Mùi tanh: Nếu cơ thể bạn có mùi tanh như cá, có thể bạn đang mắc một chứng rối loạn trao đổi chất có tên là hội chứng mùi cá. Đây là tình trạng cơ thể không thể phân rã một số hợp chất có trong các thực phẩm giàu protein, khiến mồ hôi, hơi thở và nước tiểu có mùi tanh như cá.
Mùi hôi đi kèm với tình trạng vã mồ hôi: Nếu cơ thể bạn có mùi hôi, cộng với tình trạng đổ mồ hôi không kiểm soát mà không rõ nguyên nhân, có thể bạn mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi.
Mùi đắng: Mùi cơ thể đắng có thể là dấu hiệu tổn thương gan. Các triệu chứng tổn thương gan khác bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và thay đổi bất thường trong quy trình trao đổi chất béo.
Mùi cơ thể sau khi bốc hỏa: Nếu cơ thể bạn có mùi hôi sau khi bốc hỏa, thì có thể bạn đang mang thai hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Cả hai giai đoạn sinh lý này đều gây những thay đổi lớn về nội tiết, khiến bạn bỗng dưng thấy nóng hừng hực, sau đó vã mồ hôi.
Mùi trứng ung: Mùi cơ thể giống như mùi trứng ung có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều thịt đỏ. Ăn quá nhiều thịt đỏ trong khi hệ tiêu hóa không tốt có thể khiến cơ thể bạn có mùi lưu huỳnh giống như trứng ung, do trong thịt đỏ có các amino axit chứa lưu huỳnh.
Mùi nhẹ: Nếu mùi cơ thể của bạn ngày càng trở nên nhạt nhòa, đó là dấu hiệu của quá trình lão hóa. Một nghiên cứu đã cho thấy người trung niên và người lớn tuổi có mùi cơ thể nhẹ và ít khó chịu hơn mùi cơ thể của người trẻ tuổi.
Mùi cồn: Cơ thể nặc mùi cồn rõ ràng là dấu hiệu cho thấy bạn đã “say sưa” hơi quá trớn. Khi bạn uống quá nhiều rượu bia, gan không thể xử lý hết lượng cồn đã nạp vào và lượng cồn thừa có thể được thải ra qua lỗ chân lông, khiến bạn có mùi y như những thứ bạn đã uống vào.
Bình luận