(VTC News) - Dù Quyết định 33 của UBND TP.HCM ban hành 2 năm nay, phần lớn người dân đồng tình, bởi họ có được nhà hợp pháp, nhưng cũng không ít luồng dư luận cho rằng Quyết định này cổ súy tình trạng phân lô hộ bán lẻ.
Nếu công tâm, hãy nhìn cái tổng quan mà Quyết định này, bởi nó giúp người dân được nhiều hơn là mất.
Quyết định 33/2014 thay thế Quyết định 19/2009 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn TP.HCM.
Theo quyết định trên, trường hợp thửa đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và công bố thì vẫn được tách thửa.
Trường hợp thửa đất khi tách thửa có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật thì chủ đất phải có trách nhiệm đầu tư hoàn thiện, bàn giao và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đó.
Từ khi Quyết định này ra đời, người thì ủng hộ, người thì cho rằng tính pháp lý của quyết định chưa chặt chẽ, bởi nếu “ổ chuột hóa” đô thị thì khó quản lí hơn… Tuy nhiên, trước khi ban hành, lãnh đạo UBND TP HCM cũng đã cố gắng hiện thực hóa công tác quản lý nhà nước trong việc vãn hồi trật tự trong công tác quản lý đô thị.
Nhớ lại hơn 10 năm trước, TP.HCM tiến hành quy hoạch tổng thể toàn, và hàng loạt khu đất được quy hoạch thành dự án, và thị trường Bất động sản được hình thành. Người có đất bị quy hoạch, những người dân nhập cư từ các tỉnh thành về TP, không có điều kiện để mua đất cất nhà trong dự án, họ tự tìm đến những khu dân cư hiện hữu để tự xây... tất cả những điều đó dẫn đến thực trạng làm sai, TP phải cưỡng chế hàng trăm căn nhà tại quận 12, Bình Chánh… khiến hàng loạt cán bộ bị kỷ luật, còn nhà người dân thành đống xà bần.
Từ đó đến nay, không ít dự án này vẫn trong tình trạng “vườn không nhà trống”, thực trạng chỉ khác với trước khi quy hoạch là nhờ những dãy hàng rào và những con đường chơ vơ giữa trời không có người sử dụng. Dẫn đến thực trạng nhiều người có nhu cầu ở thực sự, nhưng họ chỉ đủ tiền mua đất, còn cất nhà theo mẫu dự án thì vượt khả năng.
Để tháo gỡ, UBND TP.HCM ban hành Quyết Định 33 đễ chữa cháy, gần 2 năm qua, người dân nằm trong hoàn cảnh trên dường như đều có được chỗ an cư, nếu bảo rằng, nhà diện tích nhà 50m2 là “ổ chuột” là hơi thái quá.
Nhìn lại vài năm trước, thị trường BĐS ở TP.HCM tê liệt, Hiệp hội BĐS TP.HCM, đã từng có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép giảm diện tích căn hộ chung cư xuống dưới 30m2, với lý do là tháo gỡ cho chủ đầu tư, tăng tính thanh khoản, kích thích mãi lực. Với căn hộ diện tích này hình thành thì phải gọi những căn hộ này là “hạt tiêu”?.
Hãy nhìn tổng quan là thấy rõ, từ khi có QĐ33, nhiều người dân trong TP đã tiếp cận được với hai chữ an cư. Họ có thể sở hữu được nơi ở tươm tất.
Trước khi soạn thảo một Quyết định, lãnh đạo UBND TP.HCM tìm hướng tốt nhất để phục vụ người dân, bởi nó là tính quyết định cho đời sống của hàng triệu con người đi tìm chỗ chui ra chui vào.
Vợ chồng ông Hà Văn Hòa Văn Tôn (53 tuổi, quê Quảng Ngãi) gần 20 năm sống bằng nghề tự do ở TP.HCM nói, ngần ấy năm trời, hai vợ chồng ông dành dụm mua căn nhà bằng giấy tay ở huyện Hóc Môn, qua thời gian mới biết nhà không hợp pháp nên không xin được số nhà, điện nước…
Vừa qua, ông quyết định bán nhà và mua miếng đất 80 m2 ở quận Bình Chánh và được chuyển mục đích và tách thửa theo Quyết định 33, có đường giao thông điện nước đầy đủ và được cấp giấy đỏ cho nền đất này…
Thế Bảo
Nếu công tâm, hãy nhìn cái tổng quan mà Quyết định này, bởi nó giúp người dân được nhiều hơn là mất.
Quyết định 33/2014 thay thế Quyết định 19/2009 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn TP.HCM.
Theo quyết định trên, trường hợp thửa đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và công bố thì vẫn được tách thửa.
Ảnh minh hoạ |
Trường hợp thửa đất khi tách thửa có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật thì chủ đất phải có trách nhiệm đầu tư hoàn thiện, bàn giao và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đó.
Từ khi Quyết định này ra đời, người thì ủng hộ, người thì cho rằng tính pháp lý của quyết định chưa chặt chẽ, bởi nếu “ổ chuột hóa” đô thị thì khó quản lí hơn… Tuy nhiên, trước khi ban hành, lãnh đạo UBND TP HCM cũng đã cố gắng hiện thực hóa công tác quản lý nhà nước trong việc vãn hồi trật tự trong công tác quản lý đô thị.
Nhớ lại hơn 10 năm trước, TP.HCM tiến hành quy hoạch tổng thể toàn, và hàng loạt khu đất được quy hoạch thành dự án, và thị trường Bất động sản được hình thành. Người có đất bị quy hoạch, những người dân nhập cư từ các tỉnh thành về TP, không có điều kiện để mua đất cất nhà trong dự án, họ tự tìm đến những khu dân cư hiện hữu để tự xây... tất cả những điều đó dẫn đến thực trạng làm sai, TP phải cưỡng chế hàng trăm căn nhà tại quận 12, Bình Chánh… khiến hàng loạt cán bộ bị kỷ luật, còn nhà người dân thành đống xà bần.
Từ đó đến nay, không ít dự án này vẫn trong tình trạng “vườn không nhà trống”, thực trạng chỉ khác với trước khi quy hoạch là nhờ những dãy hàng rào và những con đường chơ vơ giữa trời không có người sử dụng. Dẫn đến thực trạng nhiều người có nhu cầu ở thực sự, nhưng họ chỉ đủ tiền mua đất, còn cất nhà theo mẫu dự án thì vượt khả năng.
Để tháo gỡ, UBND TP.HCM ban hành Quyết Định 33 đễ chữa cháy, gần 2 năm qua, người dân nằm trong hoàn cảnh trên dường như đều có được chỗ an cư, nếu bảo rằng, nhà diện tích nhà 50m2 là “ổ chuột” là hơi thái quá.
Nhìn lại vài năm trước, thị trường BĐS ở TP.HCM tê liệt, Hiệp hội BĐS TP.HCM, đã từng có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép giảm diện tích căn hộ chung cư xuống dưới 30m2, với lý do là tháo gỡ cho chủ đầu tư, tăng tính thanh khoản, kích thích mãi lực. Với căn hộ diện tích này hình thành thì phải gọi những căn hộ này là “hạt tiêu”?.
Hãy nhìn tổng quan là thấy rõ, từ khi có QĐ33, nhiều người dân trong TP đã tiếp cận được với hai chữ an cư. Họ có thể sở hữu được nơi ở tươm tất.
Trước khi soạn thảo một Quyết định, lãnh đạo UBND TP.HCM tìm hướng tốt nhất để phục vụ người dân, bởi nó là tính quyết định cho đời sống của hàng triệu con người đi tìm chỗ chui ra chui vào.
Vợ chồng ông Hà Văn Hòa Văn Tôn (53 tuổi, quê Quảng Ngãi) gần 20 năm sống bằng nghề tự do ở TP.HCM nói, ngần ấy năm trời, hai vợ chồng ông dành dụm mua căn nhà bằng giấy tay ở huyện Hóc Môn, qua thời gian mới biết nhà không hợp pháp nên không xin được số nhà, điện nước…
Vừa qua, ông quyết định bán nhà và mua miếng đất 80 m2 ở quận Bình Chánh và được chuyển mục đích và tách thửa theo Quyết định 33, có đường giao thông điện nước đầy đủ và được cấp giấy đỏ cho nền đất này…
Thế Bảo
Bình luận