• Zalo

Kỳ dị loài lợn vòi đến từ thời cổ đại

Phóng sự - Khám pháThứ Hai, 21/04/2014 08:19:00 +07:00Google News

(VTC News) - Loài lợn có vòi này có chiều dài tới 2m, cao 1m, nặng tới 300kg, thậm chí là 500kg. (Phong Thủy)

Ở Malaysia, có một loài lợn khá kỳ dị, có cái vòi ngắn như thể vòi voi. Chúng được gọi là lợn vòi.

Ở Malaysia, có một loài lợn khá kỳ dị, có cái vòi ngắn như thể vòi voi. Chúng được gọi là lợn vòi.

Lợn vòi thuộc họ Tapiridae, chi duy nhất Tapirus. Chúng là một nhóm gồm 4 loài, kích thước lớn, có hình dáng như lợn, nhưng lại có vòi.

Lợn vòi thuộc họ Tapiridae, chi duy nhất Tapirus. Chúng là một nhóm gồm 4 loài, kích thước lớn, có hình dáng như lợn, nhưng lại có vòi.

Chúng sống phổ biến ở Malaysia. Một số loài lợn vòi khác cũng có mặt ở các khu vực rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, Trung Mỹ.

Chúng sống phổ biến ở Malaysia. Một số loài lợn vòi khác cũng có mặt ở các khu vực rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, Trung Mỹ.

Trên khắp thế giới có tất cả bốn loài heo vòi, đều được ghi trong sách đỏ, xếp ở mức độ nguy cấp.

Trên khắp thế giới có tất cả bốn loài heo vòi, đều được ghi trong sách đỏ, xếp ở mức độ nguy cấp.

Họ hàng gần của chúng là các động vật móng guốc ngón lẻ khác như các loài ngựa hay tê giác.

Họ hàng gần của chúng là các động vật móng guốc ngón lẻ khác như các loài ngựa hay tê giác.

Lợn vòi được coi là loài vật cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch lợn vòi từ 55 triệu năm trước. Suốt 55 triệu năm qua, chúng gần như không có sự thay đổi về hình dáng.

Lợn vòi được coi là loài vật cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch lợn vòi từ 55 triệu năm trước. Suốt 55 triệu năm qua, chúng gần như không có sự thay đổi về hình dáng.

Các động vật guốc lẻ, bao gồm cả các loài dạng heo vòi, đã trở thành nhóm thống trị trong số các động vật sống trên đất liền ăn lá cây trong suốt thế Oligocen.

Các động vật guốc lẻ, bao gồm cả các loài dạng heo vòi, đã trở thành nhóm thống trị trong số các động vật sống trên đất liền ăn lá cây trong suốt thế Oligocen.

Người ta tin rằng các loài lợn vòi châu Á và châu Mỹ đã phân nhánh vào khoảng 20 tới 30 triệu năm trước và các loài heo vòi châu Mỹ đã di chuyển từ Bắc Mỹ tới Trung và Nam Mỹ vào khoảng 3 triệu năm trước.

Người ta tin rằng các loài lợn vòi châu Á và châu Mỹ đã phân nhánh vào khoảng 20 tới 30 triệu năm trước và các loài heo vòi châu Mỹ đã di chuyển từ Bắc Mỹ tới Trung và Nam Mỹ vào khoảng 3 triệu năm trước.

Lợn vòi là loài rất lớn trong họ nhà lợn. Chúng có chiều dài tới 2m, cao 1m, nặng tới 300kg, thậm chí là 500kg.

Lợn vòi là loài rất lớn trong họ nhà lợn. Chúng có chiều dài tới 2m, cao 1m, nặng tới 300kg, thậm chí là 500kg.

Vòi của lợn vòi là một cấu trúc có độ mềm dẻo cao, có thể chuyển động theo tất cả các hướng, cho phép chúng có thể lấy lá ở các vị trí khó khăn.

Vòi của lợn vòi là một cấu trúc có độ mềm dẻo cao, có thể chuyển động theo tất cả các hướng, cho phép chúng có thể lấy lá ở các vị trí khó khăn.

Chiều dài của vòi thay đổi tùy theo loài. Lợn vòi Mã Lai có vòi dài nhất và lợn vòi Brasil có vòi ngắn nhất.

Chiều dài của vòi thay đổi tùy theo loài. Lợn vòi Mã Lai có vòi dài nhất và lợn vòi Brasil có vòi ngắn nhất.

Mặc dù thì giác của lợn vòi rất kém, thậm chí mù lòa khi ra ánh nắng nhiều, tuy nhiên, thính giác và khứu giác phát triển mạnh.

