Sĩ, Úc và Israel mỗi nước có 2 nhà khoa học. Còn trong tổng số 600 nhà khoa học trẻ đến từ 80 nước trên khắp thế giới được Ban tổ chức mời tham dự hôm nay, đông nhất vẫn là những người mang quốc tịch Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tôi lật đi lật lại mãi cuốn danh bạ về 600 nhà khoa học trẻ được phát (Index by Nationality, Index by Country) mà không tìm thấy bất cứ nhà khoa học nào đến từ Việt Nam hoặc mang quốc tịch Việt Nam. Đoàn nhà báo quốc tế gồm hai chục người đến từ các nước như Mỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Chile, Brazil, Botswana đều được BTC sắp xếp để gặp gỡ và phỏng vấn các nhà khoa học trẻ đến từ đất nước của họ, riêng tên tôi trong lịch phỏng vấn bị để trống với dòng chữ “đang tìm người phù hợp” (trying to find a match for Nguyen).
Đương nhiên là họ không tìm ra. Hơi chạnh lòng một chút vì thú thật trước khi sang đây tôi tự tin nghĩ rằng, thể nào chả gặp các sinh viên hay nghiên cứu sinh Việt Nam đang du học rất đông ở Đức và các nước châu Âu khác.
Hỏi chuyện một nhà báo Đức đã có nhiều năm theo dõi hội nghị Lindau này mới biết, những nhà khoa học trẻ này thường đang làm luận án tiến sĩ hoặc thậm chí là sau tiến sĩ tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu trong lĩnh vực y học hoặc sinh lý học, anh nói hầu như không thấy các nhà khoa học trẻ Việt Nam.
Có thể tôi đã nhầm, bởi hầu hết các học sinh Việt Nam ngày nay, cho dù học ở trong hay ngoài nước, đều học các ngành “thời thượng” để dễ xin việc sau này, rất ít người muốn làm nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng nói chuyện với nhiều nghiên cứu sinh đến từ các nước khác nhau về trình độ phát triển trên thế giới, dù nước giàu hay nước nghèo, họ đều thể hiện một niềm đam mê nghiên cứu đến cháy bỏng, đều đến đây với mục đích được trực tiếp nghe các bài giảng của những nhà khoa học nổi tiếng, trao đổi và thậm chí là tranh luận với các bộ óc thiên tài này.
Trong số 600 nhà khoa học trẻ hôm nay, liệu có ai sẽ tiếp bước các gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel mà họ gặp ở Lindau lần này, tiếp tục cống hiến cho nhân loại những phát minh vô giá? Tôi tin là sẽ có, bởi những cuộc gặp gỡ như thế này chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực và hoài bão cho họ vươn xa.
Phẩm chất 'Nobel'
rong những ngày ở Lindau, tôi may mắn được gặp gỡ và đặt nhiều câu hỏi phỏng vấn một người rất nổi tiếng, đó là nhà nữ khoa học người Pháp đoạt giải Nobel năm 2008, người đã tìm ra virus HIV và đang dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu và hoạt động xã hội chống lại căn bệnh HIV/AIDS, GS - TS Francoise Barre - Sinoussi. Chính bà là người viết thư ngỏ công khai chỉ trích giáo hoàng Benedict XVI vì ông này đã bác bỏ việc sử dụng bao cao su như là một phương pháp để phòng lây bệnh.
Đặc biệt, bà rất gắn bó với Việt Nam, với Viện Pasteur TP.HCM, đã sang Việt Nam rất nhiều lần kể từ năm 1988 tới nay để giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh thế kỷ. Hôm đó, số lượng các nhà báo quốc tế đăng ký phỏng vấn bà đông chưa từng thấy, đến nỗi khán phòng chật ních không còn một chỗ trống. Rất nhanh chóng, tôi mở màn cuộc phỏng vấn, khi giới thiệu mình là nhà báo Việt Nam, tôi thấy bà phấn chấn hẳn lên và dành cho tôi một ngoại lệ đặt liên tiếp 3 câu hỏi trong sự “la ó” của hàng chục đồng nghiệp quốc tế khác.
Bà nói Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đang phát triển trên thế giới đấu tranh rất hiệu quả với căn bệnh HIV/AIDS. Bà cho biết, hiện vẫn giữ thói quen làm việc chăm chỉ 7 ngày mỗi tuần, 13 tiếng mỗi ngày dù năm nay đã 67 tuổi. Mỗi buổi sáng, khi xuống ăn sáng dưới tầng trệt tại khách sạn xinh xắn nơi tôi ở, hay bắt gặp cảnh hai ông bà già rất đẹp lão nhỏ nhẹ ngồi uống cà phê bên chiếc bàn cạnh cửa sổ.
