Một sư thầy vừa ứng cử ở địa phương nơi thường trú nhưng cũng được nhà chùa nơi sư thầy tu (ở địa phương khác) giới thiệu ứng cử.
Tại hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức bầu cử do Bộ Nội vụ tổ chức sáng nay, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Công tác cán bộ, Ban Tổ chức TƯ nêu vướng mắc của một số địa phương là chuẩn bị chức danh Trưởng đoàn ĐBQH.
Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND không nên thêm chức trưởng đoàn ĐBQH
Ông Bình cho hay, theo kết luận của Bộ Chính trị, trong nhiệm kỳ tới, người đứng đầu các địa phương nếu đã giữ 2 chức vụ, không nên giữ thêm chức vụ thứ 3 để đảm bảo công tác điều hành, có sự phân công hợp lý trong các lãnh đạo địa phương.
“Ví dụ đã là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND thì không nên giữ thêm chức Trưởng đoàn đại biểu QH. Vì cùng một lúc tham gia nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian công tác, chỉ đạo điều hành nói chung”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, vừa qua Bộ Chính trị đã chỉ đạo rốt ráo vấn đề này. Đến nay về cơ bản đã thực hiện được. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý: “Việc xáo trộn chức danh này sẽ dẫn đến xáo trộn một số chức danh khác chủ chốt trong địa phương”.
Ví dụ có trường hợp thôi Chủ tịch HĐND để làm Trưởng đoàn ĐBQH thì lại phải chuẩn bị nhân sự cho vị trí Chủ tịch HĐND…
“Thực tế xáo trộn này vừa qua đã có, đến nay đã giải quyết được, hiện chỉ còn 2 tỉnh còn vấn đề”, ông Bình nói
Trước đó, hội nghị hiệp thương lần thứ 2 tại TP Đà Nẵng thông qua danh sách sơ bộ 13 ứng cử viên ĐBQH khóa 14. Tuy nhiên, 3 lãnh đạo chủ chốt của TP Đà Nẵng gồm: ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy), ông Võ Công Trí (Phó bí thư thường trực Thành ủy) và ông Huỳnh Đức Thơ (Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP) không có tên trong danh sách.
Theo lý giải của Ủy ban bầu cử TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh được giới thiệu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nên không thể kiêm nhiệm vụ Trưởng đoàn ĐBQH. Còn ông Võ Công Trí không còn đủ 5 năm theo quy định để ứng cử. Ông Huỳnh Đức Thơ tập trung điều hành công việc chính quyền nên không ứng cử ĐBQH.
Số dư 3,14 lần
Bà Phạm Thu Hương, MTTQ VN cho biết hiện có nhiều địa phương lúng túng không dự kiến được số dư. Theo quy định, mỗi đơn vị bầu cử nếu bầu 3 thì số dư ít nhất là 2. Tuy nhiên, có một số địa phương lấy số dư tròn vành vạnh theo đúng mức tối thiểu này.
“Với số dư ở mức tối thiểu như vậy, nếu trong quá trình bầu cử phát sinh các vấn đề như khiếu nại tố cáo phải rút bớt số lượng ứng viên sẽ không đảm bảo số dư như luật định”. Bà Hương lưu ý các địa phương cần chú ý để có số dư nhiều hơn.
Tuy nhiên, bà Hương cũng cho biết tín hiệu vui từ kết quả hiệp thương lần 2 cho thấy số dư trung bình ở địa phương đạt 3,14 lần, cao hơn nhiệm kỳ trước (2,85 lần). “Như vậy số dư trung bình ở cả trung ương và địa phương là 2,29 lần, đảm bảo mức an toàn theo quy định”, bà Hương cho hay.
Ngoài ra, bà Hương cũng cho hay, tình hình tự ứng cử năm nay tăng rất nhiều.
“Đây là tín hiệu đáng mừng vì không khí dân chủ đã thấm đẫm vào tầng lớp nhân dân, nhân dân đã nhận thức rõ hơn quyền và trách nhiệm của mình”, bà Hương nói.
Bà Hương cũng nêu trường hợp hy hữu gây bối rối cho địa phương. Đó là 1 người nhưng ửng cử ở 2 địa phương: Một sư thầy vừa ứng cử ở địa phương nơi thường trú nhưng cũng được nhà chùa nơi sư thầy tu (ở địa phương khác) giới thiệu ứng cử.
“Luật không quy định cấm 1 người ứng cử ở 2 địa phương. Trên thực tế đã có trường hợp này. Vì luật không cấm nên trường hợp này hoàn toàn có thể được”, bà Hương giải thích.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, bầu cử là hoạt động pháp lý quan trọng, thông qua đó các cơ quan quyền lực ở trung ương và địa phương được thiết lập, nhân dân được thực hiện quyền của mình.
“Bộ Chính trị yêu cầu phải đảm bảo bầu cử dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị là làm sao chọn người xứng đáng vào các cơ quan quyền lực ở trung ương và địa phương”, Thứ trưởng Thăng lưu ý.
Tạm ứng 600 tỷ đồng phục vụ bầu cử
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, kinh phí phục vụ công tác bầu cử sẽ do ngân sách trung ương đảm bảo. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng địa phương, các tỉnh thành có thể trích một phần ngân sách của mình để hỗ trợ thêm.
Nội dung chi và mức chi đã được quy định cụ thể. Về cơ bản, mức chi phí cho cuộc bầu cử lần này sẽ tăng 20% so với đợt bầu cử nhiệm kỳ trước do yếu tố trượt giá. Hiện nay, Bộ Tài chính đã tạm cấp khoảng 600 tỷ cho các bộ, ngành, địa phương.
Nguồn: Vietnamnet
Tại hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức bầu cử do Bộ Nội vụ tổ chức sáng nay, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Công tác cán bộ, Ban Tổ chức TƯ nêu vướng mắc của một số địa phương là chuẩn bị chức danh Trưởng đoàn ĐBQH.
Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND không nên thêm chức trưởng đoàn ĐBQH
Ông Bình cho hay, theo kết luận của Bộ Chính trị, trong nhiệm kỳ tới, người đứng đầu các địa phương nếu đã giữ 2 chức vụ, không nên giữ thêm chức vụ thứ 3 để đảm bảo công tác điều hành, có sự phân công hợp lý trong các lãnh đạo địa phương.
Phó vụ trưởng Vụ Công tác cán bộ, Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Thanh Bình |
“Ví dụ đã là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND thì không nên giữ thêm chức Trưởng đoàn đại biểu QH. Vì cùng một lúc tham gia nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian công tác, chỉ đạo điều hành nói chung”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, vừa qua Bộ Chính trị đã chỉ đạo rốt ráo vấn đề này. Đến nay về cơ bản đã thực hiện được. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý: “Việc xáo trộn chức danh này sẽ dẫn đến xáo trộn một số chức danh khác chủ chốt trong địa phương”.
Ví dụ có trường hợp thôi Chủ tịch HĐND để làm Trưởng đoàn ĐBQH thì lại phải chuẩn bị nhân sự cho vị trí Chủ tịch HĐND…
“Thực tế xáo trộn này vừa qua đã có, đến nay đã giải quyết được, hiện chỉ còn 2 tỉnh còn vấn đề”, ông Bình nói
Trước đó, hội nghị hiệp thương lần thứ 2 tại TP Đà Nẵng thông qua danh sách sơ bộ 13 ứng cử viên ĐBQH khóa 14. Tuy nhiên, 3 lãnh đạo chủ chốt của TP Đà Nẵng gồm: ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy), ông Võ Công Trí (Phó bí thư thường trực Thành ủy) và ông Huỳnh Đức Thơ (Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP) không có tên trong danh sách.
Theo lý giải của Ủy ban bầu cử TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh được giới thiệu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nên không thể kiêm nhiệm vụ Trưởng đoàn ĐBQH. Còn ông Võ Công Trí không còn đủ 5 năm theo quy định để ứng cử. Ông Huỳnh Đức Thơ tập trung điều hành công việc chính quyền nên không ứng cử ĐBQH.
Số dư 3,14 lần
Bà Phạm Thu Hương, MTTQ VN cho biết hiện có nhiều địa phương lúng túng không dự kiến được số dư. Theo quy định, mỗi đơn vị bầu cử nếu bầu 3 thì số dư ít nhất là 2. Tuy nhiên, có một số địa phương lấy số dư tròn vành vạnh theo đúng mức tối thiểu này.
Bà Phạm Thu Hương |
“Với số dư ở mức tối thiểu như vậy, nếu trong quá trình bầu cử phát sinh các vấn đề như khiếu nại tố cáo phải rút bớt số lượng ứng viên sẽ không đảm bảo số dư như luật định”. Bà Hương lưu ý các địa phương cần chú ý để có số dư nhiều hơn.
Tuy nhiên, bà Hương cũng cho biết tín hiệu vui từ kết quả hiệp thương lần 2 cho thấy số dư trung bình ở địa phương đạt 3,14 lần, cao hơn nhiệm kỳ trước (2,85 lần). “Như vậy số dư trung bình ở cả trung ương và địa phương là 2,29 lần, đảm bảo mức an toàn theo quy định”, bà Hương cho hay.
Ngoài ra, bà Hương cũng cho hay, tình hình tự ứng cử năm nay tăng rất nhiều.
“Đây là tín hiệu đáng mừng vì không khí dân chủ đã thấm đẫm vào tầng lớp nhân dân, nhân dân đã nhận thức rõ hơn quyền và trách nhiệm của mình”, bà Hương nói.
Bà Hương cũng nêu trường hợp hy hữu gây bối rối cho địa phương. Đó là 1 người nhưng ửng cử ở 2 địa phương: Một sư thầy vừa ứng cử ở địa phương nơi thường trú nhưng cũng được nhà chùa nơi sư thầy tu (ở địa phương khác) giới thiệu ứng cử.
“Luật không quy định cấm 1 người ứng cử ở 2 địa phương. Trên thực tế đã có trường hợp này. Vì luật không cấm nên trường hợp này hoàn toàn có thể được”, bà Hương giải thích.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, bầu cử là hoạt động pháp lý quan trọng, thông qua đó các cơ quan quyền lực ở trung ương và địa phương được thiết lập, nhân dân được thực hiện quyền của mình.
“Bộ Chính trị yêu cầu phải đảm bảo bầu cử dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị là làm sao chọn người xứng đáng vào các cơ quan quyền lực ở trung ương và địa phương”, Thứ trưởng Thăng lưu ý.
Tạm ứng 600 tỷ đồng phục vụ bầu cử
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, kinh phí phục vụ công tác bầu cử sẽ do ngân sách trung ương đảm bảo. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng địa phương, các tỉnh thành có thể trích một phần ngân sách của mình để hỗ trợ thêm.
Nội dung chi và mức chi đã được quy định cụ thể. Về cơ bản, mức chi phí cho cuộc bầu cử lần này sẽ tăng 20% so với đợt bầu cử nhiệm kỳ trước do yếu tố trượt giá. Hiện nay, Bộ Tài chính đã tạm cấp khoảng 600 tỷ cho các bộ, ngành, địa phương.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận