Giữa trung tâm thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), 3 chị em bà Phan Thị Vận (SN 1954), Phan Thị Vân (SN 1959) và Phan Thị Tam (SN 1961, cùng ngụ tổ dân phố Thuận Hồng, phường Đức Thuận) bao năm nay vẫn thắp đèn dầu sống tách biệt như ở một thế giới khác.
3 chị em khắc khổ
Nơi ở của họ lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng xung quanh, vây quanh là cây cối rậm rạp um tùm. Cổng vào nhà cũng chỉ là lối đi tắt ngang một bụi cây rào. Khách phải để xe ngoài đường và nhảy qua những cọc rào lởm chởm.
Thấy người lạ, bà Tam - em út - vội trốn vào trong nhà. Bà Vận chị cả lò dò bước ra tiếp đón. Gầy gò, già nua hơn tuổi 61, bà chỉ cao khoảng 1m, nặng chưa đầy 30kg. Khuôn mặt nhăn nheo khắc khổ, hai bàn tay sạm đen xương xẩu.
Bên trong ngôi nhà hoang tàn, mạng nhện giăng khắp nơi. Không bàn ghế, không vật dụng giá trị, không điện. Nền nhà ngổn ngang chăn chiếu, lăn lóc xô chậu. Để có ánh sáng sinh hoạt vào buổi tối, chị em bà Vận phải dùng đèn dầu. Không nhà vệ sinh, mỗi khi “có nhu cầu”, chị em bà lại ra vườn đào một hố nhỏ thay “nhà vệ sinh”.
Mặc dù ở ngay giữa khu dân cư đông nhưng cả 3 người phụ nữ này đều không qua lại tiếp xúc với bất kì ai. Hàng xóm thấy cuộc sống kì dị của họ cũng ngại ngần không dám ghé chơi.
Một người hàng xóm cho biết: “Khi còn sống, bố mẹ bà Vận còn qua lại với mọi người. Không hiểu sao sau khi bố mẹ qua đời, 3 chị em họ bắt đầu sống biệt lập như vậy. Một số người đến thăm bị các bà chửi mắng nên dần dần ngại không dám đến. Họ hàng cũng ít khi qua lại”.
Kể về hoàn cảnh gia đình mình, bà Vận rơm rớm nước mắt. Cha bà là cụ Phan Văn Trà từng làm Chủ tịch UBND xã Đức Thuận (nay là phường Đức Thuận), tiền lương không đủ nuôi vợ con. Ông phải nhận thêm ruộng về cày cấy.
Gia đình bà vốn có sáu anh chị em, 3 trai, 3 gái, nhưng do bệnh tật và nghèo đói, lần lượt hai người anh và cậu em út qua đời khi còn nhỏ. Người em gái kế bà Vận bị ngã gãy chân từ khi học lớp bốn, không được chạy chữa cẩn thận nên nằm liệt giường đến nay.
Năm 1974, bà Vận xin phép bố mẹ đi thanh niên xung phong ở Quảng Bình. Thời ở chiến trường, bà đem lòng yêu thương một chàng trai. Sau đám cưới năm 1980, bà Vận về quê chồng sinh sống.
Hạnh phúc ngắn ngủi khi gần một năm sau bà bỗng phát bệnh lạ, bụng chướng to, người gầy gò, xanh xao, chữa mãi không khỏi. Cuối cùng bà buộc phải chia tay chồng để về quê Hà Tĩnh chữa trị.
“Nhà chồng tôi hồi đó cũng nghèo lắm, lại ở vùng rừng núi Quảng Bình nên không có thuốc thang như bây giờ. Phần vì không muốn là gánh nặng của gia đình chồng, phần vì muốn được nhìn mặt bố mẹ lần cuối nên tôi quyết định chia tay ông ấy về quê hương. Trước lúc đi, tôi đã dặn ông ấy đi tìm người phụ nữ khác vì chắc tôi không thể sống nổi”.
Năm 1982, sau một thời gian điều trị tại quê nhà, bà khỏi bệnh, định quay lại quê chồng nhưng gia đình bất ngờ gặp tai họa. Người cha trong một lần đi làm ruộng vấp phải răng bừa rồi qua đời do vết thương nhiễm trùng.
Mẹ bà không lâu sau cũng qua đời, chỉ còn lại 3 chị em. Đau thương nối tiếp, năm 1985, cô em út đi gánh nước bị ngã gãy một chân, quá trình chữa trị biến chứng thành dị tật nên đi lại khó khăn.
Từ đó một mình bà Vận chăm sóc hai em tàn tật. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào hai sào ruộng khoán ít ỏi không đủ ăn, cái đói, cái nghèo cứ thế bủa vây. Nhiều lần bà Vận muốn đi tìm chồng nhưng đành dứt tình riêng ở lại lo cho hai em.
