Tò mò, muốn khám phá, nhiều trẻ đã nhét đủ thứ đồ vật vào bất kỳ chỗ nào nhét được trên cơ thể
“Khi lấy dị vật ra cho bé, chúng tôi nhận thấy đây không phải là bông gòn thường dùng trong y tế mà là bông gòn nhét trong các con thú nhồi bông đồ chơi của trẻ”, bác sĩ Thạch cho biết về trường hợp trên.
Nhìn dị vật, gia đình mới tá hỏa nhận ra rằng M. nghịch phá, moi ruột gấu bông nhét vào âm đạo.
Đây không phải là trường hợp duy nhất Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận về việc trẻ nghịch dại, đưa "những kẻ ngoại xâm" vào làm hại "vùng cấm địa" của mình.
Một trường hợp khác là bé N.T.H (4 tuổi, ngụ TP.HCM) được mẹ cho chơi với nút áo. Sau khi bé chơi xong, mẹ dọn dẹp, gom nút áo lại đếm thì phát hiện thấy thiếu. Hỏi bé đã quăng nút áo ở đâu thì bé hồn nhiên trả lời: “Con cất vào trong này rồi ("vùng kín" của bé - PV)”.
Hốt hoảng, mẹ bé H. đã đưa em đến ngay Bệnh viện Nhi đồng 2 để cấp cứu.
“Bệnh viện thường xuyên cấp cứu những trường hợp trẻ khoảng 3 - 5 tuổi nhét đủ thứ đồ vật vào bất kỳ lỗ nào trên cơ thể mình, từ lỗ tai, lỗ mũi, miệng và cả vùng kín”, bác sĩ Thạch cho biết.
Theo bác sĩ Thạch, đây là độ tuổi mà trẻ bắt đầu khám phá, tự tìm hiểu về bản thân, về thế giới bên ngoài, nhưng lại chưa ý thức được sự nguy hiểm. Thế là trẻ thường nghịch với những vật nhỏ, hầu hết lấy từ đồ chơi của mình, nhét vào chỗ nào có thể nhét trên cơ thể.
Bác sĩ Thạch khẳng định: “Đây hoàn toàn là trò nghịch dại của trẻ chứ không có vấn đề tâm lý”.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần hết sức chú ý đối với những vật dụng trẻ tiếp xúc, đồ chơi của trẻ. Tốt nhất là tránh cho trẻ nhỏ chơi một mình mà không có sự quan sát của người lớn, nhất là với các đồ chơi nhiều thành phần nhỏ.
Nhét cả sợi dây điện 1 m vào "vùng cấm địa"
“Các trường hợp nhét bông gòn hay vật nhỏ vào vùng kín ở trẻ nữ thì khoa gặp hoài. Còn đến trường hợp bé trai nhét nguyên sợi dây điện dài 1 m vào chỗ nhạy cảm của mình thì… quậy quá thể”, một hộ lý của Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), kể.
Đó là trường hợp của em N.T.P (15 tuổi, ngụ Củ Chi, TP.HCM) vừa được các bác sĩ Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2, nội soi gắp dị vật vào ngày 6.5.
P. nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới dữ dội. P. nói với bác sĩ, hai ngày trước khi nhập viện đã có hiện tượng đau bụng như vậy nhưng vì xấu hổ nên em không dám nói với gia đình. Bởi lẽ, P. đã nghịch dại, tự mình nhét nguyên sợi dây điện vào “cậu bé” của mình.
Xét nghiệm hình ảnh, các bác sĩ thấy cả sợi dây nằm gọn trong bàng quang của P., với một đầu còn nằm lửng lơ trong niệu đạo. Khi “vật chứng” được lấy ra ngoài, các bác sĩ đều ngạc nhiên vì sợi dây điện dài đến 1 m, đường kính khoảng 3 mm, lõi đồng còn bọc nhựa.
“Thế mà P. kể khi nhét hết cả sợi dây điện đường kính 3 mm vào lỗ tiểu lại không hề thấy đau đớn. Trong khi tất cả các bệnh nhân được đặt ống thông tiểu (sợi dây còn nhỏ và mềm hơn dây điện) đều kêu đau”, bác sĩ Thạch nói.
Theo bác sĩ, đây là trường hợp may mắn vì hai đầu lõi đồng của sợi dây điện không lộ ra nếu không đã có thể gây rách niệu đạo, bàng quang của P. Phần may mắn tiếp theo là sợi dây dài như thế mà không tạo nút thắt nên bác sĩ có thể nội soi gắp dị vật qua đường tự nhiên, chứ không cần mổ mở ổ bụng.
“Trường hợp này, nếu không được kịp thời xử lý, dị vật có thể tiếp tục di chuyển, bị lạc trong cơ thể, gây nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, đặc biệt là nhiễm trùng thận. Khi thận bị tổn thương thì sẽ gây hậu quả lớn, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý sau này”, bác sĩ Thạch đánh giá.
Bác sĩ Thạch nhận định tâm lý của bệnh nhi hoàn toàn bình thường, không bị trầm cảm, không hề sử dụng chất kích thích hay thuộc dạng quậy phá. Còn theo gia đình thì bệnh nhi ngoan, ít đi ra ngoài chơi.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo phụ huynh, đối với những trẻ ở lứa tuổi này tâm sinh lý đang thay đổi, phụ huynh cần phải chia sẻ quan tâm hơn tránh để các em rơi vào tình trạng buồn chán, trầm cảm, tìm trò nghịch phá.
Theo Nguyên Mi/Thanh Niên
Mới 5 tuổi đã viêm nhiễm “cô bé”
Thạc sĩ - bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, chuyên Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi N.N.M (5 tuổi, ngụ TP.HCM), được phụ huynh bế đến trong tình trạng nhiễm trùng âm đạo, "vùng kín" của bé tiết dịch, chảy mủ và có mùi hôi kéo dài nhiều ngày.
Các bác sĩ đã khám và làm đủ các xét nghiệm cho bé với các chẩn đoán nghi nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng âm đạo. Thế nhưng, nguyên nhân vì sao bé gái mới 5 tuổi lại có những biểu hiện bệnh phụ khoa như thế thì vẫn không thể tìm ra.
Cuối cùng, khi nội soi cho bé, bác sĩ phát hiện trong âm hộ của M. có một túm bông gòn.
Túm bông gòn và nút áo được lấy ra khỏi "vùng kín" của trẻ. |
“Khi lấy dị vật ra cho bé, chúng tôi nhận thấy đây không phải là bông gòn thường dùng trong y tế mà là bông gòn nhét trong các con thú nhồi bông đồ chơi của trẻ”, bác sĩ Thạch cho biết về trường hợp trên.
Nhìn dị vật, gia đình mới tá hỏa nhận ra rằng M. nghịch phá, moi ruột gấu bông nhét vào âm đạo.
Đây không phải là trường hợp duy nhất Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận về việc trẻ nghịch dại, đưa "những kẻ ngoại xâm" vào làm hại "vùng cấm địa" của mình.
Một trường hợp khác là bé N.T.H (4 tuổi, ngụ TP.HCM) được mẹ cho chơi với nút áo. Sau khi bé chơi xong, mẹ dọn dẹp, gom nút áo lại đếm thì phát hiện thấy thiếu. Hỏi bé đã quăng nút áo ở đâu thì bé hồn nhiên trả lời: “Con cất vào trong này rồi ("vùng kín" của bé - PV)”.
Hốt hoảng, mẹ bé H. đã đưa em đến ngay Bệnh viện Nhi đồng 2 để cấp cứu.
“Bệnh viện thường xuyên cấp cứu những trường hợp trẻ khoảng 3 - 5 tuổi nhét đủ thứ đồ vật vào bất kỳ lỗ nào trên cơ thể mình, từ lỗ tai, lỗ mũi, miệng và cả vùng kín”, bác sĩ Thạch cho biết.