Mặc dù thì giác của lợn vòi rất kém, thậm chí mù lòa khi ra ánh nắng nhiều, tuy nhiên, thính giác và khứu giác phát triển mạnh.

Lợn vòi đạt độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục vào khoảng 3-5 tuổi. Lợn vòi cái khỏe mạnh sinh đẻ 2 năm một lứa. Thời gian mang thai của lợn vòi cái dài tới 13 tháng.

Lợn vòi đạt độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục vào khoảng 3-5 tuổi. Lợn vòi cái khỏe mạnh sinh đẻ 2 năm một lứa. Thời gian mang thai của lợn vòi cái dài tới 13 tháng.

Tuổi thọ tự nhiên của lợn vòi là khoảng 25-30 năm, cả trong tự nhiên lẫn trong vườn thú.

Tuổi thọ tự nhiên của lợn vòi là khoảng 25-30 năm, cả trong tự nhiên lẫn trong vườn thú.

Điều đáng ngạc nhiên, lợn vòi là loài rất chung tình. Trong cả cuộc đời của chúng, chỉ có một bạn tình duy nhất, mặc dù chỉ trong thời gian giao phối chúng mới ở cạnh nhau.

Điều đáng ngạc nhiên, lợn vòi là loài rất chung tình. Trong cả cuộc đời của chúng, chỉ có một bạn tình duy nhất, mặc dù chỉ trong thời gian giao phối chúng mới ở cạnh nhau.

Khi lợn vòi cái nuôi con, thì lợn vòi đực sống một mình.

Khi lợn vòi cái nuôi con, thì lợn vòi đực sống một mình.

Mặc dù sống trong các cánh rừng khô, nhưng lợn vòi cũng thường xuyên dầm mình trong nước, ăn các loại cỏ mềm, tìm nơi trú ẩn khỏi các kẻ thù cũng như làm mát cơ thể.

Mặc dù sống trong các cánh rừng khô, nhưng lợn vòi cũng thường xuyên dầm mình trong nước, ăn các loại cỏ mềm, tìm nơi trú ẩn khỏi các kẻ thù cũng như làm mát cơ thể.

Những con lợn vòi gần các nguồn nước sẽ bơi, lặn xuống đáy và đi dọc theo lòng sông để kiếm ăn, cũng như lặn xuống nước để các loài cá nhỏ bắt sinh vật ký sinh khỏi cơ thể đồ sộ của chúng.

Những con lợn vòi gần các nguồn nước sẽ bơi, lặn xuống đáy và đi dọc theo lòng sông để kiếm ăn, cũng như lặn xuống nước để các loài cá nhỏ bắt sinh vật ký sinh khỏi cơ thể đồ sộ của chúng.

Cùng với việc lội nước, lợn vòi cũng thường dầm mình trong các vũng bùn, giúp chúng làm mát và loại bỏ côn trùng trên cơ thể.

Cùng với việc lội nước, lợn vòi cũng thường dầm mình trong các vũng bùn, giúp chúng làm mát và loại bỏ côn trùng trên cơ thể.

Lợn vòi thích ăn các loại quả, lá cây, đặc biệt là lá non, mềm. Mỗi ngày, chúng ăn tới 40kg thức ăn.

Lợn vòi thích ăn các loại quả, lá cây, đặc biệt là lá non, mềm. Mỗi ngày, chúng ăn tới 40kg thức ăn.

Chúng chủ yếu đi kiếm ăn về đêm hay lúc hoàng hôn.

Chúng chủ yếu đi kiếm ăn về đêm hay lúc hoàng hôn.

Mặc dù là loài vật hiền lành, nhưng những con vật khác khó bắt nạt được chúng, bởi chúng có lớp da dày trên phần lưng và cổ, bảo vệ chúng khỏi các đe dọa từ báo đốm Mỹ, cá sấu, trăn, hổ.

Mặc dù là loài vật hiền lành, nhưng những con vật khác khó bắt nạt được chúng, bởi chúng có lớp da dày trên phần lưng và cổ, bảo vệ chúng khỏi các đe dọa từ báo đốm Mỹ, cá sấu, trăn, hổ.

Tuy nhiên, việc săn bắn lấy thịt và da đã làm giảm đáng kể số lượng lợn vòi và gần đây là sự mất đi môi trường sống đã khiến lợn vòi được liệt kê trong danh sách nguy cấp.

Tuy nhiên, việc săn bắn lấy thịt và da đã làm giảm đáng kể số lượng lợn vòi và gần đây là sự mất đi môi trường sống đã khiến lợn vòi được liệt kê trong danh sách nguy cấp.

Bình luận
vtcnews.vn