“Các em gái của tôi đều tật nguyền không lao động được. Trong nhà chỉ còn tôi mạnh khỏe, tôi mà đi luôn thì họ biết bấu víu vào ai. Từ đó đến nay, 3 chị em chúng tôi rau cháo nuôi nhau qua ngày đoạn tháng”.
Ăn rau quen, ăn thịt đau bụng
Gần 40 năm qua, hai người em chỉ quanh quẩn trong nhà, một mình bà Vận gánh nỗi lo cơm áo cho 3 chị em. Năm 2004, trước tình cảnh éo le của 3 người phụ nữ này, UBND xã Đức Thuận đã hỗ trợ xây một căn nhà tình thương để chị em họ có nơi ăn chốn ở và làm chế độ hỗ trợ người tàn tật cho họ.
Mỗi tháng, bà Tam em út nhận 360 nghìn đồng. Bà Vân tàn tật nặng hơn nhận 400 nghìn đồng. Còn bà Vận nuôi hai em được 180 nghìn đồng. Chưa đầy một triệu, nhưng cũng giúp các bà có thêm đồng mua mớ rau, cân gạo.
Thiếu thốn đủ bề, bệnh tật hành hạ, 3 người đàn bà, ai cũng gầy, hốc hác.
Nhất là bà Vân do nằm lâu một chỗ nên chân tay chỉ còn da bọc xương, khẳng khiu như những que củi khô. Người lành lặn nhất trong nhà là bà Vận nhưng do tuổi cao sức yếu thêm bệnh đau lưng nên nhiều năm qua, bà không thể làm được việc đồng áng.
Hai sào ruộng bỏ hoang. Cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp tàn tật hàng tháng.
Bà Vận chỉ ra khỏi nhà mỗi khi lên rừng kiếm củi, nhân tiện tạt qua chợ mua mớ rau, quả cà về nấu ăn. Có những tháng mưa dầm, củi không lấy được, 3 chị em bà Vận chỉ lủi thủi trong nhà ăn cơm nước mắm qua bữa.
Bà tâm sự, ăn toàn rau và nước mắm lâu rồi cũng quen, giờ ăn cá, thịt không quen lại đau bụng. “Tôi từng đi thanh niên xung phong nhưng do giấy tờ mất hết nên không được hưởng chế độ gì. Hiện tôi chỉ mong 3 chị em có đủ gạo sống qua ngày. Bản thân và hai em gái không bị ốm đau bệnh tật”, bà nói.
Nguồn: Phương Thảo (Pháp luật VN)
3 chị em khắc khổ
Nơi ở của họ lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng xung quanh, vây quanh là cây cối rậm rạp um tùm. Cổng vào nhà cũng chỉ là lối đi tắt ngang một bụi cây rào. Khách phải để xe ngoài đường và nhảy qua những cọc rào lởm chởm.
Thấy người lạ, bà Tam - em út - vội trốn vào trong nhà. Bà Vận chị cả lò dò bước ra tiếp đón. Gầy gò, già nua hơn tuổi 61, bà chỉ cao khoảng 1m, nặng chưa đầy 30kg. Khuôn mặt nhăn nheo khắc khổ, hai bàn tay sạm đen xương xẩu.
Chị em bà Vận nhiều năm sống tách biệt với mọi người |
Bên trong ngôi nhà hoang tàn, mạng nhện giăng khắp nơi. Không bàn ghế, không vật dụng giá trị, không điện. Nền nhà ngổn ngang chăn chiếu, lăn lóc xô chậu. Để có ánh sáng sinh hoạt vào buổi tối, chị em bà Vận phải dùng đèn dầu. Không nhà vệ sinh, mỗi khi “có nhu cầu”, chị em bà lại ra vườn đào một hố nhỏ thay “nhà vệ sinh”.
Mặc dù ở ngay giữa khu dân cư đông nhưng cả 3 người phụ nữ này đều không qua lại tiếp xúc với bất kì ai. Hàng xóm thấy cuộc sống kì dị của họ cũng ngại ngần không dám ghé chơi.
Một người hàng xóm cho biết: “Khi còn sống, bố mẹ bà Vận còn qua lại với mọi người. Không hiểu sao sau khi bố mẹ qua đời, 3 chị em họ bắt đầu sống biệt lập như vậy. Một số người đến thăm bị các bà chửi mắng nên dần dần ngại không dám đến. Họ hàng cũng ít khi qua lại”.
Quanh nhà là cây cối um tùm |
Kể về hoàn cảnh gia đình mình, bà Vận rơm rớm nước mắt. Cha bà là cụ Phan Văn Trà từng làm Chủ tịch UBND xã Đức Thuận (nay là phường Đức Thuận), tiền lương không đủ nuôi vợ con. Ông phải nhận thêm ruộng về cày cấy.
