(VTC News) – Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ kéo dài kỷ lục là 44 ngày (21/10/2013 – 3/12/2013) với nhiều nội dung quan trọng.
Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến 11 dự án Luật, trong đó có Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Đầu tư công, Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam...
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp cuối năm, Quốc hội sẽ phải tập trung quyết định các vấn đề quan trọng, như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Văn phòng Quốc hội dự kiến dành 4 ngày để Quốc hội xem xét, thông qua về nội dung quan trọng này, trong đó có 2 ngày thảo luận ở hội trường và nửa ngày xem xét, thông qua.
Thời gian chất vấn cũng sẽ được tăng thêm nửa buổi so với các kỳ họp trước đó, có nghĩa dành 3 ngày cho hoạt động này.
Dự kiến sẽ thêm nửa ngày để Quốc hội nghe và trao đổi về các báo cáo của một số Bộ trưởng, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại 3 kỳ họp trước đó.
Quốc hội cũng sẽ thảo luận về kết quả thực hiện Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan; xem xét các báo cáo về việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Việc tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cũng sẽ được bàn bạc kỹ. Các ý kiến đánh giá, khảo sát thu được sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng mô hình chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng vùng miền trong tương lai.
Theo trình bày của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/9, tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 9 dự án Luật, trong đó, đáng chú ý có Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ kéo dài 44 ngày. |
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp cuối năm, Quốc hội sẽ phải tập trung quyết định các vấn đề quan trọng, như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Văn phòng Quốc hội dự kiến dành 4 ngày để Quốc hội xem xét, thông qua về nội dung quan trọng này, trong đó có 2 ngày thảo luận ở hội trường và nửa ngày xem xét, thông qua.
Thời gian chất vấn cũng sẽ được tăng thêm nửa buổi so với các kỳ họp trước đó, có nghĩa dành 3 ngày cho hoạt động này.
Dự kiến sẽ thêm nửa ngày để Quốc hội nghe và trao đổi về các báo cáo của một số Bộ trưởng, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại 3 kỳ họp trước đó.
Quốc hội cũng sẽ thảo luận về kết quả thực hiện Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan; xem xét các báo cáo về việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Việc tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cũng sẽ được bàn bạc kỹ. Các ý kiến đánh giá, khảo sát thu được sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng mô hình chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng vùng miền trong tương lai.
Bình luận