Giò lụa là món ăn truyền thống được làm từ thịt lợn giã nhuyễn, đem gói chặt và luộc chín. Giò có hương thơm hấp dẫn và vị ngọt tự nhiên của thịt, là món ăn được rất nhiều người yêu thích.
Khi mua giò, nên chọn loại thật mịn hay có lỗ? Câu hỏi này được nhiều người đặt ra do nhận thấy một số cây giò có bề mặt mịn màng và rất đặc, một số cây khác lại bị rỗ, với nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt.
Khi mua giò, nên chọn loại mịn, đặc hay có lỗ?
Theo chia sẻ của PSG.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội trên Tri thức & Cuộc sống, miếng giò ngon là những miếng có đột ướt nhất định, khi cắt có độ mịn và bề mặt có vài lỗ rỗ nhỏ. Những lỗ rỗ đó xuất hiện là do các lớp bọc không khí tạo thành trong quá trình làm giò. Khi luộc, những bọc không khí này bục ra, tạo thành các điểm rỗ trên bề mặt.
Khoanh giò có độ ướt chứng tỏ sản phẩm được làm từ loại thịt tươi ngon và là giò mới làm. Miếng giò như vậy cũng chứng tỏ được làm từ thịt nguyên chất, không pha hàn the hay các loại hoá chất khác.
Do đó, người tiêu dùng nên chọn mua những miếng giò còn ẩm, mềm và có vài lỗ rỗ nhỏ, sẽ ngon hơn những miếng hoàn toàn đặc và mịn.

Khi mua giò, nên chọn loại mịn, đặc hay có lỗ? (Ảnh minh hoạ: Pinterest)
Cách phân biệt giò ngon và giò pha hàn the
Nhiều nhà sản xuất giò pha thêm hàn the cũng như hoá chất khác để tạo độ dai, giòn và bảo quản được lâu. Bạn có thể áp dụng một vài mẹo phân biệt giò ngon với giò pha hàn the dưới đây khi đi chợ:
- Giò ngon: Có màu trắng ngà hoặc ngả sang màu hồng nhạt; bề mặt có vài lỗ rỗ. Khi cắt ra, bạn sẽ thấy miếng giò có cảm giác mịn, hơi ướt và có mùi thơm thoang thoảng của thịt. Miếng giò ngon khi ăn sẽ hơi giòn, mềm mềm và có vị ngọt tự nhiên.
- Giò pha hàn the có bề mặt mịn màng bất thường, ít thơm; khi đun nóng lên có dấu hiệu bở hoặc xuất hiện ít bột, cảm giác không ngon.
Cũng theo chia sẻ của PSG.TS Nguyễn Duy Thịnh, hàn the không mùi, không vị, giúp tăng cường liên kết cấu trúc mạng của tinh bột và protein, làm giảm độ bở, tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm được chế biến. Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều hàn the sẽ gây hại sức khoẻ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lượng lớn hàn the có thể gây nhiễm độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê, suy thận hay dấu hiệu kích thích màng não...
Hàn the là hoá chất thuộc nhóm độc trung bình, nếu tích luỹ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá, hấp thu cũng như làm suy yếu các cơ quan khác trong cơ thể, biểu hiện bằng các dấu hiệu như: Ăn không ngon, giảm cân bất thường, tiêu chảy nhẹ, suy thận...
Do đó, khi mua giò, tốt nhất bạn nên lựa chọn các cửa hàng hay người bán uy tín.
Phẫn nộ8
Xúc động2
Độc đáo27
Bổ ích5
Sáng tạo49 đã tặng
Bình luận (20)
Hệ thống giáo dục nên quay lại căn bản hai ý của cổ nhân xưa. hai ý là:
1.Trăm hay không bằng tay quen.
2.tiên học lễ, hậu học văn.
Rất chí lý!
Ý kiến rất xác đáng. VN ta ngành nghề nào cũng thừa "Thầy" thiếu "Thợ", kể cả giáo dục hiện nay.
vợ tôi không phải là thạc sỹ nhưng luôn là giao viên dạy giỏi thực chất. rất buồn xã hội mình là chuẩn hóa bằng chứng chỉ, bằng câp mà ko thực chất , toàn rởm. ai cũng biết mà che mắt, bịt tai lại
từ trước tới giờ giáo viên không có bằng thạc sĩ họ vẫn dạy tốt vậy đối hỏi phải có bằng thạc sĩ tạo lao đồ sắm
Cần "Nâng tầm nhìn, tầm cao mới!" nhưng quên đi cái cần là sự thành thạo của những việc "lặt vặt hàng ngày" của giáo viên trường làng trước trách nhiệm của nhà mô phạm với học sinh, với xã hội trong cùng lúc phải lo "cơm áo gạo tiền" cho gia đình! Hãy đi trên mặt đất gồ ghề với tâm huyết, tình thương dành cho "thế hệ tương lai của đất nước", đừng bay trên "văn bằng nhưng xa rời thực tế".
Bằng cấp cao thấp dù quan trọng nhưng không quan trọng bằng kiến thức dùng đúng chỗ, xử lý tình huống đúng môi trường... Chỉ có người thầy có kiến thức , có đạo đức sư phạm mới làm được .... Còn bằng cấp cao mà không có 2 điều trên thì chỉ để phá hoại.