Cụ ông tóc bạc phơ, dáng thư sinh nho nhã, tôi thầm nghĩ chắc họ đi du lịch và tận hưởng bầu không khí trong lành, thư thái nơi hòn đảo này. Nào ngờ, khi dự buổi phỏng vấn người đoạt giải Nobel y học vì có công tìm ra virus ung thư cổ tử cung (HPV), để từ đó cho ra đời vaccine chống ung thư cổ tử cung vào năm 2006, tôi mới nhận ra ông già đẹp lão đó chính là GS-TS Harald Hausen ở Viện nghiên cứu ung thư Heidelberg (Đức), ông năm nay đã 78 tuổi. Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
Cái cách ông trả lời phỏng vấn cũng nhỏ nhẹ và điềm đạm như khi ông ngồi ăn sáng vậy. Ông nói hy vọng rồi đây vaccine HPV sẽ rẻ hơn và phổ biến hơn cho mọi người, bởi hiện nay chúng còn khá đắt. Ngay tại Đức cũng đã lên tới hàng trăm euro một liều. Tôi còn được dịp trò chuyện với nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel y học khác như GS Bruce A. Beutler (Mỹ, Nobel 2011), GS Brian K.Kobilka (ĐH Stanford, Mỹ, Nobel 2012), GS Rolf M. Zinkernagel (Thụy Sĩ, Nobel 1996)…
Thú thực, người trần mắt thịt như tôi khó mà có thể hiểu được những phát minh, hiểu hết được tầm quan trọng cũng như cống hiến khoa học cho nhân loại của họ. Chỉ biết những phát minh đó liên quan tới cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch của con người, cơ chế chữa bệnh của các loại thuốc tây hiện đại, nhờ đó giúp chữa trị hay phòng ngừa được các bệnh nan y cho con người
Bên ngoài những bộ óc vĩ đại ấy là những con người bằng xương, bằng thịt đang ngồi trước mặt tôi đây, đang vui vẻ trả lời mọi câu hỏi, thậm chí có phần còn ngô nghê (có thể do chưa hiểu kỹ) của các nhà báo.
Tất cả họ đều toát lên sự giản dị, chân thành và hết sức gần gũi từ cách ăn mặc đến tác phong, lời nói. Dường như một khi bộ óc của ai đó càng phát triển, càng hiểu biết, họ càng không để ý đến những màu mè hình thức bề ngoài. Lần đầu tiên trong đời tôi được nhìn thấy cùng một lúc nhiều bộ óc vĩ đại, nhiều giải Nobel đến như vậy ở Lindau này.
Ngắm nhìn họ trong những trang phục hết sức giản dị, và vô cùng ngưỡng mộ họ về những cống hiến lớn lao, vô vụ lợi cho sự phát triển đích thực của nhân loại, càng thấy sự vĩ đại của những nhà khoa học này. Không có họ, không có nền văn minh này.
Không có họ, nhân loại làm sao phát triển được? Xin mượn câu nói của nữ GS người Pháp đoạt giải Nobel vốn dành nhiều thiện cảm cho Việt Nam, bà Francoise Barre - Sinoussi thay cho lời kết của phóng sự này: “Làm khoa học không phải vì sự nghiệp, cũng không phải vì tiền, mà là vì mọi người”.
Theo Việt Hùng/Báo Tiền Phong
Lindau, thành phố nhỏ nhắn và cổ kính ở cực nam nước Đức, nơi ngã ba biên giới tiếp giáp với Áo và Thụy Sĩ. Đều đặn từ năm 1951 đến nay, năm 2014 này là lần thứ 64 họ gặp nhau. 38 nhà khoa học đoạt giải Nobel về Y học cùng 600 nhà khoa học trẻ từ 80 nước trên thế giới đã đổ về Lindau để trao đổi, tọa đàm và thuyết trình về những ý tưởng hoặc thành tựu mới nhất trong lĩnh vực y học và y sinh học.
Bằng cách thức gặp gỡ quốc tế đậm tính trao truyền này, tại Lindau sự giáo dục không chỉ dừng lại ở những điều học được trong sách vở, mà nó còn là niềm cảm hứng và những trải nghiệm quý báu của các nhà khoa học nhiều thế hệ mang đến cho nhau.
38 nhà khoa học đoạt giải Nobel tiến vào hội trường trong tiếng vỗ tay vang dội. Ảnh: Christian Flemming |
Từ Lindau thuộc Đức, tôi tới thành phố Bregenz thuộc Áo chỉ vẻn vẹn có mươi phút tàu điện, chạy liên tục mỗi tiếng một chuyến. Sang Thụy Sĩ cũng tương tự như vậy, tuy nhiên tôi thấy dân Thụy Sĩ sang Lindau ăn uống nhiều hơn so với chiều ngược lại bởi giá cả bên Đức rẻ hơn rất nhiều.