Gia đình bà vốn có sáu anh chị em, 3 trai, 3 gái, nhưng do bệnh tật và nghèo đói, lần lượt hai người anh và cậu em út qua đời khi còn nhỏ. Người em gái kế bà Vận bị ngã gãy chân từ khi học lớp bốn, không được chạy chữa cẩn thận nên nằm liệt giường đến nay.
Năm 1974, bà Vận xin phép bố mẹ đi thanh niên xung phong ở Quảng Bình. Thời ở chiến trường, bà đem lòng yêu thương một chàng trai. Sau đám cưới năm 1980, bà Vận về quê chồng sinh sống.
Hạnh phúc ngắn ngủi khi gần một năm sau bà bỗng phát bệnh lạ, bụng chướng to, người gầy gò, xanh xao, chữa mãi không khỏi. Cuối cùng bà buộc phải chia tay chồng để về quê Hà Tĩnh chữa trị.
Bà Vân nằm liệt giường phụ thuộc hoàn toàn vào chị |
“Nhà chồng tôi hồi đó cũng nghèo lắm, lại ở vùng rừng núi Quảng Bình nên không có thuốc thang như bây giờ. Phần vì không muốn là gánh nặng của gia đình chồng, phần vì muốn được nhìn mặt bố mẹ lần cuối nên tôi quyết định chia tay ông ấy về quê hương. Trước lúc đi, tôi đã dặn ông ấy đi tìm người phụ nữ khác vì chắc tôi không thể sống nổi”.
Năm 1982, sau một thời gian điều trị tại quê nhà, bà khỏi bệnh, định quay lại quê chồng nhưng gia đình bất ngờ gặp tai họa. Người cha trong một lần đi làm ruộng vấp phải răng bừa rồi qua đời do vết thương nhiễm trùng.
Mẹ bà không lâu sau cũng qua đời, chỉ còn lại 3 chị em. Đau thương nối tiếp, năm 1985, cô em út đi gánh nước bị ngã gãy một chân, quá trình chữa trị biến chứng thành dị tật nên đi lại khó khăn.
Từ đó một mình bà Vận chăm sóc hai em tàn tật. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào hai sào ruộng khoán ít ỏi không đủ ăn, cái đói, cái nghèo cứ thế bủa vây. Nhiều lần bà Vận muốn đi tìm chồng nhưng đành dứt tình riêng ở lại lo cho hai em.
“Các em gái của tôi đều tật nguyền không lao động được. Trong nhà chỉ còn tôi mạnh khỏe, tôi mà đi luôn thì họ biết bấu víu vào ai. Từ đó đến nay, 3 chị em chúng tôi rau cháo nuôi nhau qua ngày đoạn tháng”.
Ăn rau quen, ăn thịt đau bụng
Gần 40 năm qua, hai người em chỉ quanh quẩn trong nhà, một mình bà Vận gánh nỗi lo cơm áo cho 3 chị em. Năm 2004, trước tình cảnh éo le của 3 người phụ nữ này, UBND xã Đức Thuận đã hỗ trợ xây một căn nhà tình thương để chị em họ có nơi ăn chốn ở và làm chế độ hỗ trợ người tàn tật cho họ.
Mỗi tháng, bà Tam em út nhận 360 nghìn đồng. Bà Vân tàn tật nặng hơn nhận 400 nghìn đồng. Còn bà Vận nuôi hai em được 180 nghìn đồng. Chưa đầy một triệu, nhưng cũng giúp các bà có thêm đồng mua mớ rau, cân gạo.
Thiếu thốn đủ bề, bệnh tật hành hạ, 3 người đàn bà, ai cũng gầy, hốc hác.
Ngôi nhà tình thương do chính quyền xã xây dựng từ năm 2004 |
Nhất là bà Vân do nằm lâu một chỗ nên chân tay chỉ còn da bọc xương, khẳng khiu như những que củi khô. Người lành lặn nhất trong nhà là bà Vận nhưng do tuổi cao sức yếu thêm bệnh đau lưng nên nhiều năm qua, bà không thể làm được việc đồng áng.
Hai sào ruộng bỏ hoang. Cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp tàn tật hàng tháng.
Bà Vận chỉ ra khỏi nhà mỗi khi lên rừng kiếm củi, nhân tiện tạt qua chợ mua mớ rau, quả cà về nấu ăn. Có những tháng mưa dầm, củi không lấy được, 3 chị em bà Vận chỉ lủi thủi trong nhà ăn cơm nước mắm qua bữa.
Bà tâm sự, ăn toàn rau và nước mắm lâu rồi cũng quen, giờ ăn cá, thịt không quen lại đau bụng. “Tôi từng đi thanh niên xung phong nhưng do giấy tờ mất hết nên không được hưởng chế độ gì. Hiện tôi chỉ mong 3 chị em có đủ gạo sống qua ngày. Bản thân và hai em gái không bị ốm đau bệnh tật”, bà nói.
Nguồn: Phương Thảo (Pháp luật VN)
Bình luận