(VTC News) - Kỹ sư Bùi Hiển là cựu chiến binh, với thương tật 4/4, hiện vẫn còn những mảnh đạn găm trong người.
Khác với nhà khoa học Phan Bội Trân – “cha đẻ” tàu ngầm 'made in Vietnam, một Việt kiều du học Pháp từ năm 20 tuổi, hấp thu được nền văn hóa, khoa học phương Tây, kỹ sư Bùi Hiển – “cha đẻ” máy bay tự chế lại là một nông dân thứ thiệt, chỉ được học tập và sinh sống trong nước, với những kiến thức và kinh nghiệm “cây nhà, lá vườn” 100%.
Điều đáng nói, kỹ sư Bùi Hiển lại là cựu chiến binh, với thương tật hạng 4/4, hiện vẫn còn những mảnh đạn găm trong người, trong đó có mảnh nằm gần hốc mắt, khiến ông suýt mù vĩnh viễn.
Điều đáng nói, kỹ sư Bùi Hiển lại là cựu chiến binh, với thương tật hạng 4/4, hiện vẫn còn những mảnh đạn găm trong người, trong đó có mảnh nằm gần hốc mắt, khiến ông suýt mù vĩnh viễn.
Kỹ sư nông dân Bùi Hiển. Ảnh: Huy Phan |
Con trai người thợ rèn khéo tay
Kỹ sư Bùi Hiển tên đầy đủ là Nguyễn Bùi Hiển, sinh năm 1954. Bố mẹ ông là Việt kiều Thái Lan gốc Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Năm ông 10 tuổi, bố mẹ rời Thái Lan trở về quê sinh sống bằng nghề rèn truyền thống, với công việc sản xuất cân xách tay.
Làng Trung Lương quê ông nằm ngay sát làng bên cũng làm nghề rèn. Hai bên cạnh tranh nhau, bên này làm được vật này thì bên kia phải cố làm cho bằng được, ai nấy đều phải nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Kỹ sư Bùi Hiển nhớ lại: "Hồi đó cái khó nhất là làm cân tay có treo quả cân, phải có tay nghề điêu luyện lắm mới làm được. Cân làm phải chính xác, cân được, giá thành phải rẻ. Ông già tôi là người đầu tiên làm được cái cân đó".
Những mặt hàng nào khó nhất, phức tạp nhất bố ông cũng cố gắng làm cho bằng được. Cũng từ đó, tiếng lành đồn xa, mọi người biết đến làng rèn của ông nhiều hơn và nhất là người có tay nghề khéo nhất làng là bố ông.
“Có lẽ chính vì điều đó mà tôi và anh em trong gia đình cũng ảnh hưởng bởi bố mình ở sự khéo léo, tỉ mỉ, cần cù, luôn biết vượt qua trở ngại, đeo đuổi niềm đam mê cho bằng được” - ông Hiển tâm sự. Nhà ông có 9 anh em (5 trai, 4 gái), anh trai đầu sinh năm 1945, em trai nhỏ nhất sinh năm 1965. Tất cả ít nhiều đều liên quan đến nghề cơ khí, có người làm điện, vô tuyến điện, có người là giáo viên sư phạm kỹ thuật...
Tuy khổ cực, vất vả, lại vào thời điểm giặc đánh phá miền Bắc ác liệt, việc học cũng di cư tùy lúc, có lúc đồng bằng, khi lên núi học, thế nhưng bố mẹ ông Hiển vẫn nuôi dạy, lo cho các con mình học hành đến nơi đến chốn, không có ai thất học, hay học hành dở dang.
Garage chuyên chuyển đổi tay lái nghịch
Tốt nghiệp cấp 3 năm 1972 lúc 18 tuổi, theo tiếng gọi tòng quân cứu quốc, ông xếp bút nghiên đăng ký vào bộ đội rồi được phân công về Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 270, Sư đoàn 341 thuộc Quân đoàn 4. Năm 1974, ông cùng đơn vị hành quân vào Nam, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Sau giải phóng, ông vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội. Năm 1977, ông cùng đơn vị tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam. Trong một trận đánh giáp lá cà, ông bị thương nặng bởi một quả lựu đạn của quân địch nên không thể tiếp tục chiến đấu (thương binh hạng A, loại 4/4, mất 25% sức khỏe).
