• Zalo

Kỳ lạ gốc thị 'cổ đại', khổng lồ ở Nghệ An

Thời sựChủ Nhật, 02/11/2014 01:00:00 +07:00Google News

Những giếng đá, gốc thị sừng sững sần sùi là vết tích ít ỏi nhắc nhở người ta về một mảnh đất thiêng có lịch sử từ hơn hàng nghìn năm trước.

Những giếng đá, gốc thị sừng sững sần sùi là vết tích ít ỏi nhắc nhở người ta về một mảnh đất thiêng có lịch sử từ hơn hàng nghìn năm trước.

Từ xa xưa người ta vẫn nói đến xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An như là mảnh đất của 99 cây thị cổ và hàng trăm giếng nước với tuổi đời nghìn năm tuổi. Đây là một vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ rất lâu đời. Bằng chứng là các di chỉ cồn sò, điệp thuộc loại hình văn hoá thời sơ khai còn tìm thấy ở mảnh đất này.

Cùng với niên đại văn hoá Quỳnh Văn, làng Quỳnh Hoa ngày nay được xác định là ít nhất ở thời kỳ đồ đá, tức là cách ngày nay khoảng 6000 năm. Hiện nay, 99 cây thị cổ thụ trong sử sách chỉ còn lại 2. Sự biến mất của rất nhiều gốc thị cổ phần do thiên tai, do thời gian nhưng phần chính là do con người tàn phá. Gốc thị ở xóm 4 nằm lừng lững ven đường, đường kính thân cây thị này khoảng 2m, cao trên 10m, tán lá rộng phủ rợp cả một diện tích gần 200m2.
giếng đá, cây thị, đất thiêng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Quỳnh Hoa vốn là đất trồng nhiều thị. Nhưng điều đặc biệt là những cây mới trồng dù tươi tốt đến mấy vẫn không nhiều quả, quả không ngọt, không thơm bằng quả của những cây thị cổ. 

Anh Võ Văn Tá- người được UBND xã giao cho nhiệm vụ trông coi, chăm sóc cây thị cho biết, từ khi anh sinh ra đã thấy cây thị to lớn này mọc ngay giữa làng (nằm trong phần đất của gia đình). Trải qua nhiều năm tháng, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, bom đạn của giặc thù dội xuống nhưng đến nay cây thị vẫn cứ xanh tốt, quả lại ra rất nhiều.
giếng đá, cây thị, đất thiêng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Gốc cây sần sùi tạo nhiều hình dáng kỳ dị 

Theo anh Tá, cứ đến rằm tháng bảy thì anh bắt đầu hái quả. Quả thị có kích thước to bằng cái bát cơm, có mùi rất thơm. Cùng với hai gốc thị thì ở đây còn lưu dấu tích bằng nhiều cái giếng cổ. Trước kia, địa bàn phân bố các giếng cổ ở Quỳnh Hoa rất rộng, tập trung nhiều nhất là ở hai thôn Phú Mỹ và Hữu Vịnh.
giếng đá, cây thị, đất thiêng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
 
giếng đá, cây thị, đất thiêng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Nước giếng vừa trong vừa ngọt 

Hai thôn này đã có 100 giếng, được đào theo sơ đồ có ý thức cắt ngang trục đường chính giữa làng, có chừng 20 hàng, hàng nọ cách hàng kia chừng 120 mét và mỗi hàng như vậy có khoảng 5 giếng. Các giếng được xây bằng đá vôi lấy từ các khối đá vôi tự nhiên ở Lèn Đồng, đoạn dưới đáy cao 1 mét được ghép bằng lõi gỗ tốt, chịu nước, không mục, càng ngấm nước càng bền.

Mỗi cái giếng đều mang một cái tên như: giếng Am, Nghè, Thuyền, Thơi, Rải, Mặn, Giữa, Ngọ, Mặn… Điều đặc biệt là các giếng đào ở đây dù sâu chỉ 3 – 4m nhưng nước không bao giờ cạn, kể cả những năm hạn hán gay gắt. Giếng Nghè là giếng cổ nằm bên cạnh đền Cửa Gan có nước ngon nổi tiếng nhất xã Quỳnh Hoa, mực nước trong giếng bao giờ cũng cao hơn mặt ruộng.

Theo sử sách, giếng cổ được đào từ thời kỳ đô hộ của người Trung Hoa. Cho đến nay, vẫn còn 13 cái giếng nước đang được sử dụng dù người dân đã ít dùng nước giếng hơn.

Đứng bên giếng Viết, nằm bên vệ đường ở xóm 4, ông Võ Công Hỡi, người làng Quỳnh Hoa cho biết: “Các giếng ở đây được xây bằng đá vôi, loại đá bản địa, đoạn dưới đáy được ghép bằng gỗ lọi. Điều kỳ diệu là loại gỗ này ngâm dưới nước hàng trăm năm mà không vấn đề gì, càng ngấm nước càng bền. Điều đặc biệt là các giếng này không bao giờ cạn nước, kể cả những năm nắng hạn gay gắt”.

Thật kỳ lạ nếu biết rằng Quỳnh Hoa nằm trên địa hình đá cao. Không biết rồi mai đây Quỳnh Hoa có còn là “vùng đất cổ” khi những di sản văn hóa nơi đây biến mất dần và chỉ còn trong lời kể. 

Theo GĐXH

Bình luận
vtcnews.vn