Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, với đường kính hạt mưa lớn nhất lên tới 10-14 cm thì trận mưa đá ở Lào Cai là lớn nhất từng ghi nhận.
Theo ông Hải, nguyên nhân của trận mưa kỷ lục này là những ngày trước đó Lào Cai nắng nóng gay gắt, mặt đất bị hun nóng và khô. Rạng sáng 27/3, gió mùa đông bắc tràn xuống, gây ra sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh đột ngột đã ngưng tụ thành hạt đá nhỏ. Nhiều hạt nhỏ đông kết, dính nhau tạo nên những hạt đá lớn.
Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng cho biết, hiện tượng thời tiết cực đoan này rất nguy hiểm, dù chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng mức độ thiệt hại khó có thể lường trước. "Vào mùa xuân, thời điểm giao mùa giữa lạnh và nóng nên cũng là mùa của mưa đá và dông lốc. Mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cả nước nhưng các tỉnh miền núi phía bắc thì khả năng cao hơn, mức độ nghiêm trọng hơn", ông Hải cho hay.
Theo ông Hải, hiện chưa thể dự báo chính xác về các trận mưa đá mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo ở khu vực rộng. Người dân có thể nhận biết dấu hiệu mưa đá khi thấy dông mạnh vào ban ngày, mây đen kịt trên bầu trời, hoặc ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột.
Cơ quan khí tượng lưu ý, nếu thấy cảnh báo mưa đá và những dấu hiệu như trên, đặc biệt là vào ban đêm, người dân đang ở những ngôi nhà ngói, lợp tấm ximăng nên tìm chỗ có mái che kiên cố như nhà mái bằng, nhà tầng để tránh. Nếu ở vùng hoang vắng thì có thể chui xuống gầm giường, phủ chăn lên trên. Hiện tượng thời tiết cực đoan này sẽ còn kéo dài đến hết tháng 5.
Rạng sáng 27/3, trận mưa đá kéo dài chừng 20 phút đã tàn phá nhà cửa, công trình và hoa màu của người dân các huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (Lào Cai), 16 người phải đi cấp cứu do đá rơi trúng. Đường kính hạt mưa phổ biến 4-6 cm, nhiều hạt lên tới trên 10 cm.
Trong sáng 27/3, Hà Giang cũng có mưa đá, song hạt bé hơn nhiều.
Theo VnExpress
"Mưa đá có hạt bằng quả trứng thì không hiếm, nhưng lớn như cái bát, đường kính 10-14 cm thì đúng là lớn nhất từng ghi nhận", ông Hải nói.
Theo ông Hải, nguyên nhân của trận mưa kỷ lục này là những ngày trước đó Lào Cai nắng nóng gay gắt, mặt đất bị hun nóng và khô. Rạng sáng 27/3, gió mùa đông bắc tràn xuống, gây ra sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh đột ngột đã ngưng tụ thành hạt đá nhỏ. Nhiều hạt nhỏ đông kết, dính nhau tạo nên những hạt đá lớn.
Với đường kính hạt lên tới 10-14 cm, trận mưa đá ở Lào Cai là lớn nhất từng ghi nhận được. Ảnh: Trung Kiên. |
Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng cho biết, hiện tượng thời tiết cực đoan này rất nguy hiểm, dù chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng mức độ thiệt hại khó có thể lường trước. "Vào mùa xuân, thời điểm giao mùa giữa lạnh và nóng nên cũng là mùa của mưa đá và dông lốc. Mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cả nước nhưng các tỉnh miền núi phía bắc thì khả năng cao hơn, mức độ nghiêm trọng hơn", ông Hải cho hay.
Theo ông Hải, hiện chưa thể dự báo chính xác về các trận mưa đá mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo ở khu vực rộng. Người dân có thể nhận biết dấu hiệu mưa đá khi thấy dông mạnh vào ban ngày, mây đen kịt trên bầu trời, hoặc ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột.
Hàng nghìn ngôi nhà và nhiều diện tích hoa màu bị tàn phá, 16 người bị thương sau trận mưa đá khủng khiếp. Ảnh: Trung Kiên. |
Cơ quan khí tượng lưu ý, nếu thấy cảnh báo mưa đá và những dấu hiệu như trên, đặc biệt là vào ban đêm, người dân đang ở những ngôi nhà ngói, lợp tấm ximăng nên tìm chỗ có mái che kiên cố như nhà mái bằng, nhà tầng để tránh. Nếu ở vùng hoang vắng thì có thể chui xuống gầm giường, phủ chăn lên trên. Hiện tượng thời tiết cực đoan này sẽ còn kéo dài đến hết tháng 5.
Rạng sáng 27/3, trận mưa đá kéo dài chừng 20 phút đã tàn phá nhà cửa, công trình và hoa màu của người dân các huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (Lào Cai), 16 người phải đi cấp cứu do đá rơi trúng. Đường kính hạt mưa phổ biến 4-6 cm, nhiều hạt lên tới trên 10 cm.
Trong sáng 27/3, Hà Giang cũng có mưa đá, song hạt bé hơn nhiều.
Theo VnExpress
Bình luận