Đến bây giờ, đã không ai còn dám chê ông Bình là “nghèo kiết xác không đủ tiền mua xị rượu còn nói chuyện trên trời”.
Khi ông nông dân Phạm Hồng Bình (SN 1949, ngụ đường Lê Lơi, Tuy Hòa, Phú Yên) bỗng tuyên bố “xanh rờn” trong một bữa nhậu: “ Tôi sẽ trở thành tỉ phú”, những người chứng kiến đã sằng sặc cười vì nghĩ: “Thằng cha lại “ nổ banh xác”. 50 năm nay làm nghề gì thất bại nghề đó, đến miếng ăn còn không đủ thì nói gì đến tiền tỉ”.
Quá nửa đời đói nghèo
Ông Phạm Hồng Bình |
Mấy chục năm về trước, anh thanh niên Bình mua máy ảnh rồi đi chụp hình dạo. Lang thang khắp các công viên bờ bãi, chùa chiền mong chụp ảnh kiếm tiền, đi nhiều đến nước da rám nắng đen sì, song ông không mồm mép bằng những tay máy chuyên nghiệp khác nên mỗi ngày may ra chỉ kiếm được vài kiểu ảnh. Trả tiền phim, tiền rửa ảnh, cuối cùng lời lãi cũng không là bao, đói vẫn đói.
Nghề nhiếp ảnh không kiếm được cơm, Bình quay sang trồng cây cảnh. Cứ tưởng “ tạng mình hợp với nghề này” nhưng khi vào nghề mới ngộ ra kiếm tiền không dễ. Trồng cây cảnh phải có đất nhưng nhà ở phố nhỏ tí tẹo, buộc phải thuê đất rồi đầu tư cây chậu, kết quả là ôm cục nợ hàng chục tỉ đồng. Cuối cùng cây ra cây nhưng cảnh không thành, đành phải bán đổ tháo, nợ hơn hai cây vàng.
Kiên trì với nghề, anh thanh niên chuyển sang tạo non bộ. Một mình sưu tầm đá san hô, đá núi rồi thuê xe chở về, suốt ngày ngồi đục đẽo. Mệt hết hơi nhưng nghiệp làm ăn với đá không hợp, hàng bán không được, ông vẫn là người vô dụng trước mắt mọi người.
Thất bại này tiếp thất bại kia, nợ chồng nợ. Ông Bình lập luận theo kiểu tự mãn: “ Không phải tôi bất tài mà hầu như ngày đó người ta chơi cây cảnh, non bộ không thịnh như nay nên sản phẩm của tôi không bán được”. Thế rồi ông phải tiếp tục “ ăn bám” vợ con và “uống nhờ’ trà rượu của bạn bè.
Chiều nào ông cũng lang thang khắp các nhà bạn thân, thân hình đã nhỏ nên những ngày đói kém ông càng nhỏ hơn, chỉ còn nặng chưa đầy 37kg, tóc tai dài thượt, khuôn mặt lúc nào cũng đăm đăm buồn “ như mất sổ gạo”. Những lúc bực mình trở chứng, ông càm ràm: “ Đời gì mà nghèo suốt, chắc dễ bị điên”.
Đúng thời điểm đầu sắp vỡ tung vì đói nghèo, ông còn nhớ đó là độ tháng 8/2002, cuộc đời ông chuyển hướng khi bách bộ lang thang trên đường, chân ông đá trúng miếng sọ dừa bên bãi biển.
Đổi đời vì miếng sọ dừa
Ông Bình nhớ lại: “ Khi đó tôi sực nghĩ, cây dừa được con người tận dụng từ thân lá trái vỏ, thế thì cái sọ dừa kia sao không lấy luôn mà bỏ lăn lóc khắp các nẻo đường”.
Có ý tưởng rồi nhưng biến ý tưởng thành hiện thực còn là quãng đường xa. Hết lật ngang cưa dọc, đập vỡ từng mảnh nhỏ, ngồi đục đẽo, dán ghép, khí bực mình thì đá lăn lóc nhưng rồi ông cũng kiên trì ngồi càh đánh bóng theo mô hình mình tự thiết kế. Ai khen, ai chê thì cứ mặc kệ, lúc nào ông cũng nghĩ tới gáo dừa, cả những lúc ăn cơm, tiếp khách.
Những sản phẩm mĩ nghệ bằng gáo dừa đầu tiên như lục bình, đèn ngủ thực ra cũng đã cứu nghèo đôi chút, dù vợ con ông càm ràm cả ngày: “ Ai ham mấy cái đồ quê này, mất công suốt ngày phủi bụi”.
Một năm sau đó, “ lão khùng” vay tiền bày biện thành lập Doanh nghiệp tư nhân có cái tên chẳng giống ai “ BÌNH S.V.C” cũng chuyên kinh doanh mặt hàng “ không ai giống”. Đã nghèo bây giờ lại mang nợ, mà nợ cả trăm triệu chứ có phải chơi? May mắn vì “ trời thương”, những bình cắm hoa, bình trang trí, tranh phong cảnh, tranh thư pháp, con giống, đồ lưu niệm, các loại bàn, đèn…làm từ sọ dừa đã bắt đầu được đón nhận và “ không còn phải lo cảnh ăn bữa trưa, lo bữa tối”.
Máu kinh doanh không dừng. Ông nghĩ: “ Tất cả mọi thứ trên đời đều khác nhau, hàng hóa cũng vậy, cần nhỏ thì sẽ cũng cần to, có gần thì phải có xa, cũng như dài ngắn, xấu đẹp…”. Thế là ông tiếp tục cho vợ con và mọi người một lân nữa thót tim vì chuẩn bị làm sản phẩm “lạ”. Ý tưởng làm một tác phẩm đạt kỉ lục Việt Nam bằng vỏ gáo dừa từ đấy được hình thành.
Kỉ lục thứ nhất chầm chậm ra đời cuối năm 2004 với chiếc bình có tên gọi Huyền sử đền Hùng. Đẹp, lạ, độc đáo là tiêu chí sản phẩm. Tháng 2/2005 sản phẩm này được công nhận là kỉ lục Việt Nam. Ông bán chiếc bình làm bằng sọ dừa này được 500 triệu đồng, hả bụng dạ, ăn uống ngủ được nên trọng lượng ông phục hồi ngưỡng 40kg. Hiện nay chiếc bình này được đặt trân trọng tại Bảo tang Lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh.
Sau tác phẩm trên, Bình “ dở hơi” tiếp tục cho kỉ lục thứ hai ra đời: Chiếc đèn bàn có tên Nguồn sáng Việt tiếp tục được công nhận kỉ lục là chiếc đèn bàn bằng gáo dừa lớn nhất Việt Nam. Một năm sau đó, tác phẩm thứ ba có tên Biển gọi – Con chim yến bằng gáo dừa lớn nhất Việt Nam lại đạt kỉ lục.
Hỏi về niềm vui trong thời gian này ông Bình tâm sự: “ Tôi làm kỉ lục không phải để chơi trội, chỉ mong muốn trước tiên là…kiếm ăn, sau đó đưa sản phẩm mĩ nghệ dừa Phú Yên bán được trên thương trường”. Từ kỉ lục thứ ba, ông Bình không làm kỉ lục nữa, ông lí giải: “ Không mỏi mệt nhưng chừng đó cũng đủ sống tạm tạm rồi”.
Hỏi về niềm vui trong thời gian này ông Bình tâm sự: “ Tôi làm kỉ lục không phải để chơi trội, chỉ mong muốn trước tiên là…kiếm ăn, sau đó đưa sản phẩm mĩ nghệ dừa Phú Yên bán được trên thương trường”. Từ kỉ lục thứ ba, ông Bình không làm kỉ lục nữa, ông lí giải: “ Không mỏi mệt nhưng chừng đó cũng đủ sống tạm tạm rồi”.
“ Lão khùng” này âm thầm suốt một thời gian dài rồi làm bạn bè kinh hãi khi công bố ý tưởng mới: Đóng một chiếc du thuyền bằng chất kiệu gáo dừa. Thuyền có hình dáng một con chim Lạc, dài 25m, rộng 5m, cao 6.5m, chứa được đến 100 người khi chạy và 120 người lúc dừng đậu, được đóng chủ yếu bằng composite sợi thủy tinh và nhựa tổng hợp, nội thất hoàn toàn bằng chất liệu gáo dừa. Thế là ông Bình lain làm một kỉ lục nữa ở Việt Nam. Đây cũng là cách thực hiện ước muốn làm du lịch “ không đụng hàng” của ông.
Đến bây giờ, đã không ai còn dám chê ông Bình là “nghèo kiết xác không đủ tiền mua xị rượu còn nói chuyện trên trời”. Để thực hiện chiếc du thuyền lại này, “ lão khùng” ngày nào đã phải chi ra đến cả 10 tỉ, thuê những chuyên gia để thể hiện các ý tưởng về con tàu, cả trăm nhân công tỉ mẩn dùng hàng triệu mẩu gáo dừa đã được cắt nhỏ như móng tay, que diêm…để thể hiện sự độc đáo của nét đẹp và công dụng bất ngờ của gáo dừa.
Ông Bình cười nhớ lại quá khứ xa xưa: “Thì ra làm gì cũng cứ phải tìm kiếm rồi sẽ làm được, nghèo đói nếu biết cố gắng thì sẽ vượt qua. Ngày đó sau khi “ nổ banh xác” sẽ thành tỉ phú, nếu tôi không đi lang thang tìm kiếm rồi đá phải cái sọ dừa thì chắc đã lao đầu xuống biển mà chết”.
Ông Bình cười nhớ lại quá khứ xa xưa: “Thì ra làm gì cũng cứ phải tìm kiếm rồi sẽ làm được, nghèo đói nếu biết cố gắng thì sẽ vượt qua. Ngày đó sau khi “ nổ banh xác” sẽ thành tỉ phú, nếu tôi không đi lang thang tìm kiếm rồi đá phải cái sọ dừa thì chắc đã lao đầu xuống biển mà chết”.
Đào Tân Trực/ Pháp luật và Thời đại
Bình luận