(VTC News) - Là đạo diễn âm nhạc hai chương trình nhạc xưa nổi tiếng Sol Vàng và Tình khúc vượt thời gian, con trai trưởng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lần đầu chia sẻ về những vất vả trong việc sản xuất những chương trình nhạc xưa.
Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, Nguyễn Quang được nghe những tình khúc vượt thời gian ngay từ trong bụng mẹ. Trưởng thành với cái nôi âm nhạc, cách đây 15 năm, Nguyễn Quang đã từng nổi danh cùng ban nhạc Mặt Trời Đỏ với những người bạn nhạc sĩ nổi tiếng như Kim Tuấn, Quốc Dũng.
Anh có một thời kỳ hoạt động âm nhạc hết sức sôi nổi. Cái tên Nguyễn Quang được giới làm nhạc biết đến với rất nhiều bản hòa âm phối khí sáng tạo.
Những năm sau đó, Nguyễn Quang sang Mỹ học tập và tốt nghiệp đạo diễn tại trường âm nhạc LA Music Colleges. Trở lại Việt Nam, Nguyễn Quang được mời làm giám đốc âm nhạc cho hai chương trình ca nhạc truyền hình đình đám hiện nay trên VTV9 đó là "Sol vàng" và "Tình khúc vượt thời gian".
- Học đạo diễn âm nhạc tại Mỹ, tiếp thu những trào lưu âm nhạc mới, tại sao khi trở về Việt Nam, anh lại đảm nhận vị trí đạo diễn âm nhạc cho hai chương trình nhạc xưa mà không là các chương trình nhạc trẻ?
Nguyễn Quang thích chương trình này trước khi được mời đảm nhận vị trí đạo diễn âm nhạc. Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật nên Nguyễn Quang đã nghe những bài hát này khi còn trong bụng mẹ.
Tôi rất ấn tượng với những ca khúc có sức sống đến 50-60 năm sau. Tôi thích khoác lên những ca khúc nhạc xưa những tấm áo mới, nhưng không phải là những tấm áo phá phách mà là tôn vinh thêm vẻ đẹp của nó theo dòng chảy của của âm nhạc hiện đại cũng như cuộc sống.
- Khán giả nhạc xưa đa phần khó tính, lớp ca sĩ xưa hiếm, ca sĩ trẻ nhiều nhưng hát không tới…, làm những chương trình nhạc xưa không phải dễ, anh có lường trước được những khó khăn này không?
Khi đến với "Sol vàng" hay "Tình khúc vượt thời gian", tôi cũng lường trước được những trở ngại khó khăn nhưng nếu nói khó khăn thì tất cả các chương trình khác cũng có.
Cái quan trọng nhất là khán giả đã quá quen với những bài hát cũ. Họ đã nghe trước đó mấy mươi năm rồi và bây giờ mình phải khoác lên một tấm áo mới để làm sao cho khán giả cũ cảm thấy thích thú để theo dõi và những người trẻ, mới chưa bao giờ được nghe những bài hát này hoặc được nghe rất ít cũng dễ dàng tiếp cận được, để họ hiểu rằng những ngôn từ của những tác phẩm này hay ở chỗ nào.
Cái khó thứ hai đã gọi là "Tình khúc vượt thời gian" thì cần có những ca sĩ vượt thời gian nhưng số lượng ca sĩ đó rất là hạn hẹp và ít, cho nên phải mời thêm nhiều ca sĩ trẻ. Ca sĩ trẻ họ có nhiều khả năng tốt nhưng họ không đủ con đường đời cũng như vốn sống để hiểu ca từ của những bậc tiền bối 50-60 năm trước viết ra.
Vì vậy phải làm sao cân bằng giữa hai thế hệ âm nhạc trong một chương trình. Chúng tôi cố gắng tạo ra món ăn tinh thần thật ngon cho khán giả, mang đến những tác phẩm tốt nhất cho khán giả thưởng thức.
- Là một chuyên gia về âm nhạc, anh đánh giá như thế nào về các ca khúc xưa và ca sĩ xưa trong thị trường âm nhạc hiện nay?
Tôi rất thích các ca khúc xưa và ca sĩ xưa. Tại sao một tác phẩm, một giọng ca có thể vượt qua một khoảng thời gian 60-70 năm và sống mãi trong lòng khán giả? Chúng ta cũng biết, điều kiện ngày xưa khó khăn, phần lớn các bậc tiền bối không được đào tạo chính quy như lớp nhạc sĩ, ca sĩ như bây giờ, cũng không đủ điều kiện âm thanh ánh sáng hiện đại như bây giờ, nhưng họ vẫn đứng vững trong lòng khán giả mấy chục năm qua.
