• Zalo

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Tổng hợpThứ Sáu, 10/07/2015 09:26:00 +07:00Google News

Các chuyên gia khuyên, khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.

(VTC News) - Các chuyên gia khuyên, khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa.

Các chuyên gia, khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. 

Cần lưu ý, những lúc trẻ bị nôn và cả lúc đang ngủ. Bởi ở nhiều em bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt, và nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Bù lượng nước, chất điện giải bị mất cùng với những thay đổi thích hợp trong chế độ ăn sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ. 

 

Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cần pha oresol theo đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. 

Nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút. Nếu uống oresol theo nguyên tắc ít một nhưng mỗi lần uống bé vẫn bị nôn, đi ngoài quá nhiều thì hãy nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm tiêu chảy càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, đau bụng vô cùng khó chịu. Mọi thuốc cầm tiêu chảy phải có chỉ định bác sĩ.

Nguyên nhân

Cùng một liều lượng của yếu tố gây độc, trẻ thường bị nặng hơn người lớn do kháng thể của trẻ yếu hơn nên hậu quả của ngộ độc thường rất nặng nề. Nguy cơ đứng đầu gây ngộ độc trẻ em tại cộng đồng là ngộ độc thực phẩm (do thực phẩm nhiễm vi sinh vật, do sử dụng phẩm màu, hoặc hoá chất trong quá trình sản xuất, chế biến hay bảo quản thực phẩm). Rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trường học được phát hiện có nguyên nhân do thức ăn nhiễm tụ cầu vàng.

Làm sao phòng tránh?

Để tránh cho trẻ không bị ngộ độc thực phẩm, tốt nhất là bảo đảm ăn chín, uống sôi. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn cũ trước khi ăn. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn.

Nguồn:  SKĐS
Bình luận
vtcnews.vn