Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới.
Tết Nguyên Đán còn là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh...
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng dịp Tết cổ truyền chứa đựng những cảm xúc hạnh phúc nhất của đời người. Ảnh: Phạm Thành Long
Dù đã được sang tuổi 88 nhưng Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình vẫn còn rất minh mẫn. Bà luôn cho rằng ngày Tết Nguyên Đán luôn chứa đựng những cảm xúc hạnh phúc nhất của đời người.
Bà cũng cho rằng Tết cổ truyền của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế là một nét văn hóa rất đẹp. Ngày Tết là thời gian gia đình sum họp ấm cúng. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết. Họ được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ tổ…được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu
Lúc đó, mỗi người đều có dịp lắng lòng để nghĩ đến những người mất, người còn trong gia đình.
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu.
"Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là nằm ở truyền thống, vì vậy cần phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó", bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.
"Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là nằm ở truyền thống, vì vậy cần phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó", bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.
Hiện nay, cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng nên gộp Tết Dương Lịch và Tết Âm lịch vào làm một để đất nước có nhiều điều kiện tranh thủ để phát triển kinh tế, nhưng nguyên Phó chủ tịch nước lại cho rằng việc chúng ta ăn Tết Âm lịch một cách bình thường cũng không cản trở sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý để tổ chức ngày Tết truyền thống sao cho có ích để không xảy ra tình trạng lãng phí, xa xỉ.
Thậm chí, nếu chúng ta biết phát huy những giá trị tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền thì đó còn là thế mạnh để thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam. Du khách nước ngoài rất thích đến Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền để được cảm nhận những giá trị văn hóa đặc sắc.
Ngày Tết cổ truyền có nghĩa đặc biệt khi gia đình được sum họp, những người Việt Kiều ở khắp thế giới trở về thăm gia đình, bạn bè.
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhớ lại: "Nhớ thời gian trước đây khi công tác ở Bộ GD-ĐT, gần đến ngày Tết, tôi cũng thường đi chợ hoa, sắm cành đào, cây quất cho năm mới. Bây giờ, tôi đã tuổi cao nên không thể tự mình đi sắm Tết mà thường xem qua các chương trình trên truyền hình".
Bữa cơm tất niên luôn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa
Đêm 30 với con cháu sum họp đông đủ bên mâm cơm Tất niên là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong năm.
"Tôi thường sẽ chuẩn bị những phong bao lì xì cho các cháu, chắt trong ngày đầu tiên của năm mới. Số tiền lì xì không nhiều nhưng mang một ý nghĩa rất đặc biệt
Ngoài ra, hàng năm cứ đến mùng 2, gia đình tôi lại cùng nhau về quê Quảng Ngãi để thắp hương lên bàn thờ tổ tiên mong cho một năm mới với nhiều thành công và hạnh phúc.
Tôi cũng chuẩn bị sẵn những phong bao lì xì và những chiếc bánh chưng mới gói để tặng cho những người già ở quê" bà Nguyễn Thị Bình chia sẻ.
Bình luận