Trước đó, phiên tòa phúc thẩm được mở từ ngày 15/12/2014 theo đơn kháng cáo của 20 bị cáo, kháng nghị của Viện kiểm sát và kháng cáo của hàng loạt cá nhân, tổ chức được xác định là người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Đại án 4000 tỷ đồng
Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, khi là cán bộ tín dụng tại ngân hàng VietinBank – chi nhánh TP.HCM, Huỳnh Thị Huyền Như đã đứng ra vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Do kinh doanh thua lỗ, Như mất khả năng thanh toán.
Để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 – 9/2011, Như đã làm giả 8 con dấu của các đơn vị, công ty, sử dụng các con dấu giả này để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, tự đứng ra thỏa thuận mức lãi suất cao để lập 110 hợp đồng tiền gửi, cùng nhiều hồ sơ mở tài khoản, rút tiền... chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân tổng cộng 3.986 tỷ đồng.
Tháng 1/2014, TAND TP.HCM tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án tù chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, các bị cáo còn lại lãnh án từ 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc Huyền Như và một số bị cáo đồng phạm tội lừa đảo phải liên đới bồi thường
60 đơn kháng cáo
Sau khi tòa tuyên án, 20 bị cáo, 11 nguyên đơn dân sự và người bị hại, 29 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án có đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét. VKSND TP.HCM cũng có văn bản kháng nghị đề nghị cấp phúc thẩm tăng hình phạt với 2 bị cáo trong vụ án.
Tại tòa, được HĐXX mời lên trình bày nội dung kháng cáo, Huyền Như cho biết bản thân không kháng cáo, bị cáo chấp nhận phán quyết của tòa sơ thẩm, bị cáo chỉ “xin lại” một căn nhà trong số tài sản bị kê biên cho bà Nguyễn Thị Lang (SN 1950, mẹ Huyền Như) để bà giúp Như nuôi con nhỏ.
Các bị cáo còn lại đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh, hình phạt và trách nhiệm dân sự đối với hành vi cho vay lãi nặng trong vụ án.
Huyền Như có phạm tội tham ô?
Tại phiên tòa phúc thẩm, phần xét hỏi và tranh luận diễn ra khá căng thẳng, kéo dài suốt 2 tuần lễ. HĐXX và VKS, các luật sư đã dành khá nhiều thời gian tập trung thẩm vấn để làm rõ hơn một số hành vi, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của Huyền Như trong vụ án.
Cụ thể, HĐXX đã tập trung làm rõ các vấn đề như: Huyền Như có phải là người có chức vụ, quyền hạn ở Vietinbank hay không? Tài khoản các cá nhân, đơn vị gửi tiền được mở ở đâu? Có hợp pháp hay không? Tiền của các nguyên đơn dân sự, người bị hại ở đâu trước khi bị Như chiếm đoạt? Mức lãi suất thỏa thuận trong và ngoài hợp đồng được Như thỏa thuận ra sao? Thủ đoạn rút tiền của Như diễn ra như thế nào?...
Phiên tòa tranh luận nảy lửa giữa hai luồng quan điểm trái chiều, một bên là quan điểm của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank và bên kia là bảo vệ cho những đơn vị, cá nhân đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Liệu Huyền Như có phạm tội tham ô tài sản hay không? Trách nhiệm liên quan đến khoản tiền gần 4.000 tỷ đồng bị thiệt hại được giải quyết ra sao? Hôm nay, HĐXX sẽ đưa ra phán quyết.
Theo VNN
Đại án 4000 tỷ đồng
Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, khi là cán bộ tín dụng tại ngân hàng VietinBank – chi nhánh TP.HCM, Huỳnh Thị Huyền Như đã đứng ra vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Do kinh doanh thua lỗ, Như mất khả năng thanh toán.
Các luật sư tham gia phiên tòa. |
Để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 – 9/2011, Như đã làm giả 8 con dấu của các đơn vị, công ty, sử dụng các con dấu giả này để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, tự đứng ra thỏa thuận mức lãi suất cao để lập 110 hợp đồng tiền gửi, cùng nhiều hồ sơ mở tài khoản, rút tiền... chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân tổng cộng 3.986 tỷ đồng.
Tháng 1/2014, TAND TP.HCM tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án tù chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, các bị cáo còn lại lãnh án từ 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, HĐXX tuyên buộc Huyền Như và một số bị cáo đồng phạm tội lừa đảo phải liên đới bồi thường
60 đơn kháng cáo
Sau khi tòa tuyên án, 20 bị cáo, 11 nguyên đơn dân sự và người bị hại, 29 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án có đơn kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét. VKSND TP.HCM cũng có văn bản kháng nghị đề nghị cấp phúc thẩm tăng hình phạt với 2 bị cáo trong vụ án.
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm. |
Tại tòa, được HĐXX mời lên trình bày nội dung kháng cáo, Huyền Như cho biết bản thân không kháng cáo, bị cáo chấp nhận phán quyết của tòa sơ thẩm, bị cáo chỉ “xin lại” một căn nhà trong số tài sản bị kê biên cho bà Nguyễn Thị Lang (SN 1950, mẹ Huyền Như) để bà giúp Như nuôi con nhỏ.
Các bị cáo còn lại đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh, hình phạt và trách nhiệm dân sự đối với hành vi cho vay lãi nặng trong vụ án.
Huyền Như có phạm tội tham ô?
Tại phiên tòa phúc thẩm, phần xét hỏi và tranh luận diễn ra khá căng thẳng, kéo dài suốt 2 tuần lễ. HĐXX và VKS, các luật sư đã dành khá nhiều thời gian tập trung thẩm vấn để làm rõ hơn một số hành vi, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của Huyền Như trong vụ án.
Cụ thể, HĐXX đã tập trung làm rõ các vấn đề như: Huyền Như có phải là người có chức vụ, quyền hạn ở Vietinbank hay không? Tài khoản các cá nhân, đơn vị gửi tiền được mở ở đâu? Có hợp pháp hay không? Tiền của các nguyên đơn dân sự, người bị hại ở đâu trước khi bị Như chiếm đoạt? Mức lãi suất thỏa thuận trong và ngoài hợp đồng được Như thỏa thuận ra sao? Thủ đoạn rút tiền của Như diễn ra như thế nào?...
Phiên tòa tranh luận nảy lửa giữa hai luồng quan điểm trái chiều, một bên là quan điểm của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank và bên kia là bảo vệ cho những đơn vị, cá nhân đã bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Liệu Huyền Như có phạm tội tham ô tài sản hay không? Trách nhiệm liên quan đến khoản tiền gần 4.000 tỷ đồng bị thiệt hại được giải quyết ra sao? Hôm nay, HĐXX sẽ đưa ra phán quyết.
Theo VNN
Bình luận