Garage Bùi Hiển nằm trên QL13 (tỉnh Bình Dương). Ảnh: Huy Phan |
Năm 1978, ông được chuyển ngành đi gõ cửa nhiều nơi xin việc. Sau một tháng trời lang thang, cuối cùng một cơ sở sửa chữa cơ khí của lâm trường ở Tân Uyên, Sông Bé (nay là Bình Dương) nhận ông vào làm. Mãi đến năm 1985, lúc đó ông Hiển 29 tuổi, khi chuyển công tác về Sở Lâm nghiệp Sông Bé, ông cưới vợ và thi vào Đại học Nông Lâm TP.HCM, khoa Cơ khí hệ tại chức.
Ông Hiển kể: "Tôi thiết tha đi học, xin đi học, không học thì không làm được gì. Lúc đó khó khăn kinh tế nên chuyện học hành cũng ảnh hưởng nhiều nhưng tôi vẫn cố gắng hết mình".
Học xong, ông xin chuyển về Sở Công nghiệp Sông Bé điều hành xưởng sửa chữa ôtô. Giấc mơ cơ khí thuở ấu thơ của Nguyễn Bùi Hiển hơn 20 năm sau mới thành hiện thực.
Thời điểm này, loại xe hơi tay lái nghịch (tay phải) được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Ông bàn với vợ, lấy 14 cây vàng dành dụm của hai vợ chồng mua một chiếc Daihatshu để nghiên cứu cách chuyển tay lái nghịch thành thuận (tay trái).
Ông là người đầu tiên trình bản thiết kế kỹ thuật để cơ quan kiểm định kỹ thuật ôtô cấp phép cho gia công chuyển tay lái nghịch. Có giấy phép, ông mở một gara xe hơi riêng, chuyên chuyển tay lái nghịch.
Công việc thành công, làm ăn thuận lợi, từ hai bàn tay trắng, ông trở thành "đại gia" trong ngành sửa chữa ôtô. Ông mua đất đai, mở rộng mặt bằng. Gara Bùi Hiển nhanh chóng nổi tiếng bởi không có loại xe nào không sửa chữa được.
Ông là người đầu tiên trình bản thiết kế kỹ thuật để cơ quan kiểm định kỹ thuật ôtô cấp phép cho gia công chuyển tay lái nghịch. Có giấy phép, ông mở một gara xe hơi riêng, chuyên chuyển tay lái nghịch.
Công việc thành công, làm ăn thuận lợi, từ hai bàn tay trắng, ông trở thành "đại gia" trong ngành sửa chữa ôtô. Ông mua đất đai, mở rộng mặt bằng. Gara Bùi Hiển nhanh chóng nổi tiếng bởi không có loại xe nào không sửa chữa được.
Vợ chồng ông có 2 người con trai (lớn 30 tuổi, nhỏ 29 tuổi), đều tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM với chuyên ngành trọng lực, điện tự động - cơ điện tử. Năm 2008, ông giao gara lại cho con tiếp quản để dành thời gian nghỉ ngơi, dưỡng già. Thế nhưng, mọi việc lại không ngừng ở đó khi ông tham gia thú chơi điều khiển máy bay từ xa. Một trang sử mới trong cuộc đời ông lại bắt đầu.
Biến đam mê thành hiện thực
Sau khi "giải nghệ", thấy một số người chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa, ông Bùi Hiển tập tành tham gia chơi giải trí. Được bạn bè hướng dẫn, ông tìm mua linh kiện về ráp một chiếc máy bay mô hình để tiêu khiển. Tiếp đó, để trở thành phi công lái máy bay mô hình, ông phải nghiên cứu kiến thức liên quan đến máy bay như một chuyên viên hàng không chuyên nghiệp.