Chủ một tiệm ăn người Việt ở Lindau kể, có mấy ông bà già người Thụy Sĩ tuần nào cũng sang đây ăn uống thoải mái rồi “bo” rất hậu hĩnh. Hồ Constance ở phía Bắc dãy núi Anpơ, nằm lọt giữa 3 nước Đức - Áo - Thụy Sĩ là hồ nước ngọt lớn thứ 3 ở Trung Âu, chỉ đứng sau hồ Balaton của Hungary và hồ Geneva của Thụy Sĩ. Hồ có chiều dài tới 63 km, rộng 14 km, bao phủ một diện tích lên tới 571 km2. Chiều sâu trung bình của hồ là 90 m, chỗ sâu nhất lên tới 252 m. Tôi tới Lindau vào những ngày đầu tháng 7 vừa qua, trời nắng đẹp đứng bên bờ hồ phía Đức có thể nhìn rõ những dãy núi xa xa phía Áo và Thụy Sĩ.
Chốc chốc lại có một chuyến tàu du lịch cỡ lớn cập bến đổ khách từ Thụy Sĩ và Áo xuống, chủ yếu là người già vì họ có nhiều thời gian rỗi rãi và thường dư dả về tài chính. Lindau đúng nghĩa là một thành phố du lịch, nghỉ dưỡng với phong cách cổ điển và thanh bình, quả là nơi đắc địa lý tưởng dành cho các cuộc gặp gỡ của đỉnh cao trí tuệ như giải Nobel.
Hầu hết mọi con đường ở Lindau đều lát đá dành cho người đi bộ với lối kiến trúc cổ điển châu Âu quyến rũ mê hồn du khách. Phố xá sạch tinh tươm, đậm dấu ấn của nghệ thuật kiến trúc gothic trên mọi góc phố.
Không khí trong veo, nhẹ tênh khiến ta phải hít căng lồng ngực để tận hưởng, những tháp chuông nhà thờ cao vút, những ngôi nhà cao nhất cũng chỉ 3-4 tầng với ban công mềm mại phủ đầy hoa hoặc dây leo, những cánh cổng biệt thự xinh xắn, sự thư thái của những con người nơi đây, tất cả tạo nên một ấn tượng cực kỳ dễ chịu và văn minh.
Góc nhỏ thành phố Lindau |
Khăn trải bàn trắng muốt, nến lung linh, tiếng vĩ cầm réo rắt đâu đây, ngồi ăn tối hoặc nhâm nhi ly cà phê giữa thành phố cổ kính nơi ngã ba Đức - Áo - Thụy Sĩ này này quả là một trải nghiệm thú vị, không thể nào quên.
Không khoa trương
Lễ khai mạc hội nghị Nobel, hội trường lớn cả ngàn chỗ ngồi ở Lindau không còn một chỗ trống. Gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel xếp thành một hàng dọc lần lượt đi vào hàng ghế danh dự ở giữa hội trường trong tiếng vỗ tay vang dội đầy ngưỡng mộ của 600 nhà khoa học trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, các khách mời và giới truyền thông.
Có một điều khác với các hội nghị hay lễ lạt thường thấy ở Việt Nam, mấy chục nhà báo quốc tế chúng tôi lại được xếp ngồi ở những hàng ghế trên cùng sát với sân khấu, còn những nhân vật chính của hội nghị là các nhà khoa học lẫy lừng thế giới, các yếu nhân khác như Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức - GSTS Johanna Wanka; chủ tịch UB Nobel về Y học và Sinh lý học (Physiology) Viện Karolinska (Thụy Điển) Klas Karre - nơi xét trao giải thưởng Nobel hàng năm cho các nhà khoa học trong lĩnh vực này; nữ bá tước, chủ tịch Ủy ban Hội nghị Lindau Nobel Bettina Bernadotte ngồi ở phía... giữa hội trường.
Như vậy, quan niệm bất thành văn thường thấy ở ta là quan khách quyền cao chức trọng thường tọa ở những hàng ghế đầu tiên đã bị đảo lộn, ít ra là ở Lindau này. Buổi lễ khai mạc diễn ra gọn gàng chừng hơn 1 tiếng, song tuyệt nhiên không có bất cứ bài phát biểu nào của các nhân vật chính là các nhà khoa học đoạt giải Nobel, cũng không thấy nhà nghiên cứu trẻ nào lên phát biểu như ở ta, chỉ thấy mấy bài đít-cua của nhà tổ chức, của vị bộ trưởng và màn ra mắt một kênh truyền hình khoa học có tên ARD Alpha. Có lẽ những màn hình thức, khoa trương, nói lời chúc tụng có cánh này nọ không hợp với những nhà khoa học tài năng xuất chúng này chăng.
Liếc qua cái lịch trình của Hội nghị diễn ra trong 5 ngày được đóng thành quyển dày tới 95 trang sẽ thấy, bắt đầu từ sáng mai từ 9h -17h mỗi ngày, cái bục diễn thuyết trên kia mới là của họ, lịch xếp kín mít cứ nửa tiếng một xuyên qua trưa là các bài giảng, tranh luận, thuyết trình của các nhà khoa học cả già lẫn trẻ - những người từng được giải Nobel và những ứng cử viên Nobel đầy tiềm năng trong tương lai.
Trong gần 40 bộ óc vĩ đại bậc nhất hành tinh lần này xuất hiện tại Lindau có tới 19 nhà khoa học của Mỹ, 5 nhà khoa học Đức, Anh và Pháp có 3 nhà khoa học, Thụy Sĩ, Úc và Israel mỗi nước có 2 nhà khoa học. Còn trong tổng số 600 nhà khoa học trẻ đến từ 80 nước trên khắp thế giới được Ban tổ chức mời tham dự hôm nay, đông nhất vẫn là những người mang quốc tịch Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tôi lật đi lật lại mãi cuốn danh bạ về 600 nhà khoa học trẻ được phát (Index by Nationality, Index by Country) mà không tìm thấy bất cứ nhà khoa học nào đến từ Việt Nam hoặc mang quốc tịch Việt Nam. Đoàn nhà báo quốc tế gồm hai chục người đến từ các nước như Mỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Chile, Brazil, Botswana đều được BTC sắp xếp để gặp gỡ và phỏng vấn các nhà khoa học trẻ đến từ đất nước của họ, riêng tên tôi trong lịch phỏng vấn bị để trống với dòng chữ “đang tìm người phù hợp” (trying to find a match for Nguyen).
Đương nhiên là họ không tìm ra. Hơi chạnh lòng một chút vì thú thật trước khi sang đây tôi tự tin nghĩ rằng, thể nào chả gặp các sinh viên hay nghiên cứu sinh Việt Nam đang du học rất đông ở Đức và các nước châu Âu khác.
Hỏi chuyện một nhà báo Đức đã có nhiều năm theo dõi hội nghị Lindau này mới biết, những nhà khoa học trẻ này thường đang làm luận án tiến sĩ hoặc thậm chí là sau tiến sĩ tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu trong lĩnh vực y học hoặc sinh lý học, anh nói hầu như không thấy các nhà khoa học trẻ Việt Nam.
Có thể tôi đã nhầm, bởi hầu hết các học sinh Việt Nam ngày nay, cho dù học ở trong hay ngoài nước, đều học các ngành “thời thượng” để dễ xin việc sau này, rất ít người muốn làm nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng nói chuyện với nhiều nghiên cứu sinh đến từ các nước khác nhau về trình độ phát triển trên thế giới, dù nước giàu hay nước nghèo, họ đều thể hiện một niềm đam mê nghiên cứu đến cháy bỏng, đều đến đây với mục đích được trực tiếp nghe các bài giảng của những nhà khoa học nổi tiếng, trao đổi và thậm chí là tranh luận với các bộ óc thiên tài này.
Trong số 600 nhà khoa học trẻ hôm nay, liệu có ai sẽ tiếp bước các gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel mà họ gặp ở Lindau lần này, tiếp tục cống hiến cho nhân loại những phát minh vô giá? Tôi tin là sẽ có, bởi những cuộc gặp gỡ như thế này chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực và hoài bão cho họ vươn xa.
Phẩm chất 'Nobel'
rong những ngày ở Lindau, tôi may mắn được gặp gỡ và đặt nhiều câu hỏi phỏng vấn một người rất nổi tiếng, đó là nhà nữ khoa học người Pháp đoạt giải Nobel năm 2008, người đã tìm ra virus HIV và đang dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu và hoạt động xã hội chống lại căn bệnh HIV/AIDS, GS - TS Francoise Barre - Sinoussi. Chính bà là người viết thư ngỏ công khai chỉ trích giáo hoàng Benedict XVI vì ông này đã bác bỏ việc sử dụng bao cao su như là một phương pháp để phòng lây bệnh.
Đặc biệt, bà rất gắn bó với Việt Nam, với Viện Pasteur TP.HCM, đã sang Việt Nam rất nhiều lần kể từ năm 1988 tới nay để giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh thế kỷ. Hôm đó, số lượng các nhà báo quốc tế đăng ký phỏng vấn bà đông chưa từng thấy, đến nỗi khán phòng chật ních không còn một chỗ trống. Rất nhanh chóng, tôi mở màn cuộc phỏng vấn, khi giới thiệu mình là nhà báo Việt Nam, tôi thấy bà phấn chấn hẳn lên và dành cho tôi một ngoại lệ đặt liên tiếp 3 câu hỏi trong sự “la ó” của hàng chục đồng nghiệp quốc tế khác.
Bà nói Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đang phát triển trên thế giới đấu tranh rất hiệu quả với căn bệnh HIV/AIDS. Bà cho biết, hiện vẫn giữ thói quen làm việc chăm chỉ 7 ngày mỗi tuần, 13 tiếng mỗi ngày dù năm nay đã 67 tuổi. Mỗi buổi sáng, khi xuống ăn sáng dưới tầng trệt tại khách sạn xinh xắn nơi tôi ở, hay bắt gặp cảnh hai ông bà già rất đẹp lão nhỏ nhẹ ngồi uống cà phê bên chiếc bàn cạnh cửa sổ.
Cụ ông tóc bạc phơ, dáng thư sinh nho nhã, tôi thầm nghĩ chắc họ đi du lịch và tận hưởng bầu không khí trong lành, thư thái nơi hòn đảo này. Nào ngờ, khi dự buổi phỏng vấn người đoạt giải Nobel y học vì có công tìm ra virus ung thư cổ tử cung (HPV), để từ đó cho ra đời vaccine chống ung thư cổ tử cung vào năm 2006, tôi mới nhận ra ông già đẹp lão đó chính là GS-TS Harald Hausen ở Viện nghiên cứu ung thư Heidelberg (Đức), ông năm nay đã 78 tuổi. Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
Cái cách ông trả lời phỏng vấn cũng nhỏ nhẹ và điềm đạm như khi ông ngồi ăn sáng vậy. Ông nói hy vọng rồi đây vaccine HPV sẽ rẻ hơn và phổ biến hơn cho mọi người, bởi hiện nay chúng còn khá đắt. Ngay tại Đức cũng đã lên tới hàng trăm euro một liều. Tôi còn được dịp trò chuyện với nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel y học khác như GS Bruce A. Beutler (Mỹ, Nobel 2011), GS Brian K.Kobilka (ĐH Stanford, Mỹ, Nobel 2012), GS Rolf M. Zinkernagel (Thụy Sĩ, Nobel 1996)…
Thú thực, người trần mắt thịt như tôi khó mà có thể hiểu được những phát minh, hiểu hết được tầm quan trọng cũng như cống hiến khoa học cho nhân loại của họ. Chỉ biết những phát minh đó liên quan tới cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch của con người, cơ chế chữa bệnh của các loại thuốc tây hiện đại, nhờ đó giúp chữa trị hay phòng ngừa được các bệnh nan y cho con người
Bên ngoài những bộ óc vĩ đại ấy là những con người bằng xương, bằng thịt đang ngồi trước mặt tôi đây, đang vui vẻ trả lời mọi câu hỏi, thậm chí có phần còn ngô nghê (có thể do chưa hiểu kỹ) của các nhà báo.
Tất cả họ đều toát lên sự giản dị, chân thành và hết sức gần gũi từ cách ăn mặc đến tác phong, lời nói. Dường như một khi bộ óc của ai đó càng phát triển, càng hiểu biết, họ càng không để ý đến những màu mè hình thức bề ngoài. Lần đầu tiên trong đời tôi được nhìn thấy cùng một lúc nhiều bộ óc vĩ đại, nhiều giải Nobel đến như vậy ở Lindau này.
Ngắm nhìn họ trong những trang phục hết sức giản dị, và vô cùng ngưỡng mộ họ về những cống hiến lớn lao, vô vụ lợi cho sự phát triển đích thực của nhân loại, càng thấy sự vĩ đại của những nhà khoa học này. Không có họ, không có nền văn minh này.
Không có họ, nhân loại làm sao phát triển được? Xin mượn câu nói của nữ GS người Pháp đoạt giải Nobel vốn dành nhiều thiện cảm cho Việt Nam, bà Francoise Barre - Sinoussi thay cho lời kết của phóng sự này: “Làm khoa học không phải vì sự nghiệp, cũng không phải vì tiền, mà là vì mọi người”.
Theo Việt Hùng/Báo Tiền Phong
Bình luận