Sợi dây điện nằm gọn trong bàng quang của trẻ |
Theo bác sĩ Thạch, đây là độ tuổi mà trẻ bắt đầu khám phá, tự tìm hiểu về bản thân, về thế giới bên ngoài, nhưng lại chưa ý thức được sự nguy hiểm. Thế là trẻ thường nghịch với những vật nhỏ, hầu hết lấy từ đồ chơi của mình, nhét vào chỗ nào có thể nhét trên cơ thể.
Bác sĩ Thạch khẳng định: “Đây hoàn toàn là trò nghịch dại của trẻ chứ không có vấn đề tâm lý”.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần hết sức chú ý đối với những vật dụng trẻ tiếp xúc, đồ chơi của trẻ. Tốt nhất là tránh cho trẻ nhỏ chơi một mình mà không có sự quan sát của người lớn, nhất là với các đồ chơi nhiều thành phần nhỏ.
Nhét cả sợi dây điện 1 m vào "vùng cấm địa"
“Các trường hợp nhét bông gòn hay vật nhỏ vào vùng kín ở trẻ nữ thì khoa gặp hoài. Còn đến trường hợp bé trai nhét nguyên sợi dây điện dài 1 m vào chỗ nhạy cảm của mình thì… quậy quá thể”, một hộ lý của Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), kể.
Đó là trường hợp của em N.T.P (15 tuổi, ngụ Củ Chi, TP.HCM) vừa được các bác sĩ Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2, nội soi gắp dị vật vào ngày 6.5.
P. nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới dữ dội. P. nói với bác sĩ, hai ngày trước khi nhập viện đã có hiện tượng đau bụng như vậy nhưng vì xấu hổ nên em không dám nói với gia đình. Bởi lẽ, P. đã nghịch dại, tự mình nhét nguyên sợi dây điện vào “cậu bé” của mình.
Xét nghiệm hình ảnh, các bác sĩ thấy cả sợi dây nằm gọn trong bàng quang của P., với một đầu còn nằm lửng lơ trong niệu đạo. Khi “vật chứng” được lấy ra ngoài, các bác sĩ đều ngạc nhiên vì sợi dây điện dài đến 1 m, đường kính khoảng 3 mm, lõi đồng còn bọc nhựa.
“Thế mà P. kể khi nhét hết cả sợi dây điện đường kính 3 mm vào lỗ tiểu lại không hề thấy đau đớn. Trong khi tất cả các bệnh nhân được đặt ống thông tiểu (sợi dây còn nhỏ và mềm hơn dây điện) đều kêu đau”, bác sĩ Thạch nói.
Dị vật được lấy ra khỏi bàng quang của P. |
Theo bác sĩ, đây là trường hợp may mắn vì hai đầu lõi đồng của sợi dây điện không lộ ra nếu không đã có thể gây rách niệu đạo, bàng quang của P. Phần may mắn tiếp theo là sợi dây dài như thế mà không tạo nút thắt nên bác sĩ có thể nội soi gắp dị vật qua đường tự nhiên, chứ không cần mổ mở ổ bụng.
“Trường hợp này, nếu không được kịp thời xử lý, dị vật có thể tiếp tục di chuyển, bị lạc trong cơ thể, gây nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, đặc biệt là nhiễm trùng thận. Khi thận bị tổn thương thì sẽ gây hậu quả lớn, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý sau này”, bác sĩ Thạch đánh giá.
Bác sĩ Thạch nhận định tâm lý của bệnh nhi hoàn toàn bình thường, không bị trầm cảm, không hề sử dụng chất kích thích hay thuộc dạng quậy phá. Còn theo gia đình thì bệnh nhi ngoan, ít đi ra ngoài chơi.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo phụ huynh, đối với những trẻ ở lứa tuổi này tâm sinh lý đang thay đổi, phụ huynh cần phải chia sẻ quan tâm hơn tránh để các em rơi vào tình trạng buồn chán, trầm cảm, tìm trò nghịch phá.
Theo Nguyên Mi/Thanh Niên
Bình luận