Với tay nghề là kỹ sư cơ khí có thâm niên, cộng với các kiến thức trên mạng, sách báo, trong quá trình nghiên cứu các cơ chế bay của những món đồ chơi nhập ngoại, ông Hiển đủ tự tin để chế tạo một thiết bị bay cho riêng mình.
Chiếc máy bay mô hình điều khiển từ xa đầu tiên là loại trực thăng cánh quạt đuôi do ông Hiển chế tạo có 70% phụ tùng do ông tìm kiếm độ chế sau nhiều tháng mày mò, động cơ chính được lấy từ chiếc... máy cưa.
Chiếc ca-nô hiệu 'Yamaha' được kỹ sư Hiển dùng lấy động cơ để độ thành động cơ máy bay đồng trục. Ảnh: Huy Phan |
Chưa dừng lại, ông Hiển tiếp tục chế tạo cho mình chiếc máy bay mô hình thứ hai. Lần này, chiếc máy bay có cơ chế hai cánh quạt đồng trục, tương ứng với loại máy bay trực thăng siêu nhẹ có người lái do Anh sản xuất. Với thành công nhỏ ban đầu là 2 máy bay mô hình tự chế, khiến kỹ sư Bùi Hiển nổi tiếng trong giới tiêu khiển máy bay mô hình ở khu vực phía Nam.
Vốn là mẫu người năng động, không chịu ngừng nghỉ, nhiều đêm trằn trọc, ông Hiển suy nghĩ "mình đã chế tạo được máy bay điều khiển từ xa ắt chế tạo được trực thăng thật". Nghĩ đến chuyện làm máy bay thật, ông lo lắng, băn khoăn về nguồn nguyên vật liệu, tài liệu, cơ chế và đặc biệt nó liên quan đến sinh mạng con người, không phải chuyện đùa.
Vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, ông cho rằng, cứ làm rồi mới biết được cái sai, cái lỗi, cái chưa đúng để rút kinh nghiệm rồi hoàn thiện dần. Điều đầu tiên, ông bắt tay vào là tìm một loại động cơ thật nhẹ nhưng có công suất lớn.
Săn tìm một thời gian, ông phát hiện ra loại máy Yamaha hai thì của ca-nô đáp ứng được điều đó. Điều quan tâm thứ hai là chế tạo cánh quạt. Ông thử dùng sợi thủy tinh chế tạo lá cánh quạt nhưng thất bại.
Ông lại dùng nhôm, cũng không được. Đến bộ lá cánh thứ ba bằng chất liệu inox, ông mới thành công. Điều đáng nói, trong các tài liệu liên quan đến việc sản xuất trực thăng trên thế giới, chưa ai chế tạo cánh quạt bằng inox, chỉ có ông Hiển là ngoại lệ.
Săn tìm một thời gian, ông phát hiện ra loại máy Yamaha hai thì của ca-nô đáp ứng được điều đó. Điều quan tâm thứ hai là chế tạo cánh quạt. Ông thử dùng sợi thủy tinh chế tạo lá cánh quạt nhưng thất bại.
Ông lại dùng nhôm, cũng không được. Đến bộ lá cánh thứ ba bằng chất liệu inox, ông mới thành công. Điều đáng nói, trong các tài liệu liên quan đến việc sản xuất trực thăng trên thế giới, chưa ai chế tạo cánh quạt bằng inox, chỉ có ông Hiển là ngoại lệ.
Suốt 2 năm rưỡi, từ đầu năm 2009 cho đến giữa năm 2011 nghiên cứu, lắp vào, tháo ra, cuối cùng chiếc trực thăng cũng thành hình và lần bay thử nghiệm đầu tiên trong cuộc đời kỹ sư Bùi Hiển chuẩn bị diễn ra.
Phan Cường
Bình luận