Trong xóm trọ sau chùa Nhân Mỹ (Mỹ Đình, Hà Nội), ba chàng trai Hùng, Tân, Quỳnh tất bật chuyển đồ từ phòng 108 sang 105 với lý do: Không thể chịu nổi cảnh âu yếm công khai của cặp sinh viên sống bên cạnh.
“Xóm trọ có hơn 70 phòng thì một nửa trong số đó là của cặp đôi sinh viên hay sinh viên với người đã ra trường”, Nguyễn Mạnh Tân (Đại học Giao thông Vận tải) chia sẻ.
Tân và Hùng cho biết, các cậu sống ở đây đã 3 năm, nhà chủ tốt nên cũng không muốn chuyển đi. Năm đầu sống ở đây chỉ có 1, 2 cặp đôi, họ sống ở tầng trên, còn các cậu ở tầng dưới, không ảnh hưởng tới nhau nên không có vấn đề gì.
Nhưng từ cách đây khoảng 2 năm, xóm trọ ngày càng có nhiều cặp nam, nữ sinh viên tìm đến ở vì ở đây giá phòng vừa phải, heo hút, chủ nhà không sống cùng, không bị xoi mói, lại có nhiều cặp khác cũng sống thử nên không phải ngại ngùng.
“Cuối năm ngoái có một cặp 'vợ chồng' sinh viên chuyển đến sống cạnh phòng 108 của bọn tớ. Hai đứa ấy mặt non choẹt. Đứa con trai học trường Giao thông, còn đứa con gái học Cao đằng nghề Trần Hưng Đạo. Vậy mà chẳng thấy chúng đi học gì, toàn nằm ôm nhau trong nhà, cửa không thèm khóa. Nhiều hôm chúng đùa nhau, chạy cả ra sân, ôm ấp, hôn hít làm 3 chúng tớ bức xúc”, Hùng chia sẻ.
Và rồi, để tránh nhìn thấy những trái mắt cảnh ấy, Hùng đã phải liên hệ với chủ nhà trước vài tháng để khi nào có phòng trống cách xa phòng của các cặp “vợ chồng nửa mùa” thì chuyển sang.
Lúc này, bà chủ nhà tên Loan cũng đang dọn dẹp một phòng ở tầng 3 để chuẩn bị cho “nhập hộ khẩu” một cặp "vợ chồng sinh viên" mới. Bà kể: “Tôi đã hạn chế bằng việc không cho những cặp đôi đầu xanh, đầu đỏ đến thuê phòng, thế mà càng ngày số phòng của những đôi yêu nhau càng tăng lên. Hiện nay, đã có 31 phòng như thế”.
“Nhà tôi còn quản lý để hạn chế bớt các đôi yêu nhau đi, chứ xóm trọ của bà Hoa bên cạnh công khai chỉ cho những cặp đôi thuê. Bà ấy nói rằng cho những sinh viên ấy ở tránh được việc chúng tụ tập bạn bè gây tốn điện, nước, tránh được cả xe cộ đầy nhà và mất cắp. Chúng đóng tiền đầy đủ và không gây phiền hà cho người khác”, bà Loan cho biết thêm.
Tại xóm trọ của bà Hoa mà bà Loan vừa nhắc đến, quả thực trước mỗi phòng đều có quần áo nam, nữ mắc cùng nhau.
Trên tầng 2, ngoài khu vệ sinh, một người to, béo đang tắm cạnh bể nước. Thấy người lạ bước vào, cậu gọi: “Vợ ơi! Mang anh cái khăn tắm rồi ra mà giặt quần áo đi”. Một cô gái tóc dài từ phòng 209 đon đả chạy ra lau người cho “chồng”. Cả hai đều là sinh viên năm cuối tại Hà Nội.
Trước cửa phòng 204, Ngọc (sinh viên năm 3 trường Sư Phạm) đang gọt chuối xanh để nấu ăn. Cô bảo sống một mình, nhưng bên trong phòng cô lại treo quần áo, giày, dép nam. Trên giường, một chiếc quần bò và dây thắt lưng nam lẫn trong đống chăn, màn chưa gấp.
Đúng lúc ấy mẹ Ngọc gọi điện. Cô gái nói với mẹ đang học bài và cuối tuần bận học nên không về quê được. Rồi cô còn nói ở một mình thoải mái, học được nhiều hơn, không quên dặn mẹ gửi thêm cho ít tiền.
Chị Trang (quê Hà Nam, đã đi làm tại Hà Nội) sống ở tầng 1 khu nhà này cho biết: “Tất cả các căn phòng trên tầng 2 đều là sinh viên nam nữ sống cùng nhau. Phần nhiều họ đều e dè với người ngoài nên toàn đóng kín cửa. Nhưng cũng có trường hợp thường xuyên đánh nhau, cãi vã. Có hôm quát nhau ầm ầm làm con gái tôi sợ khóc thét cả lên”.
Không chỉ ở Hà Nội, mà tại các tỉnh lân cận có trường Đại học hay trung cấp lớn, cảnh "vợ chồng đi học" cũng không còn là hiếm. Xung quanh trường Trung cấp Y Dược Bắc Ninh đầy rẫy những xóm trọ như vậy.
Nguyễn Thị Bích (sinh viên Đại học Luật - Hà Nội) kể: “Em lên thăm đứa em học ở đây mà giật cả mình. Đi qua phòng nào cũng thấy cảnh thấy cảnh nam, nữ âu yếm nhau trong phòng. Xóm trọ chỉ có phòng em họ em là 3 đứa con gái sống với nhau, còn lại gần 20 phòng đều vợ chồng sinh viên hết”.
Còn Nhung, sinh viên của trường Trung cấp Y Dược Bắc Ninh, chia sẻ: “Lúc vừa lên đây học, thấy cảnh các bạn ấy sống với nhau như vợ chồng, em còn chuyển xóm trọ chứ bây giờ thì quen rồi. Nơi nào chẳng thế”.
Cô gái trẻ cũng cho biết xóm trọ của cô là toàn sinh viên năm đầu. Các cặp ít đánh nhau, cãi vã, chỉ đôi khi giận dỗi nhau, mấy bạn gái lại sang chỗ cô xin ngủ nhờ.
"Người nhà em lên toàn sửng sốt khi biết sinh viên sống thử nhưng ở lâu rồi em thấy cũng thú vị. Nhiều khi nghe chuyện tình của các cặp, cô này mang thai, cô kia đi nạo cũng có chuyện để buôn”, Nhung tếu táo nói.
Cô khẳng định ít nhất 5 bạn gái ở xóm trọ của mình đã mang thai và đi phá. "Sau những lần như thế, các bạn ấy tiều tụy lắm. Tiền dành hết vào phá thai còn đâu mà tẩm bổ. Thời gian đầu còn thấy các bạn ấy xinh xắn chứ bây giờ nhìn già hơn tuổi rất nhiều!”.
"Sống thử" trong giới sinh viên giờ đây đã phổ biến đến mức, nó được cả người ngoài và trong cuộc chấp nhận. Tuy nhiên, hậu quả của nó thì chỉ người trong cuộc mới thấm thía.
Mới đây, một chàng trai học khoa Tài Chính Ngân Hàng, Đại học Ngoại Thương đã trở thành "bố" bất đắc dĩ khi mới học năm thứ ba, do sống chung với một nữ sinh viên năm cuối một trường trung cấp ở Hà Nội.
Biết tin bạn gái con có thai, bà mẹ cậu đã tức tốc từ Vĩnh Phúc xuống đưa cô gái đi phá, nhưng thai quá to nên đành phải giữ lại. Bà vật vã nói: "Nhà tôi không giàu có nhưng cũng có thể cho con trai một tương lai tươi đẹp. Thế mà nó lại đi sống chung với con bé tít tận Tuyên Quang, làm con bé có bầu. Bây giờ không thể phá được nữa rồi, sau này tương lai nó sẽ ra sao?"
Quá tuyệt vọng, người đàn bà gầy yếu bỏ mặc cậu con trai trở về quê ngay. Chàng trai thương “vợ” nhưng không có tiền, đành để vợ về quê sinh nở, còn mình ngày đi học, đêm "đi cày kiếm tiền" nuôi con, vài tháng lại về Tuyên Quang thăm con.
Cậu rầu rĩ nói: "Bố mẹ đang giận đòi từ mặt. Bây giờ em phải cố học cho xong rồi kiếm việc. Có tiền em sẽ đón mẹ con cô ấy xuống Hà Nội. Sau này, chúng em sẽ về xin bố mẹ tha thứ".
Câu chuyện của cặp đôi này buồn nhưng chưa tới mức bi thảm, còn không ít cặp đôi đã trở thành kẻ thù thời "hậu vợ chồng sinh viên", vì những bất đồng và cả việc đã hiểu nhau đến chân tơ kẽ tóc. Không ít cô gái phải phá thai, và lận đận tìm người yêu sau này chỉ vì quá khứ sống thử của mình. Trong khi đó, những xóm trọ đầy rẫy các cặp vợ chồng sinh viên vẫn cứ thế một tăng lên…
Theo VNE
“Xóm trọ có hơn 70 phòng thì một nửa trong số đó là của cặp đôi sinh viên hay sinh viên với người đã ra trường”, Nguyễn Mạnh Tân (Đại học Giao thông Vận tải) chia sẻ.
