• Zalo

Người có nhiều bút danh nhất Việt Nam

Thời sựThứ Sáu, 20/06/2014 04:08:00 +07:00 Google News

Trong thời gian hoạt động cách mạng, Bác Hồ có khoảng 169 tên gọi, bí danh, bút danh, trong đó có khoảng 100 bút danh.

Trong thời gian hoạt động cách mạng, Bác Hồ có khoảng 169 tên gọi, bí danh, bút danh, trong đó có khoảng 100 bút danh.

Suốt nửa thế kỷ viết báo và làm báo (1919-1969), Bác Hồ đã viết 1.535 bài báo có bút danh và 1 bài không có bút danh. Trong số bút danh của Bác, đặc biệt bút danh C.B, được đăng với 706 bài báo, sau đó là các bút danh Đ.X 250 bài, T.L gần 250 bài, Chiến Sĩ 84 bài, Trần Lực 75 bài,…Tờ báo được Bác viết nhiều nhất là báo Nhân Dân với 1.206 bài.


Các bút danh khác là: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn A.Q., Culixe, N, Nguyễn, Lin, Un Annamite, Loo Shing Yan, Nilốpxki, L.T, Howang T.S, Z.A.C, Vương Nhi Sơn, Trương Nhược Trường, Mộng Liên, X, H.T, X.X, Wang, A.P, Công nhân, Đông Dương, K.V, P.C.Lin, P.C Line, Line, D.C Lin, Bình Sơn, Dicdonc, Kim Oanh, Bé Con, Xung Phong, Hồ Chí Minh, Hy Sinh, Chiến Thắng, Q.T, Q.Th, T.C, H.C.M, Đ.H, Một người Việt Nam,Tân Sinh, X.Y.Z, A.G, Lê Quyết Thắng, K.T, K.Đ,G, Trần Thắng Lợi, Trần Lực, H.G, Lê Nhân, T.T, Din, T.L, V.K, Nhân Dân, N.T, Nguyễn Du Kích, Hồng Liên, Nguyễn Thao Lược, Lê, Tân Trào, Nguyễn Tâm, K.C, T, Thu Giang, Ph.K.A., C.K, Tuyết Lan, Jean Fort, Trần Lam, K.K.T, T.Lan, Luật sư Th.Lam, Lê Thanh Long, Ch-Kopp, Thanh Lan, Nguyễn Kim, Ng. Văn Trung, Dân Việt, C.S., Lê Nông, L.K, K.O, Lê Ba, La Lập, Nói Thật, Chiến Đấu,Việt Hồng.

Từ năm 1919, Bác Hồ bắt đầu xuất hiện tên Nguyễn Ái Quốc ký dưới Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị quốc tế vì hòa bình họp ở Versailles (Pháp) và nhiều thư từ, kiến nghị, bài báo khác.

Là một trong những người sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) của Hội Liên hiệp thuộc địa, chỉ trong năm 1922 Bác đã viết gần 20 bài phơi bày dã tâm và tội ác của chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, Bác cũng viết hàng loạt bài đăng trên các báo: L’Humanité, La Vie Ouvrière, Le Journal du Peuple, Le Libertaire và các tập san Lrevou Communite, Inprekorr dưới các bút danh: Nguyễn A. Q., Ký Viễn, N.A.Q.

Tiếp đó, trong những năm 1923-1924, Bác còn sử dụng thêm một số bút danh và tên gọi khác dưới các bài viết và trong hoạt động cách mạng: Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn Hải Khách, Lý Thụy.

Khoảng từ năm 1925 đến 1930 hoạt động trên cương vị là Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Văn phòng Phương Nam của Quốc tế Cộng sản, Bác đảm nhận việc truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào Châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước, chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở trong nước.

Nhiều bút danh đã được Người sử dụng thời kỳ này là: N.A.K ký dưới Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên và tất cả đồng bào bị áp bức; Ông Lý dưới Thư gửi đại diện Tổng Liên đoàn Lao động thống nhất Pháp ở Quốc tế Cộng hội; L.M. Wang dưới Thư gửi Văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Đức ở Quốc tế Cộng sản; Vichto Lơbông dưới Thư gửi đại diện Đảng Cộng sản Pháp ở Quốc tế Cộng sản; Paul dưới Thư gửi Văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Mỹ…

Tiếp đó là thời gian từ Trung Quốc qua Thái Lan, rồi từ Thái Lan trở lại Trung Quốc để chuẩn bị về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, dưới các bài báo Bác đã ký nhiều tên khác nhau: Howang, T.S, Wang, A.P, N.K, N. Ái Quốc, Nguyễn, H, T, Loa Shing Lan, Victo, Victor Lebon, K.K.V, Lin, LW Vương, T.V.Wang.

Có khi Người chỉ ký một chữ V dưới bài Nghệ Tĩnh đỏ viết bằng tiếng Anh; lấy bút danh Quac, E.Wan dưới các bài vạch mắt đế quốc Pháp; ký một chữ K trong Thư gửi Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Sau này, từ khi từ Tây An về Quảng Tây (Trung Quốc) hoạt động, các bài viết đăng trên các báo được ký dưới nhiều bút danh mới như: P.C. Line, Bình Sơn.

Đó là những bút danh xuất hiện gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Bác Hồ trong giai đoạn từ khi bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước mùa hè 1911.

» Làm báo thời smartphone
» Nghề báo chí xếp sau rửa bát 75 bậc

Theo Báo chí Việt Nam – Những sự kiện đầu tiên và nhất - NXB Trẻ năm 2006/Infonet
Bình luận
vtcnews.vn