• Zalo

Kiến nghị bỏ thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2014

Giáo dụcThứ Năm, 09/01/2014 07:28:00 +07:00Google News

(VTC News)- Đại diện các trường ĐH, CĐ ngoài công lập gửi kiến nghị lên Bộ GD-ĐT muốn được tự chủ tuyển sinh riêng từ ngay năm 2014 không cần trình đề án.

(VTC News)- Đại diện các trường ĐH, CĐ ngoài công lập gửi kiến nghị lên Bộ GD-ĐT muốn được tự chủ tuyển sinh riêng từ ngay năm 2014 không cần trình đề án.
Bộ ép trường thi "3 chung"?

Chiều nay 9/1, hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã họp để gửi Bộ GD-ĐT bản góp ý dự thảo quy định tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014.


GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng Bộ GD-ĐT chưa thực sự sẵn sàng trao ngay quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học nên đã đưa ra những yêu cầu quá phức tạp. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã vô tình buộc các trường phải chấp nhận kỳ thi chung.
GS Trần Hồng Quân
GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng Bộ đang không cho các trường thực sự tự chủ (Ảnh: Phạm Thịnh)
Ông Quân cho rằng tự chủ trong tuyển sinh là quyền đương nhiên của tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Bộ chỉ cần đưa ra quy định về công tác tuyển sinh, không nên bắt từng trường phải trình duyệt đề án thì mới công nhận quyền tự chủ tuyển sinh của họ.

Cách làm có thể tương tự như cách Bộ đã cho các trường từ năm 2001 được tự quyết định cho mình chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ GD –ĐT chỉ nên thực hiện hậu kiểm.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, phần lớn các cơ sở giáo dục đại học do quy mô tuyển sinh nhỏ, đơn ngành nên thường gặp khó khăn trong việc chuẩn bị đề thi nhưng lại hoàn toàn đủ năng lực để thực hiện công việc xét tuyển.

Do đó Bộ GD-ĐT nên xem xét tuyển (hoặc xét tuyển kết hợp với thi tuyển hạn chế) là phương thức tuyển sinh chủ yếu để giúp các trường nhanh chóng thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình.

Bộ cần công bố ngay quy định quốc gia về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục đại học (Luật giáo dục đại học gọi là chuẩn quốc gia).

Tất cả những học sinh đạt được chuẩn này đều đủ điều kiện cần để được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục đại học. Bên cạnh đó, điều kiện để thí sinh được vào học tại một trường cụ thể (căn cứ xét tuyển, điểm xét tuyển, nội dung thi, các kỳ thi bổ sung, kết quả học lực phổ thông, hạnh kiểm, năng lực xã hội…) thì phải dành cho các trường tự quyết định và tự công bố công khai, tùy theo đặc điểm ngành nghề và thương hiệu của mình.

GS Trần Hồng Quân nhấn mạnh: "Bộ không nên can thiệp quá sâu. Chính điều đó mới thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh thực sự của các cơ sở giáo dục đại học, theo đúng tinh thần của điều 34 luật giáo dục đại học".

Kinh nghiệm thế giới

Kinh nghiệm thế giới cho thấy chuẩn trình độ đầu vào của các cơ sở giáo dục đại học thường được nhiều quốc gia lựa chọn là văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc các văn bằng tương đương khác (như trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, trung học các ngành năng khiếu…).

Rất nhiều trường đại học của nước ngoài như Australia, Trung Quốc, Thái Lan, Hà Lan….đều chọn chuẩn này khi tuyển sinh tại Việt Nam. Tại Pháp tất cả các đại học đều chọn chuẩn trình độ đầu vào là bằng trung học phổ thông.

Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước cũng có thể đưa ra quy định về chuẩn đầu vào đối với một số trường cụ thể nhưng đó phải là những trường công danh tiếng.

Ví dụ chính quyền bang California (Hoa kỳ) chỉ cho các trường thuộc hệ thống UC được nhận nguồn tuyển từ top 1/8 đứng đầu danh sách thí sinh trúng tuyển.

Bộ chỉ nên xem kỳ thi chung do Bộ tổ chức (cả hiện nay cũng như sau này) như là một dịch vụ công ích cần thiết để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học để giúp họ thể hiện quyền tự do dân chủ tuyển sinh của mình, như điều 34 luật giáo dục đại học quy định.

Do đó, tất cả các cơ sở giáo dục đại học phải được quyền hưởng dịch vụ công ích này, tức là phải được quyền sử dụng hoàn toàn, sử dụng một phần hay không sử dụng kết quả của kỳ thi đó.

Bộ không nên ép các trường nếu muốn sử dụng các kết quả của kỳ thi chung thì phải đăng ký và phải chấp nhận luật chơi riêng của Bộ. Bộ cũng không nên tuyên bố sẽ chấm dứt chức năng trên từ sau năm 2016.
thi đại học
Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập kiến nghị muốn được tuyển sinh riêng ngay từ năm 2014 không cần trình đề án để Bộ phê duyệt 
Trên thế giới, tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, kỳ thi chung vẫn được nhà nước đứng ra tổ chức. 

Đặc biệt ở hoa kỳ, dịch vụ thi tuyển sinh SAT và ACT do 2 tổ chức phi lợi nhuận được nhà nước cho phép thực hiện vẫn được tổ chức nhiều lần trong một năm từ nhiều năm nay để cung cấp kết quả thi làm cơ sở cho các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ thực hiện việc xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với thi tuyển hạn chế.

“Việc này người ta làm từ lâu rồi, lẽ nào Việt Nam không làm được”, GS Trần Hồng Quân đặt ra câu hỏi.

Ông Quân cho biết, để giảm phiền hà tốn kén cho người học, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập ủng hộ đề án Bộ trước đây về việc nhập hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh làm một.

Bên cạnh đó, Bộ cần thực hiện trao quyền tự chủ xét tuyển cho các cơ sở giáo dục đại học. Kinh nghiệm Việt Nam và thế gới cho thấy thời gian 2 năm đủ để triển khai công việc này.

» Lịch thi chính thức ĐH, CĐ năm 2014
» Tuyển sinh 2014: Trường nào được tăng học phí?
» Tuyển sinh 2014: Dưới điểm sàn vẫn đỗ đại học

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn