• Zalo

Lá bàng có tác dụng gì?

Tư vấnThứ Bảy, 13/05/2023 00:15:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Khoảng thời gian dài lá bàng gây sốt khi được rao bán trên mạng và không ít người tìm mua, vậy lá bàng có tác dụng gì?

Bạn thắc mắc không biết lá bàng có tác dụng gì? Hãy cùng xem giải đáp trong bài viết dưới đây.

Lá bàng có tác dụng gì?

Ngoài việc được trồng để lấy bóng mát ở trường học và ven đường, cây bàng còn được Đông y xem là loại thảo dược. Đông y dùng lá bàng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như chữa sốt, trị ghẻ, mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, tê nhức chân tay.

Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng lá bàng chứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol,... Các chất này giúp giảm viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành. Đặc biệt, hoạt chất Tanin của lá bàng được tận dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da.

Chính vì những thành phần có lợi này mà người bệnh có thể dùng lá bàng để đắp ngoài da, hoặc nấu nước tắm hàng ngày.

Khi dùng lá bàng chữa bệnh sẽ giúp sát khuẩn vị trí da bị tổn thương, tăng cường tốc độ phục hồi của da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, bệnh nổi mề đay, nổi mụn,... Đồng thời, các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da cũng giảm bớt sau một thời gian áp dụng

Ngoài ra, thành phần của lá bàng chứa nhiều các kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên cực kỳ mạnh mẽ. Vì thế rất hiệu quả trong việc điều trị cảm sốt, nhiệt miệng, bị trĩ, đau dạ dày.

Lá bàng có tác dụng gì? - 1

Lá bàng có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người

Dưới đây là một số bài thuốc từ lá bàng

- Chữa sâu răng, viêm nướu: Vỏ cây bàng hoặc búp bàng non rửa sạch, cho vào nồi, sắc thật đặc cùng với nước. Dùng nước thuốc vừa sắc ngậm 2 lần mỗi ngày, tình trạng sâu răng, viêm nướu sẽ được cải thiện đáng kể.

- Chữa nhiệt miệng, loét miệng: Dùng lá bàng non nấu với nước cô đặc. Sau đó dùng nước này để ngậm, áp dụng thường xuyên thì tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

- Trị ghẻ và mụn nhọt: Hái búp và lá bàng non rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi cùng với nước, để nguội rồi ngâm vết thương vào trong nước thuốc khoảng 20 phút.

Trường hợp vết thương nằm ở những vị trí không thể ngâm được thì dùng búp bàng non giã nát, đắp lên vết thương mỗi ngày.

- Chữa viêm loét dạ dày: Lá bàng non rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, chắt lấy nước thuốc vừa thu được để uống mỗi ngày.

- Chữa viêm họng: 7 – 10 lá bàng non hoặc búp bàng non rửa sạch, một ít muối hạt. Dùng khoảng 250ml nước, ít muối hạt và lá bàng cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn sau đó lọc nước để uống hàng ngày.

- Chữa bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến của phụ nữ: 10 búp bàng hoặc 10 lá bàng non rửa sạch, đun sôi cùng với 1 lít nước và 2 thìa muối hạt. Để nguội rồi dùng bơm tiêm, bơm thẳng vào trong âm đạo mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 3 – 4cc.

- Trị ngứa khi lên da non: Dùng lá bàng non để đun nước và rửa vết thương.

Lưu ý khi sử dụng lá bàng

Các chuyên gia khuyên rằng, việc sử dụng lá bàng còn tùy thuộc vào phần lớn cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy trước khi sử dụng, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bệnh thêm trầm trọng.

Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng các phương thuốc liên quan đến lá bàng gặp các vấn đề nghiêm trọng, người dùng nên dừng lại và gặp bác sĩ để kiểm tra.

Thanh Thanh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp