Trong ngôn ngữ của người bản địa, những cây này được gọi là Gympie-Gympie và trong tiếng Latinh nó có tên là Dendrocnide moroides.
Cây có lá hình trái tim, chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới phía đông bắc Queensland.
Cây được bao phủ bằng những sợi lông giống như những chiếc kim nhỏ. Giống như cây tầm ma thông thường, những sợi lông này chứa chất độc. Tuy nhiên, loài cây này có thể có thêm chất gì đó truyền nhiều nọc độc hơn.
Các nhà khoa học phát hiện ra loài thực vật nguy hiểm này có thể chích nọc độc vào những người lang thang bất cẩn, giống như chất được tìm thấy trong vết đốt của bọ cạp, nhện và ốc nón.
Họ đã nghiên cứu những sợi lông từ cây, chiết xuất chất từ sợi lông và phân tách chúng thành các phân tử.
Một trong những phân tử được cô lập này gây ra phản ứng đau đáng kể khi được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Sau đó, các nhà khoa học đã phân lập tất cả các gen biểu hiện trong lá Gympie-Gympie để tìm ra gene nào có thể tạo ra độc tố bí ẩn. Họ đã tìm thấy các phân tử có thể tái tạo phản ứng đau ngay cả khi tổng hợp trong phòng thí nghiệm và được thử nghiệm một cách riêng biệt.
Phó giáo sư Irina Vetter, Viện Khoa học Sinh học Phân tử, Đại học Queensland cho biết: “Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loại độc tố thần kinh mới được đặt tên là gympietides”.
“Mặc dù chúng có nguồn gốc từ thực vật, các gympietides tương tự như độc tố của nhện và ốc nón ở cách chúng gấp lại thành cấu trúc phân tử 3D và nhắm mục tiêu vào cùng các thụ thể tế bào gây đau. Điều này được cho là khiến cây Gympie-Gympie thực sự trở thành một loài thực vật có nọc độc”, bà Irina Vetter nói.
Nữ Phó giáo sư cho biết: “Cơn đau kéo dài do cây này gây ra có thể được giải thích là do các gympietides thay đổi vĩnh viễn các kênh natri trong tế bào thần kinh cảm giác, không phải do các sợi lông mịn mắc vào da”.
Bình luận