• Zalo

Ngủ trưa bao lâu là đủ?

Tư vấnThứ Sáu, 17/05/2024 13:30:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Giấc ngủ trưa là giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng nên ngủ trưa bao lâu?

Bài viết trên Website Bệnh Medlatec cho biết, ngủ trưa với khoảng thời gian hợp lý được xem là một trong những thói quen tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giảm căng thẳng

Giấc ngủ trưa chất lượng góp phần tạo khoảng thời gian thích hợp cho não bộ được nghỉ ngơi. Từ đó nạp lại nguồn năng lượng cần thiết cho những giờ sinh hoạt, học tập và làm việc tiếp theo. 

Giúp cơ thể thoải mái, tỉnh táo 

Ngủ không đủ giấc, mất ngủ vào ban đêm là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, thậm chí là các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài chưa có biện pháp khắc phục, giấc ngủ trưa chính là giải pháp hợp lý để giúp bạn tỉnh táo hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Hỗ trợ quá trình ghi nhớ

Sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi, chức năng ghi nhớ của não bộ bắt đầu xu hướng suy giảm. Một giấc ngủ trưa khoa học sẽ giúp não bộ được thư giãn, sản sinh ra hormone serotonin làm dịu các dây thần kinh, hạn chế tình trạng quá tải thông tin, từ đó cải thiện được vấn đề ghi nhớ những thông tin mới.

Ngủ trưa bao lâu là đủ?

 Ngủ trưa bao lâu là đủ?

Cải thiện tim mạch

Bên cạnh việc giảm tải căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn, giấc ngủ trưa còn mang lại công dụng tuyệt vời trong việc điều hòa huyết áp và nhịp tim. Do đó, những người tiền sử huyết áp cao hoặc rối loạn tim mạch thường được khuyến cáo nên có giấc ngủ trưa chất lượng, khoa học.

Cải thiện sắc tố da cho phụ nữ

Giấc ngủ trưa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trẻ hóa làn da ở chị em phụ nữ. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong khoảng thời gian ngủ trưa, tốc độ sản sinh collagen trong cơ thể sẽ được hình thành nhanh chóng hơn so với bình thường. Qua đó làm tăng khả năng đàn hồi, khắc phục một số tổn thương và hình thành những tế bào khỏe mạnh mới.

Ngủ trưa bao lâu là đủ?

Việc ngủ trưa tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không ít người biết “ngủ trưa trong bao lâu là đủ?".

Theo các chuyên gia, thời gian đủ cho một giấc ngủ chất lượng thường kéo dài từ 20 đến 30 phút. Với khoảng thời gian này, cơ thể sẽ được phục hồi nhanh chóng và tăng độ tỉnh táo sau khi thức dậy để có thể bắt tay vào buổi chiều làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, khoảng thời gian ngủ trưa trong bao lâu là đủ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất công việc của mỗi người. Một số nghiên cứu phân chia khoảng thời gian ngủ lý tưởng thành các mức sau:

Tuỳ vào công việc bạn sẽ lựa chọn thời gian ngủ trưa hợp lý.

Tuỳ vào công việc bạn sẽ lựa chọn thời gian ngủ trưa hợp lý.

Ngủ từ 10 đến 20 phút

Đây thường là khoảng thời gian ngủ hợp lý cho nhân viên văn phòng hoặc những ai cần quay lại làm việc ngay sau khi thức giấc.

Ngủ giấc khoa học mang tên Nasa 26 phút

Một số nghiên cứu về thời gian ngủ ở phi công chỉ ra rằng, giấc ngủ kéo dài trong khoảng thời gian 26 phút sẽ mang lại nhiều công dụng nổi bật như: cải thiện 34% khả năng đáp ứng thao tác và 54% mức độ tỉnh táo. Do đó, đây được xem là khoảng thời gian ngủ nghỉ phù hợp cho những đối tượng thường xuyên phải tăng ca hoặc làm thêm ngoài giờ.

Giấc ngủ 30 phút

Đây là khoảng thời gian ngủ trưa thường không được khuyến cáo thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng, ngủ trưa trong 30 phút sẽ tạo ra trạng thái uể oải, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và chất lượng công việc.

Ngủ trưa kéo dài 60 phút

Với người có nhiều thời gian hoặc trước khi bước vào những cuộc họp, buổi thuyết trình quan trọng nên duy trì giấc ngủ trưa kéo dài trong khoảng 60 phút để mang lại trạng thái tinh thần tốt nhất. Giấc ngủ 60 phút được xem là thời gian lý tưởng để cơ thể bước vào trạng thái ngủ sâu, hỗ trợ tuyệt vời trong việc cải thiện khả năng ghi nhớ, phản xạ và xử lý các nguồn thông tin.

Ngủ trưa trong 90 phút

Thực tế cho thấy, 90 phút được xem là thời gian lý tưởng để cơ thể thực hiện hoàn chỉnh chu kỳ của một giấc ngủ. Những đối tượng duy trì thói quen ngủ trưa 90 phút thường sẽ cải thiện tốt về sự sáng tạo, cảm xúc cũng như trí nhớ. 

Nguyễn Mai(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn