(VTC News) – Đó là khẳng định của ông Nguyễn Viết Trường, Phó trưởng ban Bồi thường, Giải phóng mặt bằng quận Hoàng Mai về vụ việc san lấp mộ ở Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) .
Theo ông Trường, về sự việc này, UBND quận Hoàng Mai đã có văn bản báo cáo đến UBND TP Hà Nội, trong đó khẳng định việc hàng trăm ngôi mộ bị san lấp trong đêm là không đúng sự thật. “Khi san lấp gần đến một ngôi mộ, chủ đầu tư đã phát hiện và tiến hành di dời chứ không hề san lấp”.
Sau khi xảy ra sự việc, UBND quận đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quy đình, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc san lấp.
Ông Trường cho biết, trong quá trình giải phóng mặt bằng, đa số người dân đồng tình ủng hộ, đã có 85/88 hộ nhận tiền đền bù, còn 3 hộ chưa nhận là do lý do riêng, về việc này quận đã có văn bản chỉ đạo cắm mốc, xác định diện tích GPMB; yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc san lấp mặt bằng và xây dựng khi được được phép của cấp có thẩm quyền đồng thời yêu cầu UBND phường Hoàng Liệt đẩy nhanh công tác đền bù.
Về việc san lấp cát của chủ đầu tư, ông Trường cho biết: “Chủ đầu tư đã lý giải rằng việc san lấp cát là san lấp vùng trũng để làm đường và làm cống thoát nước phục vụ dân sinh trong khu vực. Tôi cho rằng hành động này chưa đúng nhưng không vi phạm trình tự thủ tục vì đơn vị này chưa hề thi công”.
Đối với 01 ngôi mộ bị ảnh hưởng, ông Trường cho biết, khi san lấp đơn vị thi công đã phát hiện và đã tiến hành di dời đi chỗ khác và đã hỗ trợ bồi thường chứ không phải là bỏ qua, san lấp, như vậy “không có chuyện đơn vị thi công lấp mộ tại đây”.
Ngày 13/3, UBND phường Hoàng Liệt nhận được đơn kiến nghị của 6 hộ dân, kiến nghị việc đơn vị thi công “san lấp làm biến dạng làm mất và biến dạng mộ”, trong đó có hộ nhà ông Nguyễn Văn Vinh (51 tuổi). Qua kiểm tra, xác minh tại Bản tự kê khai để GPMB ngày 10/3/2011, ông Nguyễn Văn Vinh chỉ khai nhận rằng đây là đất nông nghiệp nhận theo NĐ64 – CP và dùng vào mục đích chuyên canh rau muống. Ngoài ra các tài sản trên đất, mồ mả phải di dời đều không có.
Trong biên bản họp giải quyết sự việc ngày 14/3 tại UBND phường Hoàng Liệt đã ghi nhận lời của ông Nguyễn Văn Vinh: “Hiện gia đình đã tìm thấy mộ, yêu cầu thực hiện GPMB theo đúng quy định”. Như vậy, hoàn toàn không có việc nhà ông Vinh bị san lấp mộ như đơn kiến nghị.
Đối việc ông Nguyễn Phúc Hưng kiến nghị việc “Trong dự án, gia đình ông có 07 ngôi mộ, đã tìm được 03 ngôi, còn 04 ngôi chưa tìm lại được”, ông Nguyễn Viết Trường cho rằng, trong biên bản kê khai từ trước, gia đình ông Hưng chỉ có 03 ngôi mộ chứ không phải có 07 ngôi.
Điều đáng nói là việc người dân phản ánh có hàng loạt ngôi mộ bị san lấp nhưng chỉ có 6 hộ kiến nghị, trong số đó có nhiều hộ đã xác nhận tại biên bản là đã tìm lấy mộ hoặc mộ nhà mình mới chỉ ảnh hưởng chứ không hề có xác nhận là bị san lấp, theo đó con số hàng trăm ngôi mộ mà người dân phản ánh là bị san lấp rất đáng nghi ngờ (!?)
Sáng 16/3, phía chủ đầu tư đã tập hợp những người dân có phản ánh bị san lấp mộ đến hiện trường để cùng nhau đào lên kiểm tra và khẳng định "nếu trường hợp có mộ bị lấp sẽ tiến hành di dời và xin lỗi người dân". Tuy nhiên, rất đông người dân ở đây đã bức xúc, không hợp tác và gây sức ép khi không cho máy xúc tiến hành đào tìm mộ và yêu cầu phải “chọn ngày lành tháng đẹp” khiến cho kế hoạch này bị phá vỡ.
Sáng 17/3, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức một cuộc họp giữa các bên liên quan và người dân để làm rõ vụ việc. Dự kiến, sang tuần tới, UBND quận Hoàng Mai sẽ có văn bản kết luận chính thức về vụ việc.
Được biết, khu đất này được thu hồi để đầu tư xây dựng dự án Sân đỗ máy bay trực thăng phòng chống khủng bố trên nóc nhà cao tầng, hạ tầng, nhà ở cho CBCS các Cục Nghiệp vụ Bộ Công an.
