Bài văn về sự thành công
Tháng 6/2012, trên các diễn đàn, mạng xã hội Facebook bất ngờ truyền nhau bài văn về sự thành công rất xúc động.
Trên bài văn có ghi tên học sinh là Hà Minh Ngọc, lớp 10 văn. Thời gian làm bài thi đề ngày 06/09/2006.
Bài văn về sự thành công từng xôn xao dân mạng |
Thậm chí, cô giáo chấm bài của Ngọc đã cho em điểm 9+ cùng với lời phê: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công".
Sau khi xác minh, PV VTC News được biết Hà Minh Ngọc là học sinh lớp 10 Văn, khối chuyên THPT trường ĐH Sư phạm Hà Nội khóa học 2006-2009.
Bài tập làm văn đạt điểm 9+ này là bài kiểm tra đầu tiên của Minh Ngọc cũng như học sinh lớp 10 Văn ngay sau ngày khai giảng (6/9).
Hà Minh Ngọc, tác giả bài văn về sự thành công |
Trong bài văn của Ngọc có đoạn: “Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công”.
Đọc toàn bộ bài văn về sự thành công của Hà Minh Ngọc tại đây.Bai_van_ve_su_thanh_cong.doc
Bài văn nhập vai Tấm Cám
Với đề bài "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", một nữ sinh THPT ở Hà Nội đã có bài viết "đặc sắc".
Bài văn của nữ sinh này có đoạn: “Tôi là Cám, tôi sống với mẹ tôi và con của dượng tôi vì bố nó chết lâu rồi nên mẹ con tôi nuôi nó. Nhưng tôi cũng không ưa nó lắm vì nó lúc nào cũng ra vẻ làm chị. Hàng ngày nó cũng khá chăm chỉ vì việc nhà, tôi thấy cũng cỏn con: cho lợn ăn, chăn châu, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy ít việc đó nó làm hợp hơn tôi vì tôi còn bận chọn vải may quần áo và đi làm tóc tai. Tôi đang tuổi đôi mươi mà…”
Nhận xét của giáo viên dành cho tác giả "bài văn lạ" |
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng nữ sinh nhập vai Cám khiến người đọc cảm thấy ghét Cám tức là đã thành công.
Đọc toàn bộ bài văn nữ sinh nhập vai nhân vật Cám kể chuyện. Bai_van_Tam_Cam.doc
Bài văn về giá trị đồng tiền
Đầu tháng 11/2011, một “bài văn lạ” của cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu (lớp 11 chuyên Lý, trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam) đã được chính một giáo viên trong trường chia sẻ với báo chí.
Nguyễn Trung Hiếu, tác giả bài văn lạ về giá trị đồng tiền |
Bài văn của Nguyễn Trung Hiếu |
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu”. Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận.
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.
Sau khi bất ngờ “nổi tiếng” với bài văn lạ, nhiều cá nhân và tổ chức đã gửi những món quà và lời động viên đến Nguyễn Trung Hiếu. Sau này Hiếu cũng đã có được học bổng du học tại Mỹ.
Đọc toàn bộ bài văn của Nguyễn Trung Hiếu tại đây Thu_gui_me.doc
Bài văn về sự vô cảm
Cuối tháng 11/2012, trên các diễn đàn xã hội, facebook cá nhân đồng loạt chia sẻ bài viết của một học sinh lớp 9, trường THCS Chu Văn An Hà Nội.
Bài viết về căn bệnh "vô cảm" gây xúc động bởi cách hành văn trau chuốt, lập luận đâu ra đấy, thể hiện một sự hiểu biết về xã hội sâu sắc.
Bài văn về bệnh vô cảm được cộng đồng mạng thích thú |
Bài văn có đoạn: "Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?"
Ngay lập tức bài văn đã được rất nhiều những nhận xét tích cực từ phía cộng đồng mạng và bản thân giáo viên cũng cho 9,5 điểm.
Đọc toàn bộ bài văn về bệnh vô cảm tại đây Bai_van_benh_vo_cam_1.doc
Phạm Thịnh(tổng hợp)
Bình luận