(VTC News) -Cựu quân nhân Malaysia lên tiếng giải thích vì sao không quân Hoàng gia nước này không phản ứng khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của MH370.
Cựu phi công quân sự Andrew Brookes của không quân Hoàng gia Malaysia nói radar của lực lượng này phát hiện dấu hiệu bất thường của chiếc MH370 trước khi nó mất tích. Nhưng quân đội Malaysia đã không hành động, thông tin này chỉ vừa được thừa nhận.
Không quân Malaysia tìm kiếm MH370 |
Andrew Brookes nói kể từ vụ khủng bố bằng máy bay đâm sập tòa tháp đôi New York, Mỹ năm 20011, không quân các nước đã cảnh giác cao độ với những máy bay thay đổi độ cao hoặc đổi lịch trình bất thường.
"Có vài mục tiêu thậm chí còn có thể gây nguy hại hơn là hai tòa tháp Petronas ở thủ đô Kualar Lumpur", Andrew Brookes nói.
Hãng tin BBC đặt vấn đề vì sao không quân Malaysia không hành động, phải chăng điều này cho thấy 'lỗ hổng' nhất định trong năng lực phòng không của nước này.
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein được BBC dẫn lời nói đây là một trường hợp "chưa từng có" và có thể "thay đổi lịch sử hàng không".
Theo Andrew Brookes, radar không quân Malaysia đã phát hiện sự thay đổi độ cao của MH370 và thời điểm chiếc máy bay này quay lại độ cao ban đầu, nhưng không quyết định nào được đưa ra.
Không quân Singapore cũng huy động lực lượng truy tìm MH370 |
Báo cáo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nói đầu tư quân sự những năm qua đã tăng đáng kể khả năng phòng ngự của Malaysia, bao gồm cả lực lượng không quân. Nhưng không quân Malaysia bị cho là vẫn có quy mô nhỏ.
Việc MH370 thản nhiên 'giỡn mặt' radar quân sự Malaysia được cựu quân nhân Andrew Brookes cho rằng năng lực phản ứng của không quân Hoàng gia nước này 'ít nhiều có vấn đề'.
Nhưng lập luận của Andrew Brookes bị Bộ trưởng Giao thông kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Hishammuddin Hussein bác bỏ.
Theo bạn, máy bay Malaysia đang ở đâu?
|
Trong diễn biến khác, Malaysia đã đề nghị các nước nằm trong vùng bay của MH370 kiểm tra radar dân sự, radar quân sự với hy vọng tìm được chiếc MH370 chở theo 239 người đã mất tích từ hôm 8/3.
Nhiều nước đã tham gia tìm kiếm trên Biển Đông từ hôm 8/3 sau khi nhận được đề nghị của Malaysia. Nhưng nước này bị chỉ trích là đã cung cấp thông tin kiểu "nhỏ giọt" và thiếu minh bạch. Cuộc tìm kiếm hơn 1 tuần trên Biển Đông đã không mang lại kết quả nào.
>> Toàn cảnh vụ mất tích của MH370 trên VTC News
Đến tận hôm 15/3, Thủ tướng Malaysia mới thừa nhận thông tin được nhiều hãng thông tấn đặt ra về khả năng MH370 bị bắt cóc chứ không hề rơi xuống Biển Đông như nước này nói trước đó.
Trong khi đó, tờ Telegraph loan tin 4 hoặc 5 người đàn ông Malaysia đã lên kế hoạch bắt cóc một máy bay dân dụng. Thông tin này được một phần tử khủng bố Al Qaeda cung cấp.
Malaysia bị chỉ trích là đã cung cấp thông tin không rõ ràng |
Telegraph cho biết các chuyên gia bảo mật đã nhận định thông tin này là 'đáng tin cậy'. Nguồn tin cho biết đã gặp mặt một số chiến binh thánh chiến của Malaysia - trong đó có 1 phi công - ở Afghansitan và đưa cho họ một quả bom giấu trong giày nhằm kiểm soát máy bay.
Theo bạn, máy bay Malaysia đang ở đâu?
|
An ninh Anh nhận định 'kế hoạch này đã phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị'. Cũng theo tờ báo Anh, khả năng kịch bản 11/9 lặp lại được củng cố sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết hệ thống liên lạc của MH370 đã bị tắt bởi 'một người nào đó trên máy bay'.
Theo Telegraph, có thể kịch bản của vụ không tặc này là nhằm vào tòa tháp đôi Petronas tại Kuala Lumpur, biểu tượng của Malaysia và từng là tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 1998 - 2004.
Phương Mai
Bình luận