Huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế có hàng ngàn hộ dân nấu dầu tràm với thu nhập hàng chục triệu đồng/gia đình/tháng.
“Kinh đô” dầu tràm
Một buổi hạ tàn, chúng tôi rong ruổi dọc Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Ấn tượng nhất đối với không chỉ riêng chúng tôi đó là hàng ngàn hàng quán, cơ sở chế biến dầu tràm la liệt ven dọc đường lớn. Số hộ dân sản xuất dầu tràm nhiều đến mức, UBND huyện Phú Lộc cho phép thành lập hẳn một Hợp tác xã chuyên nấu loại dầu này.
Dừng chân bên lò dầu tràm của anh Nguyễn Ngọc Hùng, xã Lộc Tiến khi mẻ dầu đầu tiên sắp hoàn thành. Anh bảo: “Cái nghề truyền thống này có từ thời điểm nào không ai rõ. Ngày xưa cha ông mình làm thì nay con cháu học theo. Cái nôi của nghề này là xã Lộc Thủy. Khi những nơi khác thấy nghề nấu dầu tràm làm ăn có lãi liền học theo.
Hồi đánh nhau với đế quốc Mỹ, cha ông chúng tôi cũng nấu loại dầu truyền thống này rồi cho vào lọ thủy tinh nhỏ gửi ra chiến trường cho bộ đội làm thuốc chữa đau xương khớp, cảm cúm, đuổi muỗi và côn trùng... Theo thời gian, cái nghề dầu thuốc này lan ra nhiều nơi trong huyện Phú Lộc, đặc biệt là xã Lộc Tiến. Đến nay, số gia đình làm dầu chàm ở xã Lộc Tiến nhiều ngang với những nơi khác như Lộc Thủy”.
Điểm đặc biệt của dầu tràm là có công dụng tốt trong việc chữa bệnh, nhưng quy trình chế biến lại rất dễ dàng, đơn giản. Ban đầu, người ta phải đi cắt cây tràm ở các bãi hoang ven biển về làm nguyên liệu, sau đó cho lá vào nồi (một nồi thường chứa được 1,5 tạ lá tràm), tiếp đến đổ nước vào 1/3 nồi và nấu liền 6 tiếng đồng hồ. Trên đỉnh nồi nấu tràm có một ống dẫn hơi bằng tre. Ống dẫn này đi qua một bể nước lạnh. Khi nấu, hơi dầu tràm sẽ bốc lên, đi vào ống. Sau khi bị làm lạnh ở bể nước thì đọng thành giọt và chảy xuống chai đựng. 1,5 tạ lá tràm chỉ cho ra 3 chai dầu nguyên chất.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng thì nấu dầu tràm tương tự như nấu rượu. Trong quá trình nấu phải chú ý đến việc điều lửa cho đều. Nếu đun lửa to quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Khi dầu chảy ra chai sẽ lẫn với nước. Do nước nặng hơn dầu cho nên trong chai thường có hai lớp rõ ràng là nước dưới dầu trên. Người ta phải dốc ngược chai dầu lên rồi khẽ vặn lỏng nắp chai để gạn nước ra ngoài. Đến đây việc làm dầu tràm hoàn tất.
1 chai nguyên chất pha được 60 chai dầu rởm
Nói về nghề làm dầu tràm, ông Hồ Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc hỉ hả khoe: “Hiện ở xã đã có hơn 300 hộ sản xuất, kinh doanh và buôn bán dầu tràm. Nhìn ở góc độ kinh tế thì hoạt động kinh doanh này đã góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của xã và cả vùng trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Tổng doanh thu của các hộ trên địa bàn mỗi năm hàng tỷ đồng. Đó là việc đáng để vui mừng”.
Câu chuyện giữa chúng tôi với ông Phúc đang vui vẻ bỗng dưng trầm hẳn. Ông đưa tay nâng ly trà lên môi nhấp một ngụp nhỏ, đôi môi mím chặt, cặp lông mày bỗng chau lại trong phút chốc. Ông phàn nàn: “Nói về số lượng các hộ kinh doanh buôn bán thì nơi này không thua chỗ khác.
Nhưng chất lượng dầu tràm thì không tốt do nhiều gia đình pha trộn các tạp chất để đạt số lượng lớn tuồn ra thị trường. Hiện chỉ có một đến hai hộ làm làm dầu tràm chất lượng cao, nhưng lợi nhuận lại thấp. Hiện tượng này diễn ra đã lâu. Trong các cuộc họp dân chúng tôi cũng đã tuyên truyền về việc người sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm giữ uy tín và thị trường, nhưng kết quả chưa được như mong đợi”.
Lọ dầu tràm nguyên chất (trái) có màu trong như nước còn lọ dầu tràm kém chất lượng (phải) có màu mỡ gà.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, gia đình làm dầu tràm nguyên chất hiếm hoi ở xã Lộc Tiến tiết lộ lý do khiến nhiều người làm dầu kém chất lượng là do vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp.