Tân và Hùng cho biết, các cậu sống ở đây đã 3 năm, nhà chủ tốt nên cũng không muốn chuyển đi. Năm đầu sống ở đây chỉ có 1, 2 cặp đôi, họ sống ở tầng trên, còn các cậu ở tầng dưới, không ảnh hưởng tới nhau nên không có vấn đề gì.
Nhưng từ cách đây khoảng 2 năm, xóm trọ ngày càng có nhiều cặp nam, nữ sinh viên tìm đến ở vì ở đây giá phòng vừa phải, heo hút, chủ nhà không sống cùng, không bị xoi mói, lại có nhiều cặp khác cũng sống thử nên không phải ngại ngùng.
Thông thường các cặp “vợ chồng” sinh viên thường tìm đến những xóm trọ không có chủ nhà, giá vừa phải để thuê, vừa tránh được xoi mói, vừa tiết kiệm tiền. |
“Cuối năm ngoái có một cặp 'vợ chồng' sinh viên chuyển đến sống cạnh phòng 108 của bọn tớ. Hai đứa ấy mặt non choẹt. Đứa con trai học trường Giao thông, còn đứa con gái học Cao đằng nghề Trần Hưng Đạo. Vậy mà chẳng thấy chúng đi học gì, toàn nằm ôm nhau trong nhà, cửa không thèm khóa. Nhiều hôm chúng đùa nhau, chạy cả ra sân, ôm ấp, hôn hít làm 3 chúng tớ bức xúc”, Hùng chia sẻ.
Và rồi, để tránh nhìn thấy những trái mắt cảnh ấy, Hùng đã phải liên hệ với chủ nhà trước vài tháng để khi nào có phòng trống cách xa phòng của các cặp “vợ chồng nửa mùa” thì chuyển sang.
Lúc này, bà chủ nhà tên Loan cũng đang dọn dẹp một phòng ở tầng 3 để chuẩn bị cho “nhập hộ khẩu” một cặp "vợ chồng sinh viên" mới. Bà kể: “Tôi đã hạn chế bằng việc không cho những cặp đôi đầu xanh, đầu đỏ đến thuê phòng, thế mà càng ngày số phòng của những đôi yêu nhau càng tăng lên. Hiện nay, đã có 31 phòng như thế”.
“Nhà tôi còn quản lý để hạn chế bớt các đôi yêu nhau đi, chứ xóm trọ của bà Hoa bên cạnh công khai chỉ cho những cặp đôi thuê. Bà ấy nói rằng cho những sinh viên ấy ở tránh được việc chúng tụ tập bạn bè gây tốn điện, nước, tránh được cả xe cộ đầy nhà và mất cắp. Chúng đóng tiền đầy đủ và không gây phiền hà cho người khác”, bà Loan cho biết thêm.
Tại xóm trọ của bà Hoa mà bà Loan vừa nhắc đến, quả thực trước mỗi phòng đều có quần áo nam, nữ mắc cùng nhau.
Trên tầng 2, ngoài khu vệ sinh, một người to, béo đang tắm cạnh bể nước. Thấy người lạ bước vào, cậu gọi: “Vợ ơi! Mang anh cái khăn tắm rồi ra mà giặt quần áo đi”. Một cô gái tóc dài từ phòng 209 đon đả chạy ra lau người cho “chồng”. Cả hai đều là sinh viên năm cuối tại Hà Nội.
Trước cửa phòng 204, Ngọc (sinh viên năm 3 trường Sư Phạm) đang gọt chuối xanh để nấu ăn. Cô bảo sống một mình, nhưng bên trong phòng cô lại treo quần áo, giày, dép nam. Trên giường, một chiếc quần bò và dây thắt lưng nam lẫn trong đống chăn, màn chưa gấp.
Đúng lúc ấy mẹ Ngọc gọi điện. Cô gái nói với mẹ đang học bài và cuối tuần bận học nên không về quê được. Rồi cô còn nói ở một mình thoải mái, học được nhiều hơn, không quên dặn mẹ gửi thêm cho ít tiền.
Chị Trang (quê Hà Nam, đã đi làm tại Hà Nội) sống ở tầng 1 khu nhà này cho biết: “Tất cả các căn phòng trên tầng 2 đều là sinh viên nam nữ sống cùng nhau. Phần nhiều họ đều e dè với người ngoài nên toàn đóng kín cửa. Nhưng cũng có trường hợp thường xuyên đánh nhau, cãi vã. Có hôm quát nhau ầm ầm làm con gái tôi sợ khóc thét cả lên”.
Không chỉ ở Hà Nội, mà tại các tỉnh lân cận có trường Đại học hay trung cấp lớn, cảnh "vợ chồng đi học" cũng không còn là hiếm. Xung quanh trường Trung cấp Y Dược Bắc Ninh đầy rẫy những xóm trọ như vậy.
Nguyễn Thị Bích (sinh viên Đại học Luật - Hà Nội) kể: “Em lên thăm đứa em học ở đây mà giật cả mình. Đi qua phòng nào cũng thấy cảnh thấy cảnh nam, nữ âu yếm nhau trong phòng. Xóm trọ chỉ có phòng em họ em là 3 đứa con gái sống với nhau, còn lại gần 20 phòng đều vợ chồng sinh viên hết”.
Còn Nhung, sinh viên của trường Trung cấp Y Dược Bắc Ninh, chia sẻ: “Lúc vừa lên đây học, thấy cảnh các bạn ấy sống với nhau như vợ chồng, em còn chuyển xóm trọ chứ bây giờ thì quen rồi. Nơi nào chẳng thế”.
Cô gái trẻ cũng cho biết xóm trọ của cô là toàn sinh viên năm đầu. Các cặp ít đánh nhau, cãi vã, chỉ đôi khi giận dỗi nhau, mấy bạn gái lại sang chỗ cô xin ngủ nhờ.
"Người nhà em lên toàn sửng sốt khi biết sinh viên sống thử nhưng ở lâu rồi em thấy cũng thú vị. Nhiều khi nghe chuyện tình của các cặp, cô này mang thai, cô kia đi nạo cũng có chuyện để buôn”, Nhung tếu táo nói.
Cô khẳng định ít nhất 5 bạn gái ở xóm trọ của mình đã mang thai và đi phá. "Sau những lần như thế, các bạn ấy tiều tụy lắm. Tiền dành hết vào phá thai còn đâu mà tẩm bổ. Thời gian đầu còn thấy các bạn ấy xinh xắn chứ bây giờ nhìn già hơn tuổi rất nhiều!”.
"Sống thử" trong giới sinh viên giờ đây đã phổ biến đến mức, nó được cả người ngoài và trong cuộc chấp nhận. Tuy nhiên, hậu quả của nó thì chỉ người trong cuộc mới thấm thía.
Mới đây, một chàng trai học khoa Tài Chính Ngân Hàng, Đại học Ngoại Thương đã trở thành "bố" bất đắc dĩ khi mới học năm thứ ba, do sống chung với một nữ sinh viên năm cuối một trường trung cấp ở Hà Nội.
Biết tin bạn gái con có thai, bà mẹ cậu đã tức tốc từ Vĩnh Phúc xuống đưa cô gái đi phá, nhưng thai quá to nên đành phải giữ lại. Bà vật vã nói: "Nhà tôi không giàu có nhưng cũng có thể cho con trai một tương lai tươi đẹp. Thế mà nó lại đi sống chung với con bé tít tận Tuyên Quang, làm con bé có bầu. Bây giờ không thể phá được nữa rồi, sau này tương lai nó sẽ ra sao?"
Quá tuyệt vọng, người đàn bà gầy yếu bỏ mặc cậu con trai trở về quê ngay. Chàng trai thương “vợ” nhưng không có tiền, đành để vợ về quê sinh nở, còn mình ngày đi học, đêm "đi cày kiếm tiền" nuôi con, vài tháng lại về Tuyên Quang thăm con.
Cậu rầu rĩ nói: "Bố mẹ đang giận đòi từ mặt. Bây giờ em phải cố học cho xong rồi kiếm việc. Có tiền em sẽ đón mẹ con cô ấy xuống Hà Nội. Sau này, chúng em sẽ về xin bố mẹ tha thứ".
Câu chuyện của cặp đôi này buồn nhưng chưa tới mức bi thảm, còn không ít cặp đôi đã trở thành kẻ thù thời "hậu vợ chồng sinh viên", vì những bất đồng và cả việc đã hiểu nhau đến chân tơ kẽ tóc. Không ít cô gái phải phá thai, và lận đận tìm người yêu sau này chỉ vì quá khứ sống thử của mình. Trong khi đó, những xóm trọ đầy rẫy các cặp vợ chồng sinh viên vẫn cứ thế một tăng lên…
Theo VNE
Bình luận