Chị Đinh Thị Ánh 49 tuổi, ở thôn Phú Quý, Đại Hiệp, Đại Lộc, Quảng Nam, nổi tiếng khắp vùng bởi cái biệt danh “dị nhân không ngủ”.
Chị Ánh dáng người gầy nhom, đôi mắt hốc hác rảo quanh từng đám lúa đang độ lên đòng. Nhà vỏn vẹn chưa đầy 2 sào ruộng, nhưng chẳng biết làm gì những lúc chờ trời sáng, chị tranh thủ ra đồng.
“Tôi mà đỡ sợ ma, chắc ở cả đêm trên cánh đồng cho rồi. Nằm nhà cả đêm trắng giấc, mong đến trời sáng cho có tiếng người mà lâu dữ” - chị Ánh cười bảo.
23 tuổi chị Ánh kết hôn cùng chồng Phan Văn Chí, người gần thôn. Sau một năm lập gia đình, đứa con trai đầu lòng đã được chào đón trong niềm vui của cả nhà. Vài tháng sau, nỗi đau ập đến, con trai chị mất vì trọng bệnh.
Vài năm sau, chị Ánh sinh con gái. Nhưng không biết nguyên cớ gì, sau lần sinh này, chị Ánh hay bần thần, lo lắng rồi cứ thế chán ngủ. Chỉ vài tháng sau, chị hầu như mất ngủ hẳn. Cứ tưởng do chị suy nghĩ nhiều, người nhà mua đủ loại thuốc an thần, đi đến các cơ sở khám chữa bệnh nhưng hai con mắt chị vẫn như cái đèn pha mỗi đêm, không tài nào chợp mắt.
Mất ngủ, chị Ánh đi đi lại lại trong nhà cho khuây khỏa và mong chờ mau sáng. Mọi người trong nhà phát hoảng thấy chị thay đổi giờ giấc sinh hoạt, dật dờ đi lại trong đêm. Chồng chị cũng không chịu được chứng mất ngủ của vợ, đã bỏ nhà đi 20 năm nay, không một lần trở lại.
“Ổng nói tôi đi lại như bóng ma trong nhà, khiếp quá bỏ đi rồi. Biết sao được, mình bệnh thì phải ráng chịu thôi” - chị Ánh bùi ngùi.
Cụ Đỗ Thị Luyến (88 tuổi) - mẹ chị Ánh tâm sự: Tội cho nó, mình già mất ngủ đã bứt rứt trong người, mệt mỏi, huống chi người mới trung niên như cái Ánh. Nhà có đến 14 người con, cái Ánh thứ 7, có ai bị chứng bệnh kỳ lạ như thế đâu.
Chồng bỏ, một mình chị Ánh nuôi con gái trưởng thành, rồi dựng vợ gả chồng. Gánh nặng giảm bớt, nhưng càng ngày, chị Ánh càng héo hắt, sức khỏe giảm sút vì những năm dài mất ngủ.
“Đến các bệnh viện, họ chỉ cho uống thuốc, về rồi lại mất ngủ. Tiền mất mà bệnh không hết. Khó khăn quá, tôi nghỉ điều trị rồi. Lâu lâu ra mua mấy viên thuốc ngủ về dùng đỡ. Nhưng uống nhiều vẫn thế, chân tay, xương khớp lại bị thoái hóa nhiều hơn” - chị Ánh kể.
Trao đổi về vấn đề này, BS. Ngô Đức Hải, Phó Giám đốc BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho hay: Chứng bệnh suy sụp tinh thần thường xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ sau khi sinh. Do sinh con thường là biến cố trọng đại đối với người phụ nữ, nên sau khi sinh một số phụ nữ bị suy sụp tinh thần hay lo lắng buồn phiền thái quá.
Tuy nhiên, theo BS. Hải y văn từng ghi nhận một số trường hợp trên thế giới bị chứng mất ngủ hoàn toàn. Y học đã có những bước tiến dài nhưng cho đến nay, việc điều trị chứng mất ngủ hoàn toàn vẫn còn nhiều hạn chế. Để xác định chứng mất ngủ có phải do chứng bệnh sau khi sinh (hậu sản) gây ra hay không cần có cuộc kiểm tra tổng thể, xét nghiệm.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho hay: Xã có nhận được thông tin về trường hợp không ngủ bất thường. Tuy nhiên, để kiểm tra, xác minh cần có sự can thiệp của ngành y tế chuyên sâu.