Cái họ có là đặt tình cảm, vốn sống, sự trải nghiệm của chính bản thân vào trong tác phẩm, và họ lao động nghệ thuật rất nghiêm túc.
- Nhiều ca sĩ trẻ hiện nay cũng tìm cách quay về với nhạc xưa. Anh có nhận xét gì về hiện tượng này?
Cái khó nhất của ca sĩ trẻ là tình cảm, vốn sống chưa đủ để cảm và hiểu được ý tứ của một ca khúc xưa. Nhiều ca sĩ chỉ biết bước lên sân khấu và hát, nhưng cảm xúc thì không có, vì vậy tiết mục của họ thường không ăn rơ lắm so với tác phẩm.
Lớp ca sĩ trẻ ngày nay được đào tạo chính quy, tham gia nhiều sân khấu lớn, có giọng hát tốt, năng lượng tràn trề, nhưng cái họ thiếu là tư duy về cuộc sống và tư duy trong âm nhạc. Họ cần phải đầu tư nhiều hơn hai yếu tố này, và cũng cần lắm sự giúp đỡ, hướng dẫn của những người đi trước.
- Anh có mong muốn gì khi hướng dẫn khá nhiều ca sĩ trẻ hát nhạc xưa?
Tôi làm công việc này bằng lòng yêu nhạc là chính. Với tư cách là đạo diễn âm nhạc, tôi hướng dẫn rất nhiều các ca sĩ trẻ trình diễn bài hát nhạc xưa, ở góc độ nào đó cũng gọi là thành công.
Một ngày nào đó những ca sĩ gạo cội có thể vì lớn tuổi, vì sức khỏe, hoặc vì lý do khác không thể hát được nữa thì còn các ca sĩ trẻ tiếp tục lan tỏa những ca khúc hay. Tôi cũng mong rằng khán giả mở rộng vòng tay đón chào các em đến với những bài hát vượt thời gian.
- Anh có thể kể tên một số ca sĩ trẻ hát nhạc xưa thành công?
Kasim Hoàng Vũ, Hiền Thục, Hoàng Bách, Nam Khánh… là lớp ca sĩ hát nhạc xưa thành công. Họ có đủ vốn sống, sự trải nghiệm trong các ca khúc, bên cạnh đó, bản lĩnh sân khấu của các em rất tốt khi đứng cạnh những ngôi sao lớn.
Gala "Tình khúc vượt thời gian" do nhạc sĩ Nguyễn Quang làm đạo diễn âm nhạc sẽ giới thiệu 17 tình khúc vượt thời gian hay nhất, được trình diễn bởi nhiều danh ca nổi tiếng và các ca sĩ trẻ như Phương Dung, Giao Linh, Elvis Phương, Trang Mỹ Dung, Kim Anh, Họa Mi, Bảo Yến, Thái Châu, Ý Lan, Mỹ Hạnh, Quang Dũng, Lệ Quyên, Hiền Thục, Nguyên Vũ, Kasim Hoàng Vũ, Thanh Ngọc. Chương trình phát sóng lúc 20h ngày 26/9/2015 trên VTV9.
Thiên An
Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, Nguyễn Quang được nghe những tình khúc vượt thời gian ngay từ trong bụng mẹ. Trưởng thành với cái nôi âm nhạc, cách đây 15 năm, Nguyễn Quang đã từng nổi danh cùng ban nhạc Mặt Trời Đỏ với những người bạn nhạc sĩ nổi tiếng như Kim Tuấn, Quốc Dũng.
Anh có một thời kỳ hoạt động âm nhạc hết sức sôi nổi. Cái tên Nguyễn Quang được giới làm nhạc biết đến với rất nhiều bản hòa âm phối khí sáng tạo.
Những năm sau đó, Nguyễn Quang sang Mỹ học tập và tốt nghiệp đạo diễn tại trường âm nhạc LA Music Colleges. Trở lại Việt Nam, Nguyễn Quang được mời làm giám đốc âm nhạc cho hai chương trình ca nhạc truyền hình đình đám hiện nay trên VTV9 đó là "Sol vàng" và "Tình khúc vượt thời gian".
Nhạc sĩ Nguyễn Quang |
Nguyễn Quang thích chương trình này trước khi được mời đảm nhận vị trí đạo diễn âm nhạc. Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật nên Nguyễn Quang đã nghe những bài hát này khi còn trong bụng mẹ.
Tôi rất ấn tượng với những ca khúc có sức sống đến 50-60 năm sau. Tôi thích khoác lên những ca khúc nhạc xưa những tấm áo mới, nhưng không phải là những tấm áo phá phách mà là tôn vinh thêm vẻ đẹp của nó theo dòng chảy của của âm nhạc hiện đại cũng như cuộc sống.