Giá tràm ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của mỗi gia đình. Cho nên người ta làm dầu đểu để bán trục lợi. Hiện nay, mỗi chủ lò phải bỏ ra chi phí 160.000đ để mua 1,5 tạ tràm đủ cho 1 nồi nấu. Nếu lấy dầu nguyên chất thì 1 nồi được 3 chai loại 200ml. Mỗi chai loại này bán với giá 100.000– 120.000đ tùy từng thời điểm.
Tính ra mỗi nồi lãi được khoảng 100.000 – 140.000đ. Nếu đem 1 chai dầu tràm nguyên chất pha trộn linh tinh thì có thể cho ra được 60 chai cùng loại 200ml và bán với giá 30.000đ/1 chai. Tính ra lãi được khoảng 380.000đ cho mỗi nồi dầu tràm.
Theo một số hộ dân làm nghề nấu dầu tràm ở Phú Lộc thì sản phẩm này có mặt khắp cả nước. Thậm chí mộ số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM... người ta còn mở hẳn đại lý phân phối dầu tràm mặc dù biết việc pha tạp chất có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
Chị Nguyễn Thu Thủy, một hộ dân chế biến dầu tràm ở Phú Lộc tiết lộ bí quyết pha chế dầu được nhiều người áp dụng. Đó là phải đi mua một loại hóa chất màu trắng, dạng lỏng có mùi ngai ngái đựng trong can nhựa 10 lít về để pha trộn. Tiếp đến, đổ 2 – 3 muỗng dầu tràm nguyên chất vào can nhựa chứa hóa chất và lắc đều, sau đó chia ra các chai nhỏ để bán cho khách.
Điều đặc biệt là loại hóa chất mà người dân dùng pha chế dầu tràm rởm không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên mỗi can nhựa cũng không ghi một chữ nào cho nên không thể phân biệt đó là hàng ta hay hàng Tàu. Khi pha dầu tràm vào hóa chất này, nước trong can sẽ chuyển thành màu vàng nhạt trong khi mùi dầu tràm vẫn đậm.
Một điểm khác biệt giữa dầu tràm thật và giả đó là khi sử dụng trong trường hợp bị côn trùng đốt, dầu giả có thể làm phỏng da trong khi vết cắn không khỏi, còn dầu thật thì ngược lại. Dầu tràm còn được người dân địa phương coi như loại thuốc trừ muỗi và các loại côn trùng rất hiệu quả. Chỉ cần thoa một chút dầu tràm trong nhà thì muỗi sẽ bay hết. Tuy nhiên, nếu dầu tràm kém chất lượng thì không đuổi được muỗi và côn trùng...
Theo kiến thức
“Kinh đô” dầu tràm
Một buổi hạ tàn, chúng tôi rong ruổi dọc Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Ấn tượng nhất đối với không chỉ riêng chúng tôi đó là hàng ngàn hàng quán, cơ sở chế biến dầu tràm la liệt ven dọc đường lớn. Số hộ dân sản xuất dầu tràm nhiều đến mức, UBND huyện Phú Lộc cho phép thành lập hẳn một Hợp tác xã chuyên nấu loại dầu này.
dầu tràm, thu nhập khủng, hàng chục triệu đồng |
Hồi đánh nhau với đế quốc Mỹ, cha ông chúng tôi cũng nấu loại dầu truyền thống này rồi cho vào lọ thủy tinh nhỏ gửi ra chiến trường cho bộ đội làm thuốc chữa đau xương khớp, cảm cúm, đuổi muỗi và côn trùng... Theo thời gian, cái nghề dầu thuốc này lan ra nhiều nơi trong huyện Phú Lộc, đặc biệt là xã Lộc Tiến. Đến nay, số gia đình làm dầu chàm ở xã Lộc Tiến nhiều ngang với những nơi khác như Lộc Thủy”.
Điểm đặc biệt của dầu tràm là có công dụng tốt trong việc chữa bệnh, nhưng quy trình chế biến lại rất dễ dàng, đơn giản. Ban đầu, người ta phải đi cắt cây tràm ở các bãi hoang ven biển về làm nguyên liệu, sau đó cho lá vào nồi (một nồi thường chứa được 1,5 tạ lá tràm), tiếp đến đổ nước vào 1/3 nồi và nấu liền 6 tiếng đồng hồ. Trên đỉnh nồi nấu tràm có một ống dẫn hơi bằng tre. Ống dẫn này đi qua một bể nước lạnh. Khi nấu, hơi dầu tràm sẽ bốc lên, đi vào ống. Sau khi bị làm lạnh ở bể nước thì đọng thành giọt và chảy xuống chai đựng. 1,5 tạ lá tràm chỉ cho ra 3 chai dầu nguyên chất.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng thì nấu dầu tràm tương tự như nấu rượu. Trong quá trình nấu phải chú ý đến việc điều lửa cho đều. Nếu đun lửa to quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Khi dầu chảy ra chai sẽ lẫn với nước. Do nước nặng hơn dầu cho nên trong chai thường có hai lớp rõ ràng là nước dưới dầu trên. Người ta phải dốc ngược chai dầu lên rồi khẽ vặn lỏng nắp chai để gạn nước ra ngoài. Đến đây việc làm dầu tràm hoàn tất.
1 chai nguyên chất pha được 60 chai dầu rởm
Nói về nghề làm dầu tràm, ông Hồ Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc hỉ hả khoe: “Hiện ở xã đã có hơn 300 hộ sản xuất, kinh doanh và buôn bán dầu tràm. Nhìn ở góc độ kinh tế thì hoạt động kinh doanh này đã góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của xã và cả vùng trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Tổng doanh thu của các hộ trên địa bàn mỗi năm hàng tỷ đồng. Đó là việc đáng để vui mừng”.
Câu chuyện giữa chúng tôi với ông Phúc đang vui vẻ bỗng dưng trầm hẳn. Ông đưa tay nâng ly trà lên môi nhấp một ngụp nhỏ, đôi môi mím chặt, cặp lông mày bỗng chau lại trong phút chốc. Ông phàn nàn: “Nói về số lượng các hộ kinh doanh buôn bán thì nơi này không thua chỗ khác.
Nhưng chất lượng dầu tràm thì không tốt do nhiều gia đình pha trộn các tạp chất để đạt số lượng lớn tuồn ra thị trường. Hiện chỉ có một đến hai hộ làm làm dầu tràm chất lượng cao, nhưng lợi nhuận lại thấp. Hiện tượng này diễn ra đã lâu. Trong các cuộc họp dân chúng tôi cũng đã tuyên truyền về việc người sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm giữ uy tín và thị trường, nhưng kết quả chưa được như mong đợi”.
Lọ dầu tràm nguyên chất (trái) có màu trong như nước còn lọ dầu tràm kém chất lượng (phải) có màu mỡ gà.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, gia đình làm dầu tràm nguyên chất hiếm hoi ở xã Lộc Tiến tiết lộ lý do khiến nhiều người làm dầu kém chất lượng là do vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp.
Giá tràm ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của mỗi gia đình. Cho nên người ta làm dầu đểu để bán trục lợi. Hiện nay, mỗi chủ lò phải bỏ ra chi phí 160.000đ để mua 1,5 tạ tràm đủ cho 1 nồi nấu. Nếu lấy dầu nguyên chất thì 1 nồi được 3 chai loại 200ml. Mỗi chai loại này bán với giá 100.000– 120.000đ tùy từng thời điểm.
Tính ra mỗi nồi lãi được khoảng 100.000 – 140.000đ. Nếu đem 1 chai dầu tràm nguyên chất pha trộn linh tinh thì có thể cho ra được 60 chai cùng loại 200ml và bán với giá 30.000đ/1 chai. Tính ra lãi được khoảng 380.000đ cho mỗi nồi dầu tràm.
Theo một số hộ dân làm nghề nấu dầu tràm ở Phú Lộc thì sản phẩm này có mặt khắp cả nước. Thậm chí mộ số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM... người ta còn mở hẳn đại lý phân phối dầu tràm mặc dù biết việc pha tạp chất có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
Chị Nguyễn Thu Thủy, một hộ dân chế biến dầu tràm ở Phú Lộc tiết lộ bí quyết pha chế dầu được nhiều người áp dụng. Đó là phải đi mua một loại hóa chất màu trắng, dạng lỏng có mùi ngai ngái đựng trong can nhựa 10 lít về để pha trộn. Tiếp đến, đổ 2 – 3 muỗng dầu tràm nguyên chất vào can nhựa chứa hóa chất và lắc đều, sau đó chia ra các chai nhỏ để bán cho khách.
Điều đặc biệt là loại hóa chất mà người dân dùng pha chế dầu tràm rởm không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên mỗi can nhựa cũng không ghi một chữ nào cho nên không thể phân biệt đó là hàng ta hay hàng Tàu. Khi pha dầu tràm vào hóa chất này, nước trong can sẽ chuyển thành màu vàng nhạt trong khi mùi dầu tràm vẫn đậm.
Một điểm khác biệt giữa dầu tràm thật và giả đó là khi sử dụng trong trường hợp bị côn trùng đốt, dầu giả có thể làm phỏng da trong khi vết cắn không khỏi, còn dầu thật thì ngược lại. Dầu tràm còn được người dân địa phương coi như loại thuốc trừ muỗi và các loại côn trùng rất hiệu quả. Chỉ cần thoa một chút dầu tràm trong nhà thì muỗi sẽ bay hết. Tuy nhiên, nếu dầu tràm kém chất lượng thì không đuổi được muỗi và côn trùng...
Theo kiến thức
Bình luận