Nguyễn Dũng
Theo ông Trường, về sự việc này, UBND quận Hoàng Mai đã có văn bản báo cáo đến UBND TP Hà Nội, trong đó khẳng định việc hàng trăm ngôi mộ bị san lấp trong đêm là không đúng sự thật. “Khi san lấp gần đến một ngôi mộ, chủ đầu tư đã phát hiện và tiến hành di dời chứ không hề san lấp”.
Sau khi xảy ra sự việc, UBND quận đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quy đình, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc san lấp.
Việc san lấp chỉ mới đến gần những ngôi mộ chứ chưa bị san lấp. |
Ông Trường cho biết, trong quá trình giải phóng mặt bằng, đa số người dân đồng tình ủng hộ, đã có 85/88 hộ nhận tiền đền bù, còn 3 hộ chưa nhận là do lý do riêng, về việc này quận đã có văn bản chỉ đạo cắm mốc, xác định diện tích GPMB; yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc san lấp mặt bằng và xây dựng khi được được phép của cấp có thẩm quyền đồng thời yêu cầu UBND phường Hoàng Liệt đẩy nhanh công tác đền bù.
Về việc san lấp cát của chủ đầu tư, ông Trường cho biết: “Chủ đầu tư đã lý giải rằng việc san lấp cát là san lấp vùng trũng để làm đường và làm cống thoát nước phục vụ dân sinh trong khu vực. Tôi cho rằng hành động này chưa đúng nhưng không vi phạm trình tự thủ tục vì đơn vị này chưa hề thi công”.
Đối với 01 ngôi mộ bị ảnh hưởng, ông Trường cho biết, khi san lấp đơn vị thi công đã phát hiện và đã tiến hành di dời đi chỗ khác và đã hỗ trợ bồi thường chứ không phải là bỏ qua, san lấp, như vậy “không có chuyện đơn vị thi công lấp mộ tại đây”.
Trích đoạn Bản kê tài sản của mộ hộ dân, trước khi xảy ra sự việc kê khai là không có mộ, nhưng sau khi xảy ra việc san lấp đã làm đơn kiến nghị gửi chính quyền cho rằng mộ gia đình mình bị san lấp! |
Ngày 13/3, UBND phường Hoàng Liệt nhận được đơn kiến nghị của 6 hộ dân, kiến nghị việc đơn vị thi công “san lấp làm biến dạng làm mất và biến dạng mộ”, trong đó có hộ nhà ông Nguyễn Văn Vinh (51 tuổi). Qua kiểm tra, xác minh tại Bản tự kê khai để GPMB ngày 10/3/2011, ông Nguyễn Văn Vinh chỉ khai nhận rằng đây là đất nông nghiệp nhận theo NĐ64 – CP và dùng vào mục đích chuyên canh rau muống. Ngoài ra các tài sản trên đất, mồ mả phải di dời đều không có.
Trong biên bản họp giải quyết sự việc ngày 14/3 tại UBND phường Hoàng Liệt đã ghi nhận lời của ông Nguyễn Văn Vinh: “Hiện gia đình đã tìm thấy mộ, yêu cầu thực hiện GPMB theo đúng quy định”. Như vậy, hoàn toàn không có việc nhà ông Vinh bị san lấp mộ như đơn kiến nghị.
Đối việc ông Nguyễn Phúc Hưng kiến nghị việc “Trong dự án, gia đình ông có 07 ngôi mộ, đã tìm được 03 ngôi, còn 04 ngôi chưa tìm lại được”, ông Nguyễn Viết Trường cho rằng, trong biên bản kê khai từ trước, gia đình ông Hưng chỉ có 03 ngôi mộ chứ không phải có 07 ngôi.
Điều đáng nói là việc người dân phản ánh có hàng loạt ngôi mộ bị san lấp nhưng chỉ có 6 hộ kiến nghị, trong số đó có nhiều hộ đã xác nhận tại biên bản là đã tìm lấy mộ hoặc mộ nhà mình mới chỉ ảnh hưởng chứ không hề có xác nhận là bị san lấp, theo đó con số hàng trăm ngôi mộ mà người dân phản ánh là bị san lấp rất đáng nghi ngờ (!?)
Người dân đã ngăn cản máy xúc của đơn vị thi công đi tìm mộ với lý do "phải chọn ngày lành tháng tốt". |
Sáng 16/3, phía chủ đầu tư đã tập hợp những người dân có phản ánh bị san lấp mộ đến hiện trường để cùng nhau đào lên kiểm tra và khẳng định "nếu trường hợp có mộ bị lấp sẽ tiến hành di dời và xin lỗi người dân". Tuy nhiên, rất đông người dân ở đây đã bức xúc, không hợp tác và gây sức ép khi không cho máy xúc tiến hành đào tìm mộ và yêu cầu phải “chọn ngày lành tháng đẹp” khiến cho kế hoạch này bị phá vỡ.
Sáng 17/3, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức một cuộc họp giữa các bên liên quan và người dân để làm rõ vụ việc. Dự kiến, sang tuần tới, UBND quận Hoàng Mai sẽ có văn bản kết luận chính thức về vụ việc.
Được biết, khu đất này được thu hồi để đầu tư xây dựng dự án Sân đỗ máy bay trực thăng phòng chống khủng bố trên nóc nhà cao tầng, hạ tầng, nhà ở cho CBCS các Cục Nghiệp vụ Bộ Công an.
Nguyễn Dũng
Bình luận