- Khán giả nhạc xưa đa phần khó tính, lớp ca sĩ xưa hiếm, ca sĩ trẻ nhiều nhưng hát không tới…, làm những chương trình nhạc xưa không phải dễ, anh có lường trước được những khó khăn này không?
Khi đến với "Sol vàng" hay "Tình khúc vượt thời gian", tôi cũng lường trước được những trở ngại khó khăn nhưng nếu nói khó khăn thì tất cả các chương trình khác cũng có.
Cái quan trọng nhất là khán giả đã quá quen với những bài hát cũ. Họ đã nghe trước đó mấy mươi năm rồi và bây giờ mình phải khoác lên một tấm áo mới để làm sao cho khán giả cũ cảm thấy thích thú để theo dõi và những người trẻ, mới chưa bao giờ được nghe những bài hát này hoặc được nghe rất ít cũng dễ dàng tiếp cận được, để họ hiểu rằng những ngôn từ của những tác phẩm này hay ở chỗ nào.
Cái khó thứ hai đã gọi là "Tình khúc vượt thời gian" thì cần có những ca sĩ vượt thời gian nhưng số lượng ca sĩ đó rất là hạn hẹp và ít, cho nên phải mời thêm nhiều ca sĩ trẻ. Ca sĩ trẻ họ có nhiều khả năng tốt nhưng họ không đủ con đường đời cũng như vốn sống để hiểu ca từ của những bậc tiền bối 50-60 năm trước viết ra.
Vì vậy phải làm sao cân bằng giữa hai thế hệ âm nhạc trong một chương trình. Chúng tôi cố gắng tạo ra món ăn tinh thần thật ngon cho khán giả, mang đến những tác phẩm tốt nhất cho khán giả thưởng thức.
Tôi rất thích các ca khúc xưa và ca sĩ xưa. Tại sao một tác phẩm, một giọng ca có thể vượt qua một khoảng thời gian 60-70 năm và sống mãi trong lòng khán giả? Chúng ta cũng biết, điều kiện ngày xưa khó khăn, phần lớn các bậc tiền bối không được đào tạo chính quy như lớp nhạc sĩ, ca sĩ như bây giờ, cũng không đủ điều kiện âm thanh ánh sáng hiện đại như bây giờ, nhưng họ vẫn đứng vững trong lòng khán giả mấy chục năm qua.
Cái họ có là đặt tình cảm, vốn sống, sự trải nghiệm của chính bản thân vào trong tác phẩm, và họ lao động nghệ thuật rất nghiêm túc.
- Nhiều ca sĩ trẻ hiện nay cũng tìm cách quay về với nhạc xưa. Anh có nhận xét gì về hiện tượng này?
Cái khó nhất của ca sĩ trẻ là tình cảm, vốn sống chưa đủ để cảm và hiểu được ý tứ của một ca khúc xưa. Nhiều ca sĩ chỉ biết bước lên sân khấu và hát, nhưng cảm xúc thì không có, vì vậy tiết mục của họ thường không ăn rơ lắm so với tác phẩm.
Lớp ca sĩ trẻ ngày nay được đào tạo chính quy, tham gia nhiều sân khấu lớn, có giọng hát tốt, năng lượng tràn trề, nhưng cái họ thiếu là tư duy về cuộc sống và tư duy trong âm nhạc. Họ cần phải đầu tư nhiều hơn hai yếu tố này, và cũng cần lắm sự giúp đỡ, hướng dẫn của những người đi trước.
Nhạc sĩ Nguyễn Quang |
Tôi làm công việc này bằng lòng yêu nhạc là chính. Với tư cách là đạo diễn âm nhạc, tôi hướng dẫn rất nhiều các ca sĩ trẻ trình diễn bài hát nhạc xưa, ở góc độ nào đó cũng gọi là thành công.
Một ngày nào đó những ca sĩ gạo cội có thể vì lớn tuổi, vì sức khỏe, hoặc vì lý do khác không thể hát được nữa thì còn các ca sĩ trẻ tiếp tục lan tỏa những ca khúc hay. Tôi cũng mong rằng khán giả mở rộng vòng tay đón chào các em đến với những bài hát vượt thời gian.
- Anh có thể kể tên một số ca sĩ trẻ hát nhạc xưa thành công?
Kasim Hoàng Vũ, Hiền Thục, Hoàng Bách, Nam Khánh… là lớp ca sĩ hát nhạc xưa thành công. Họ có đủ vốn sống, sự trải nghiệm trong các ca khúc, bên cạnh đó, bản lĩnh sân khấu của các em rất tốt khi đứng cạnh những ngôi sao lớn.
Thiên An
Bình luận