Chị Ánh dáng người gầy nhom, đôi mắt hốc hác rảo quanh từng đám lúa đang độ lên đòng. Nhà vỏn vẹn chưa đầy 2 sào ruộng, nhưng chẳng biết làm gì những lúc chờ trời sáng, chị tranh thủ ra đồng.
“Tôi mà đỡ sợ ma, chắc ở cả đêm trên cánh đồng cho rồi. Nằm nhà cả đêm trắng giấc, mong đến trời sáng cho có tiếng người mà lâu dữ” - chị Ánh cười bảo.
23 tuổi chị Ánh kết hôn cùng chồng Phan Văn Chí, người gần thôn. Sau một năm lập gia đình, đứa con trai đầu lòng đã được chào đón trong niềm vui của cả nhà. Vài tháng sau, nỗi đau ập đến, con trai chị mất vì trọng bệnh.
49 tuổi, 25 năm không ngủ |
Vài năm sau, chị Ánh sinh con gái. Nhưng không biết nguyên cớ gì, sau lần sinh này, chị Ánh hay bần thần, lo lắng rồi cứ thế chán ngủ. Chỉ vài tháng sau, chị hầu như mất ngủ hẳn. Cứ tưởng do chị suy nghĩ nhiều, người nhà mua đủ loại thuốc an thần, đi đến các cơ sở khám chữa bệnh nhưng hai con mắt chị vẫn như cái đèn pha mỗi đêm, không tài nào chợp mắt.
Mất ngủ, chị Ánh đi đi lại lại trong nhà cho khuây khỏa và mong chờ mau sáng. Mọi người trong nhà phát hoảng thấy chị thay đổi giờ giấc sinh hoạt, dật dờ đi lại trong đêm. Chồng chị cũng không chịu được chứng mất ngủ của vợ, đã bỏ nhà đi 20 năm nay, không một lần trở lại.
“Ổng nói tôi đi lại như bóng ma trong nhà, khiếp quá bỏ đi rồi. Biết sao được, mình bệnh thì phải ráng chịu thôi” - chị Ánh bùi ngùi.
Cụ Đỗ Thị Luyến (88 tuổi) - mẹ chị Ánh tâm sự: Tội cho nó, mình già mất ngủ đã bứt rứt trong người, mệt mỏi, huống chi người mới trung niên như cái Ánh. Nhà có đến 14 người con, cái Ánh thứ 7, có ai bị chứng bệnh kỳ lạ như thế đâu.
Chồng bỏ, một mình chị Ánh nuôi con gái trưởng thành, rồi dựng vợ gả chồng. Gánh nặng giảm bớt, nhưng càng ngày, chị Ánh càng héo hắt, sức khỏe giảm sút vì những năm dài mất ngủ.
“Đến các bệnh viện, họ chỉ cho uống thuốc, về rồi lại mất ngủ. Tiền mất mà bệnh không hết. Khó khăn quá, tôi nghỉ điều trị rồi. Lâu lâu ra mua mấy viên thuốc ngủ về dùng đỡ. Nhưng uống nhiều vẫn thế, chân tay, xương khớp lại bị thoái hóa nhiều hơn” - chị Ánh kể.
Trao đổi về vấn đề này, BS. Ngô Đức Hải, Phó Giám đốc BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho hay: Chứng bệnh suy sụp tinh thần thường xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ sau khi sinh. Do sinh con thường là biến cố trọng đại đối với người phụ nữ, nên sau khi sinh một số phụ nữ bị suy sụp tinh thần hay lo lắng buồn phiền thái quá.
Tuy nhiên, theo BS. Hải y văn từng ghi nhận một số trường hợp trên thế giới bị chứng mất ngủ hoàn toàn. Y học đã có những bước tiến dài nhưng cho đến nay, việc điều trị chứng mất ngủ hoàn toàn vẫn còn nhiều hạn chế. Để xác định chứng mất ngủ có phải do chứng bệnh sau khi sinh (hậu sản) gây ra hay không cần có cuộc kiểm tra tổng thể, xét nghiệm.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho hay: Xã có nhận được thông tin về trường hợp không ngủ bất thường. Tuy nhiên, để kiểm tra, xác minh cần có sự can thiệp của ngành y tế chuyên sâu.
Theo Bee
Bình luận