Để hạn chế bụi, cặn bã và các tác nhân gây bẩn khác, hầu hết các mẫu xe hiện nay đều được trang bị bộ lọc cho nhiên liệu, động cơ...Trong quá trình sử dụng, các bộ phận này cần được kiểm tra và thay thế định kỳ để xe vận hành ổn định.
Bộ lọc nhiên liệu
Bộ lọc nhiên liệu giúp loại bỏ cặn bẩn trong xăng, dầu và đưa nguồn nhiên liệu sạch vào buồng đốt. Bộ lọc nhiên liệu thường nằm dưới gầm ô tô, gần động cơ hoặc trong bình nhiên liệu.
Nếu bộ lọc nhiên liệu bám bụi bẩn hay hư hỏng, xe sẽ giảm hiệu suất và không đạt đúng tỷ lệ hòa khí. Một số dấu hiệu cho thấy bộ lọc nhiên liệu xe gặp vấn đề: xe có tiếng động lạ, xe không nổ máy hoặc bị giật...
Theo khuyến cáo của các kỹ thuật viên, nên thay bộ lọc nhiên liệu sau khoảng 50.000km hoặc thời gian sử dụng 2 năm.
Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ có chức năng loại bỏ bụi bẩn trong không khí trước khi đưa vào buồng đốt động cơ. Tuy nhiên, sau một thời gian, bụi bẩn vẫn có thể bám vào màng lọc gây tắc nghẽn lỗ thông khí. Nếu không được vệ sinh hoặc thay thế, nó sẽ ảnh hưởng đến lượng không khí vào động cơ, làm sai lệch tỷ lệ hòa khí, làm giảm công suất và nóng máy.

Lọc gió động cơ ô tô nên thay định kỳ. (Ảnh: Báo Giao thông)
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bộ lọc gió động cơ cần được vệ sinh sau khoảng 5.000km và nên thay mới sau 20.000km. Với xe cũ, thời điểm thay lọc gió có thể sớm hơn hoặc phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của xe.
Bộ lọc dầu
Bộ lọc dầu có cấu tạo nhỏ gọn, giúp lọc sạch cặn bẩn và tạp chất trong dầu nhớt, đảm bảo việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.
Bộ lọc dầu không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ. Theo khuyến cáo, lọc dầu nên được thay thế sau khoảng 10.000 km. Ngoài ra, chủ xe nên kiểm tra cốc lọc dầu sau khoảng 1 - 2 tháng. Nếu phát hiện hư hỏng cần thay thế kịp thời.
Bộ lọc điều hòa
Lọc gió điều hòa có chức năng lọc bụi bẩn, làm sạch không khí trước khi vào hệ thống điều hòa. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn bám vào màng lọc sẽ giảm lưu lượng hút gió ngoài vào điều hòa.
Để lọc gió điều hòa hoạt động hiệu quả, nên vệ sinh lọc gió sau mỗi 5.000km và thay mới sau khoảng 20.000km. Nếu hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu hoặc có mùi khó chịu, nên kiểm tra sớm và thay thế khi cần thiết.
Bình luận (37)
Tôi nhận xét là tăng lương tốt nhưng không làm tăng chất lượng giáo dục và giảm tình trạng ép người học đi học thêm. Tôi thấy cấm được hút thuốc nơi công cộng...người dân bình thường mà còn làm được huống chi là tri thức, là người nêu gương. Dạy thêm không đảm bảo sức khoẻ hs từ cấp 1- cấp 3. Về bàn ghế, ánh sáng, kiệt sức của hs. Dạy thêm là gv làm giàu nên luôn tìm cách đối phó. Phụ huynh đa phần không muốn con bị thua bạn. Nên chia lớp giảm số lượng hs thì chất lượng cao không dạy thêm, gv thiếu thì thừa giờ( đó là cách tăng thu nhập ). Nhà trường quản lý, tốt hơn sự tự phát của gv bên ngoài. Tôi mong thay đổi sớm.
Sao đại biểu không làm rõ học sinh có tới 80% phải đi học thêm thì chất lượng giáo dục có phải là kém không? Hay là do bớt thời gian, bớt nội dung dạy qua loa để ép đi học thêm.
Chỉ tiêu về chất lượng ngành giáo dục đưa ra là thế nào? HS đạt tỷ lệ khá giỏi là bao nhiêu. Có buộc học sinh đi học thêm 80% hay không?
Có nâng vẫn cứ dạy thêm
Dạy thêm quá nhiều khiến các con mệt mỏi. Không theo không được. Ngày hocn 3-4 ca ai chịu được, không học thì kém các bạn mà theo thì quá mệt mỏi. Đề nghị ban hành luật cấm luôn như quy định của pháp luật để cấm vấn nạn này. Lòng tham con người vô đáy.
Nâng lương thì cũng sẽ dạy thêm bình thường. Vì lợi nhuận của việc dạy thêm quá khủng.
Có phải thầy cô nào cũng dạy thêm đâu, các thầy cô dạy môn phụ có dạy ko tiền cũng chẳng học sinh nào học thêm. Vậy cứ nói dạy thêm tăng thu nhập thì những thầy cô dạy môn phụ thu nhập thêm cái gì, họ chỉ có cách tiêu hạn chế ăn tiết kiệm, ít giao lưu thôi.
Nâng lương mà chương trình hàn lâm, khó hiểu thì hs vẫn cứ đi học thêm để hiểu bài ...để khỏi bị gọi là " ngu" ....để đối phó với con điểm và bịnh THÀNH TÍCH. Không tin....cứ thử xem 😁