• Zalo

Nga tái tạo "tàu ma" giấu tên lửa đạn đạo

Thời sự quốc tếThứ Hai, 30/05/2016 14:32:00 +07:00Google News

Matxcơva đang muốn tái tạo hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chiến lược đường sắt Barguzin, phòng thủ trước hệ thống NMD của quân đội Mỹ.

Trong khi Mỹ vẫn triển khai các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa NMD xung quanh Nga, Matxcơva bắt buộc phải có các biện pháp tự vệ, cụ thể, tái tạo hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chiến lược đường sắt Barguzin. Ở phương Tây, hệ thống này được gọi là "đoàn tàu tử thần" hoặc "tàu ma".

Chương trình phát triển hệ thống phóng tên lửa đường sắt bắt đầu dưới thời Liên Xô, nhưng nước Nga đã dừng lại các công việc nghiên cứu.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn duy trì các giải pháp kỹ thuật độc đáo. Và bây giờ trong quá trình thực hiện dự án chế tạo hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chiến lược đường sắt, họ đảm bảo loại vũ khí đó phù hợp với yêu cầu tác chiến mới.

tl

Hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chiến lược đường sắt Barguzin. 

Các nước phương Tây dù có đủ nguồn vốn, công nghệ và kỹ sư giàu kinh nghiệm vẫn chưa sáng chế ra loại vũ khí so sánh được với Barguzin.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev của Viện các nước CIS cho biết về những sự khác biệt chính so với dự án cũ từng được phát triển dưới thời Liên Xô: "Sự khác biệt chính là ở chỗ: tên lửa mới nhẹ hơn đáng kể — nặng có 50 tấn, chứ không phải 100 tấn như trước đây.

Do đó, một quả tên lửa có thể được đặt trong một toa tàu. Trước đây, để lắp đặt một quả tên lửa phải có hai toa tàu được ngụy trang như toa tàu đông lạnh.

Do đó một đoàn tàu "tên lửa" dễ được phát hiện vì thường có mấy toa tàu đông lạnh và hai đầu tàu. Ngoài ra, khác hệ thống cũ đòi hỏi điều kiện phóng đặc biệt, đoàn tàu này có thể phóng tên lửa ở mọi nơi trên đường sắt.

Video: Mục tiêu IS tan tành dưới làn tên lửa Nga

Nhờ đó, các tổ hợp tên lửa có thể được triển khai nhanh chóng trên diện tích rộng lớn và đảm bảo giáng đòn trả đũa trong trường hợp có một cuộc tấn công vào nước Nga.

Đối phương không thể phá hủy tên lửa ngay sau nó được phóng bởi vì các bệ phóng bố trí trên địa bàn Liên bang Nga cách xa đường biên giới. Và ở các giai đoạn bay tiếp theo, quả tên lửa hầu như không thể được phát hiện".

Ngoài ra, trong quá trình thiết kế chế tạo tàu "tên lửa", các chuyên gia đã sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật đặc biệt. Ví dụ, đưa một bên các dây dẫn bên trên đoàn tàu, đảm bảo chuẩn bị an toàn cho đợt phóng tên lửa. Ngoài ra, còn có hệ thống độc đáo móc nối các toa xe để đảm bảo độ ổn định tối đa của đoàn tàu trên đường ray.

(Nguồn: Tin tức TTXVN)
Bình luận
vtcnews.vn